Vì sao đôi khi chúng ta bị mất giọng khi vừa ngủ dậy?
Vì sao ngay sau khi la hét bạn vẫn có thể nói được nhưng sau đó có thể bị mất giọng trong khoảng nửa ngày? Nếu bạn có một ngày nói to và la hét nhiều, sáng hôm sau thức dậy bạn có thể bị mất giọng.
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về giọng nói, rồi sẽ xem điều gì xảy ra sau khi la hét.
Giọng nói phát ra bằng cách nào?
Khi một người nói, hát, quát to hoặc la hét, các âm thanh phát ra do các dây thanh rung rất nhanh.
Dây thanh là hai nếp gấp nhỏ của cơ trong thanh quản, thanh quản nằm ở phía trước cổ của bạn. Dây thanh tạo ra âm thanh do chúng rung nhiều lần trong một giây.
Hãy cảm nhận dây thanh rung khi bạn phát ra âm thanh.
Hãy thử đặt ngón tay lên giữa cổ và nói “aaa”, bạn sẽ cảm nhận được dây thanh rung lên. Nếu bạn nói “aaa” liên tục rồi thay đổi cao độ lên, xuống, bạn sẽ thấy thanh quản đi lên và đi xuống.
Dây thanh làm việc vất vả
Khi bạn phát ra âm thanh, dây thanh mở ra và đóng lại nhiều lần trong một giây (chuyển động ra xa nhau và lại gần nhau) để cho luồng không khí rung lên. Chuyển động đóng mở dây thanh giống như bạn áp hai lòng bàn tay vào nhau sau đo tách hay bàn tay ra nhưng các ngón tay vẫn chạm vào nhau. Mỗi lần đóng và mở là một lần rung.
Dây thanh: mở và đóng.
Dây thanh của một người trưởng thành mở và đóng khoảng 120 lần mỗi giây khi phát ra âm “aaa”. Dây thanh của trẻ em mở và đóng nhiều lần hơn mỗi giây so với người lớn. Dây thanh của trẻ em cũng nhỏ hơn của người lớn. Đó là lý do vì sao giọng của trẻ em cao hơn.
Video đang HOT
Ví dụ một cậu bé 11 tuổi sẽ có dây thanh mở và đóng khoảng 237 lần/ giây khi nói âm “aaa”, tức là nếu cậu bé này phát ra âm “aaa” trong vòng 1 phút thì dây thanh sẽ rung 14.220 lần, còn trong vòng 1 giờ thì sẽ là 853.200 lần rung!
Bây giờ hãy hình dung bình thường chúng ta nói như thế nào và bạn có thể thấy dây thanh của bạn mỗi ngày rung hàng nghìn lần.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nói to hoặc la hét?
Khi bạn la hét, bạn làm cho dây thanh va đập mạnh vào nhau khi rung. Hãy tưởng tượng bạn vỗ mạnh hay bàn tay vào nhau nhiều lần, tay sẽ đỏ, đau rát và sưng. Điều tương tự cũng xảy ra với dây thanh khi bạn quát to hoặc la hét. Dây thanh không thể rung bình thường được nữa nếu chúng bị sưng, vì thế âm thanh bạn phát ra sẽ không giống lúc bình thường. Đôi khi dây thanh vẫn bị sưng và đau nhiều giờ sau khi la hét.
Đó là lý do vì sao bạn vẫn có thể nói được ngay sau khi la hét nhưng ngày hôm sau có thể bị khản giọng hoặc mất tiếng.
Nếu vậy thì phải làm gì?
Nếu bạn thức dậy và bị mất giọng thì cách tốt nhất là hãy chăm sóc nhẹ nhàng cho thanh quản, nói ít và nói nhỏ (nhưng không nói thầm, vì nói thầm càng đẩy các dây thanh xít vào nhau) và uống thật nhiều nước.
Độ tuổi ảnh hưởng đến giọng nói.
Khi cần nói gì với ai, hãy đến gần người đó để nói được nhỏ chứ đừng ở xa và cố nói to. Nói từ xa và nói khi có âm thanh khác chen vào khiến bạn bạn phải nói to lên mà có khi không nhận ra là mình đang bắt thanh quản làm việc quá sức.
Nói nhỏ, nói ít và uống nhiều nước, rồi giọng nói của bạn sẽ trở lại bình thường. Nếu sau vài ngày bạn vẫn không khỏi, hãy đến gặp bác sĩ để xem bạn có bị vấn đề gì cần chữa trị không.
Phạm Hường
7 dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp khi mang thai
Nhận biết các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong lựa chọn phương pháp điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi về nội tiết tố, hormone relaxin tăng lên kéo theo việc co bóp và tiêu hóa thức ăn bị ứ trệ, tăng sản sinh lượng axit là nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai gây tổn thương đến thanh quản, thực quản, dạ dày, miệng, cơ quan hô hấp. Bệnh thường kéo dài, diễn biến thầm lặng nên khiến bà bầu chủ quan và đánh giá sai tính chất của bệnh.
Trào ngược dạ dày có thể tiến triển, để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp khi mang thai.
1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Khi mang thai, mẹ bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường sẽ có dấu hiệu ợ hơi thường xuyên. Đây là dấu hiệu cơ thể đẩy bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài để giảm bớt sự khó chịu cho dạ dày.
Tình trạng ợ nóng là do dịch acid dạ dày trào ngược và tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác cơ thể nóng rát từ xương ức tới cổ họng. Ngoài ra, do tính chất axit khi trào ngược khiến người bệnh ợ chua, cảm giác chua ở miệng khi ợ.
2. Nóng dạ dày là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Nóng dạ dày là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở cả phụ nữ mang thai và những người bình thường.
Người bệnh có cảm giác cồn cào, nóng và khó chịu trong bụng. Tình trạng này xảy ra do lượng axit trong dạ dày nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây tổn thương dạ dày và sinh sôi nhiều vi khuẩn có hại, cảm giác nóng dạ dày rõ rệt.
3. Đau tức ngực
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra đau tức ngực, axit dạ dày tràn lên thực quản khiến mẹ bầu cảm thấy căng tức, ngực đau và khó chịu.
4. Khó nuốt
Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai là cảm giác khó nuốt, nuốt đau, vướng ở cổ của mẹ bầu. Dấu hiệu này xảy ra do sự tiếp xúc giữa thực quản và axit dạ dày khiến niêm mạc thực quản bị sưng tấy, viêm và ống dẫn thức ăn trở nên hẹp hơn nên khiến người bệnh khó nuốt.
5. Khàn giọng và ho
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản có thể kéo theo ho liên tục, khàn giọng. Ho và khàn giọng xảy ra do dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với axit dạ dày là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
Khi cơ thể có phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này tuy nhiên cũng khiến mẹ bầu phải nuốt nhiều khí hơn, dễ gây ợ nóng, ợ hơi.
6. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản rõ ràng nhất ở phụ nữ mang thai. Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược từ dạ dày vào khoang miệng khiến mẹ bầu buồn nôn và nôn. Dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến tình trạng buồn nôn xảy ra thường xuyên làm bà bầu mệt mỏi, không muốn ăn.
7. Đắng miệng
Một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp là tình trạng đắng miệng của người bệnh. Dấu hiệu này xảy ra do tình trạng trào ngược dạ dày khiến van môn vị đóng mở quá mức, dịch mật trào ngược từ tá tràng vào dạ dày theo axit lên thực quản vào tới khoang miệng khiến mẹ bầu cảm giác đắng miệng.
Cảm giác đắng miệng ở mẹ bầu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Trên đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp mẹ bầu phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị, giảm triệu chứng hiệu quả.
Phương Nguyễn
Bị khàn giọng kéo dài, nên đi gặp bác sĩ ngay! Ung thư họng liên quan đến thanh quản, dây thanh âm và các bộ phận khác của cổ họng. Nếu nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói và lo lắng về các dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn của ung thư vòm họng, hãy gặp bác sĩ ngay! - Ảnh minh họa: Shutterstock Điều cần thiết là phải thận trọng trong việc...