Vì sao đoàn nghệ thuật Triều Tiên chọn đi bộ sang Hàn Quốc biểu diễn?
Đoàn nghệ thuật 140 người của Triều Tiên có thể sẽ đi bộ qua biên giới để sang Hàn Quốc biểu diễn vào tháng tới, Yonhap dẫn lời giới chức Hàn Quốc cho biết.
Làng đình chiến Panmunjom (Ảnh: Yonhap)
Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 15/1 đã đạt được thỏa thuận về việc Bình Nhưỡng sẽ cử đoàn nghệ thuật gồm 140 thành viên biểu diễn tại Thế vận hội mùa Đông diễn ra Seoul vào tháng 2 tới.
Theo thỏa thuận, đoàn nghệ thuật của Triều Tiên sẽ biểu diễn tại Seoul và Gangneung, thành phố cách thủ đô Seoul khoảng 240km.
Phía Hàn Quốc cho biết, Bình Nhưỡng đã đề nghị cho phép đoàn nghệ thuật của họ đi bộ qua biên giới ở làng đình chiến Panmunjom khi tới biểu diễn tại Thế vận hội. Làng đình chiến này nằm bên trong Khu phi quân sự (DMZ), một dải đất trải dài khoảng 5km ngăn cách Hàn Quốc và Triều Tiên.
Về đề nghị đi bộ qua biên giới, chính phủ Hàn Quốc sẽ cần tham vấn thêm trước khi đồng ý với Bình Nhưỡng.
Giới chuyên gia cho rằng, động thái đi bộ qua biên giới có thể là hành động mang tính biểu tượng thể hiện sự hòa giải giữa hai miền.
“Triều Tiên muốn cho thế giới thấy rằng chuyến đi qua Panmunjom, biểu tượng của sự đối đầu, sẽ báo trước tương lai tươi mới và hòa hợp với Hàn Quốc”, Cheong Seong-chang, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Sejong nhận định.
Video đang HOT
Các thành viên thuộc đoàn nghệ thuật Mansudae của Triều Tiên (Ảnh: KCNA/AP)
Kể từ năm 2000, Hàn Quốc và Triều Tiên từng sử dụng đường bộ ở phía đông và phía tây cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Một trong các tuyến đường đó là tuyến đường dẫn đến khu công nghiệp chung Kaesong.
Kim Yong-hyun, giáo sư thuộc Đại học Dongguk nhận định: “Triều Tiên dường như đang cố gắng cho cả thế giới thấy họ là một quốc gia bình thường, tôn trọng hòa bình thông qua chuyến đi của đoàn nghệ thuật qua làng đình chiến Panmunjom. Thông điệp của họ rõ ràng nhằm vào Mỹ”.
Ông Kim cho rằng, Bình Nhưỡng có thể không muốn sử dụng tuyến đường dẫn đến khu công nghiệp Kaesong, biểu tượng hòa giải kinh tế 2 miền, bởi Seoul đã đóng cửa khu công nghiệp này từ cuối 2016. Trước khi tuyến đường được mở lại, Panmunjom được coi là cửa ngõ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Minh Phương
Theo Dantri
Người phụ nữ duy nhất trong cuộc hội đàm liên Triều
Cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 15/1 đã diễn ra tốt đẹp. Sự xuất hiện của người phụ nữ duy nhất trong phái đoàn của Triều Tiên gây nhiều sự chú ý.
Cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 15/1 với sự tham gia của người phụ nữ duy nhất. (Ảnh: Yonhap)
Theo AFP, cuộc hội đàm liên Triều cấp chuyên viên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra hôm qua 15/1 tại Tongil Pavilion ở làng đình chiến Panmunjom.
Trong số 4 đại diện của Triều Tiên tham gia đàm phán là bà Hyon Song Wol, trưởng ban nhạc nữ Moranbong nổi tiếng của Triều Tiên. Bà mặt một bộ váy màu xanh, ngồi kế bên trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Kwon Hyok Bong. Bà Hyon Song-wol là người phụ nữ duy nhất tham gia cuộc đàm phán với vai trò phó trưởng đoàn của Triều Tiên.
Trưởng ban nhạc Moranbong
Ngoài sứ mệnh nghệ thuật, ban nhạc Moranbong của bà Hyon còn được coi là công cụ ngoại giao quan trọng của Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. (Ảnh: Getty)
Bà Hyon Song Wol được biết đến là trưởng ban nhạc toàn nữ Moranbon, ban nhạc nữ nổi tiếng đầu tiên của Triều Tiên.
Ban nhạc gồm 10 thành viên này được thành lập năm 2012. Moranbong là nhóm nhạc nữ biểu diễn pop, rock và phong cách kết hợp hiện đại với truyền thống, ngoài ra phong cách thời trang của họ cũng khá hiện đại. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đã đích thân chọn thành viên cho nhóm nhạc này.
Ngoài phục vụ các sự kiện lớn tại Triều Tiên, ban nhạc này cũng tham gia vào các chuyến lưu diễn ở quốc gia láng giềng như Trung Quốc.
Người phụ nữ quyền lực
Bà Hyon là ủy viên trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. (Ảnh: Youtube)
Bà Hyon được cho là khoảng 40 tuổi. Không chỉ là một nghệ sĩ, bà còn được cho là có tầm ảnh hưởng chính trị.
Năm ngoái, bà được bổ nhiệm vào Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Ngoài ra, bà cũng giữ cấp tá trong Quân đội nhân dân Triều Tiên. Các thành viên trong ban nhạc của bà cũng đều là những người có chức vụ cao trong quân đội Triều Tiên. Moranbong ngoài vai trò làm nghệ thuật cũng được coi là một công cụ ngoại giao hữu hiệu của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên với các nước láng giềng như Trung Quốc.
Năm 2013, bà Hyon từng bị đồn đoán bị tử hình khi ban nhạc của bà bất ngờ không xuất hiện một thời gian dài. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bác bỏ đồn đoán này và thực tế ban nhạc của bà tiếp tục biểu diễn trong các sự kiện lớn sau đó.
Triều Tiên ngày 15/1 nhất trí cử một đoàn biểu diễn nghệ thuật gồm 140 người tham dự Thế vận hội mùa đông Pyeong tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng tới.
Thỏa thuận trên đạt được sau cuộc hội đàm cấp chuyên viên diễn ra hôm qua giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Đây là cuộc đàm phán thứ hai chỉ trong vòng một tuần giữa hai bên.
Minh Phương
Theo AFP, Korea Times
Theo Dantri
Mỹ tăng cường hiện diện quanh bán đảo Triều Tiên Mỹ đang tăng cường sự hiện diện xung quanh bán đảo Triều Tiên trước kỳ Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng tới bằng cách điều các máy bay ném bom tàng hình, ít nhất 1 tàu sân bay bổ sung và một tàu đổ bộ mới vào khu vực. Mỹ đang tăng cường sự hiện...