Vì sao đô đốc Nguyễn Văn Hiến xin hưởng án treo?
“Về hành chính, tôi là chỉ huy cao nhất. Nhưng về lãnh đạo, tôi là người chấp hành nghị quyết”, đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói tại tòa phúc thẩm.
Sáng 10/12, Tòa án quân sự Trung ương xem xét đơn kháng án của bị cáo Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Đinh Ngọc Hệ (cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) và 5 bị cáo trong vụ án Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng trong 49 năm đối với 3 lô đất nằm trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM.
Tại tòa, ông Nguyễn Văn Hiến và một số bị cáo khác xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hưởng án treo. Còn Đinh Ngọc Hệ và Trần Trọng Tuấn kháng cáo kêu oan.
Ông Hiến thừa nhận trách nhiệm
Dành gần 20 phút để nêu lý do kháng cáo, đô đốc Nguyễn Văn Hiến cho rằng tòa sơ thẩm chưa đánh giá hết bối cảnh, nguyên nhân, tính chất, mức độ và vai trò của ông trong vụ án cũng như chưa xem xét toàn diện các tình tiết giảm nhẹ về nhân thân.
Ông Hiến cho biết trước phiên phúc thẩm, bị cáo đã cung cấp thêm một số tài liệu liên quan vụ án làm căn cứ để HĐXX xem xét.
Bị cáo Nguyễn Văn Hiến tại phiên xử sáng 10/12. Ảnh: TTQS.
Nói về bối cảnh khi 3 lô đất của Quân chủng Hải quân trên đường Tôn Đức Thắng được bàn giao cho đối tác, bị cáo Nguyễn Văn Hiến cho rằng tòa sơ thẩm chưa đánh giá hết vai trò của ông.
“Về hành chính, tôi là chỉ huy cao nhất. Nhưng về lãnh đạo, tôi là người chấp hành nghị quyết”, ông Hiến nói và cho biết việc sử dụng đất đai để làm kinh tế là vấn đề nhạy cảm và quan trọng. Do đó, bị cáo kiến nghị HĐXX xem xét thêm nghị quyết để đánh giá vai trò liên quan của ông trong vụ án.
Đô đốc lý giải nghị quyết đã chỉ thị rõ cách lựa chọn đối tác, phương thức hợp tác đầu tư cũng như thời gian giao đất 49 năm và giao ai chỉ huy việc hợp tác.
Video đang HOT
Ngoài ra, bị cáo Hiến cũng cho rằng HĐXX cấp sơ thẩm quy kết chưa phù hợp khi đánh giá bị cáo với tư cách Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã thiếu kiểm tra đôn đốc, không chỉ đạo kiểm tra năng lực đối tác, không kiểm tra việc góp vốn, phê duyệt các văn bản cấp dưới trình ký dẫn đến việc quân chủng mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất.
“Tôi có kiểm tra và có chỉ đạo cụ thể. Sau đó, tôi chỉ thị thành lập đoàn kiểm tra tất cả dự án, trong đó có dự án về khu đất”, ông Hiến trình bày và chỉ thừa nhận bản thân “chưa đủ sát sao, quyết liệt”.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hiến còn cho rằng tòa sơ thẩm chưa áp dụng hết tình tiết giảm nhẹ về nhân thân, cụ thể là công lao và đóng góp của ông trong quá trình công tác. Bị cáo mong cấp phúc thẩm áp dụng thêm các tình tiết này, trong đó có việc xem xét ông từng có nhiều huân huy chương.
Đối với việc khắc phục hậu quả vụ án, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng tòa sơ thẩm cũng chưa áp dụng tình tiết này khi lượng hình. “Trong đó có số tiền 438 tỷ được Công ty Hải Thành nộp về cho quân chủng chưa được tòa sơ thẩm nêu”, bị cáo liệt kê.
Vì sao Đinh Ngọc Hệ kêu oan?
Trả lời HĐXX về lý do kháng cáo kêu oan, bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo Phạm Văn Diệt cùng Vũ Thị Hoan đều khai không đúng sự thật.
Đinh Ngọc Hệ trình bày bị cáo và Diệt chỉ có mối quan hệ ngoài xã hội, không như lời anh Diệt nói là “quan hệ giữa ông chủ và người giúp việc”.
“Vũ Thị Hoan là con chị gái ruột kêu tôi bằng cậu, nhưng tôi không nhờ Hoan làm Giám đốc Công ty Yên Khánh”, Đinh Ngọc Hệ nói và xin giữ nguyên các lời khai trước đây về việc những chữ ký của bị cáo trong các văn bản, quyết định liên quan vụ án đều không trái pháp luật.
“Tôi cho rằng lỗi trong vụ việc này không phải của tôi, là lỗi của các bị cáo thuộc quân chủng”, Đinh Ngọc Hệ trình bày.
Đinh Ngọc Hệ kháng cáo kêu oan. Ảnh: TTQS.
Ngoài ra, ông Hệ cũng cho rằng các cá nhân tại Công ty Yên Khánh đã làm đúng quy định của Luật đất đai và Luật doanh nghiệp, không có hành vi lừa đảo. Do đó, bị cáo đánh giá bản án của tòa sơ thẩm chưa phù hợp.
Đối đáp tại tòa phúc thẩm, các bị cáo Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan cùng khẳng định Đinh Ngọc Hệ thành lập Công ty Yên Khánh và chỉ đạo các công việc liên quan doanh nghiệp này.
“Ông Hệ nhờ bị cáo đứng tên làm Giám đốc Công ty Yên Khánh. Còn tất cả công việc đều do ông Hệ điều hành”, Vũ Thị Hoan trình bày. Còn bị cáo Diệt nói ông ta là người làm công ăn lương cho công ty do ông Hệ thành lập, chỉ có quan hệ cấp dưới và cấp trên.
Chiều nay, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo.
Tại phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân tuyên phạt đô đốc Nguyễn Văn Hiến 4 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”, cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Bùi Như Thiềm lĩnh 9 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Các bị cáo còn lại lĩnh các mức án 4-15 năm tù.
Nữ sinh làm giám đốc coi Út 'trọc' như cha, nói gì cũng nghe
Trả lời thẩm vấn của luật sư, Vũ Thị Hoan nghen ngao khai: Bị cáo coi ông He nhu cha, noi gi cung nghe.
Phiên xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến và Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc) cùng các đồng phạm hôm nay tiếp tục với phần thẩm vấn.
Theo cáo buộc, năm 2005, Đinh Ngọc Hệ nhờ cháu là Vũ Thị Hoan (khi đó đang là sinh viên năm thứ nhất, hệ cao đẳng, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) đứng tên giám đốc, người đại diện theo pháp luật để thành lập công ty Yên Khánh. Mọi việc nữ sinh viên làm đều theo chỉ đạo của Hệ.
Hoan nghen ngao khai trước tòa: Bị cáo coi ông He nhu cha, noi gi cung nghe.
Khi đung ten thanh lap cong ty Yen Khanh, bi cao khong đong đong von nao. Cho ngoi lam viec cua bi cao la chung voi cac nhan vien ke toan khac, khong đuoc huong loi ich gi va chi đuoc nhan luong cua nhan vien ke toan.
Bi cao nghi mình chỉ đung ten ho, khong biet va khong tham gia cac cuoc hop. Bản chất công ty Yên Khánh là của bị cáo Hệ, nên 2 can ho công ty mua là để cho vợ cả (đã ly hôn) và con của bị cáo Hệ ở. Ông He có quyen quyet đinh ve tai san nay.
Tra loi cau hoi cua luat su ngay sau đo, bi cao Đinh Ngoc He khai, Hoan nói về tai san khong đung.
Cựu Thứ trưởng xin chịu trách nhiệm trước nhân dân
Theo cáo trạng, Bộ trưởng Quốc phòng đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị "không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất".
Nhưng do cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến không kiểm tra đôn đốc và các bị cáo không nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng nên công ty Hải Thành của Quân chủng Hải quân (QCHQ) vẫn góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất số 7 - 9 là hơn 503 tỷ đồng, dẫn đến bị Hệ và đồng phạm lừa đảo, đem thế chấp lô đất tại ngân hàng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến tại tòa
Trả lời thẩm vấn của luật sư, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến nhận phần lỗi của mình, xin chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật và đồng đội. Ông được đào tạo về quân sự 9 năm, nhưng chưa từng qua trường lớp quản lý kinh tế nào.
Là chỉ huy cấp quân chủng, những năm làm Tư lệnh QCHQ, bị cáo còn là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, rồi theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng tham gia một lớp nghiên cứu sinh đặc biệt.
Từ 2005 - 2015, bị cáo được tặng thưởng huân chương Sao vàng, Anh hùng LLVT thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Hồ Chí Minh về thành tích nghiên cứu các cụm chiến đấu ở quần đảo Trường Sa, huân chương Bảo vệ Tổ quốc...
Bị cáo không hoàn toàn đồng ý việc cáo trạng quy kết bị cáo khong thuc hien viec kiem tra.
Theo lời khai của ông Nguyễn Văn Hiến, bị cáo đa ra lenh tong kiem tra tat ca du an lam kinh te, cong ty Hai Thanh theo chi thi kiem tra cua Tu lenh Hai quan ve viec chap hanh cac quy đinh cua phap luat, cua Bo, Quan chung.
Dù vậy vẫn chua đu sat sao, quyet liet nen bị cáo đã nhan khuyet điem.
Cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến xin hưởng án treo Toà án Quân sự Trung ương xét kháng cáo xin được cải tạo không giam giữ hoặc hưởng án treo của cựu thứ trưởng Quốc phòng, cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến, ngày 10/12. Như ông Hiến, ông Bùi Như Thiềm, cựu trưởng phòng Kinh tế Quân chủng Hải quân và ông Bùi Văn Nga, cựu giám đốc Công ty TNHH một thành...