Vì sao đem 500 triệu mua túi hiệu có lời hơn mua nhà mua đất: Sự khác biệt trong cách tiêu tiền khiến người giàu ngày càng giàu
Tiếp xúc với Đoan Khang rồi mới biết lý do vì sao cô nàng sẵn lòng chi mạnh cho những thú vui của mình đến thế.
Nhắc đến những món đồ chơi hypebeast của giới nhà giàu, không thể nào ngó lơ các chú Bearbrick với đủ kích thước và màu sắc. Để sở hữu một chú Bearbrick bạn phải bỏ ra ít nhất là tiền triệu, chục triệu hay thậm chí là trăm triệu và cả tỷ nếu là những chú gấu thuộc hàng hiếm có khó tìm.
Cũng vì lẽ đó, khi những đoạn video trưng trổ 20 chú Bearbrick mua cho con trai trị giá 1 tỷ của một cô gái lên sóng TikTok, dân tình đã được dậy sóng. Hàng loạt những comment bên dưới đều là truy lùng profile, hỏi han cô nàng này là ai, làm gì mà có nhiều tiền để chi mạnh đến thế.
BST gồm 20 chú Bearbrick với giá 1 tỷ của một cô gái lên sóng TikTok khiến dân mạng chú ý
Chủ nhân của video trên nhanh chóng được tìm thấy là Đoan Khang – một “tay chơi” Bearbrick có tiếng
Liên hệ với chủ nhân của loạt Bearbrick đang gây sốt cõi mạng, Đoan Khang (SN: 1994) phủ nhận hoàn toàn những ý kiến cho rằng mình đang khoe mẽ, phí tiền vào những món đồ chơi vô bổ.
“Mỗi người đều có một cách sống, một cách tiêu tiền khác nhau. Bearbrick hay đồ chơi đắt tiền cũng thế, ai không hiểu về thú vui này mới nghĩ là phí tiền. Cảm giác săn được món hàng đắt đỏ, hiếm có khó tìm lại là một cái cảm giác “gây nghiện” với những bạn đam mê sưu tầm như mình và mình chỉ đang chia sẻ đam mê ấy đến với mọi người mà thôi” – nữ chủ nhân của BST đắt giá chia sẻ về những ý kiến trái chiều cô nàng nhận được.
Bắt đầu sưu tầm Bearbrick từ năm 2019, đến hiện tại Đoan Khang đang sở hữu 150 chú “gấu” với nhiều màu sắc, kích thước. Với cô nàng, mỗi chú Bearbrick đều gắn với một kỉ niệm khác nhau. Trong số đó, có những chú là hàng hiếm có, khó tìm với số lượng hạn chế mà Đoan Khang phải mất công sức rất nhiều mới có thể “tậu” về được.
Video đang HOT
Một góc BST Bearbrick 150 con của Đoan Khang
Thế nhưng, “đắt giá” nhất BST của cô nàng vẫn là chú Bearbrick phiên bản “My First Baby Bearbrick Medicom Toy 15th Anniversary” 1000% được chồng tặng vào ngày con trai Rico ra đời. Ở thời điểm hiện tại, chú gấu này có giá thành khoảng 6000 đô (gần 135 triệu). Ngoài ra, trong nhà Đoan Khang còn có cả một tủ “gấu thương binh” – hậu quả những lần đạp đổ, cắn, cào của con trai.
Con trai Rico của cô nàng bên cạnh chú Bearbrick “My First Baby Bearbrick Medicom Toy 15th Anniversary” 1000% có giá 6000 đô
Tất nhiên, ngoài số lượng Bearbrick khổng lồ, nhiều người cũng vô cùng tò mò, không biết tiền ở đâu Đoan Khang có mà “chơi lớn” đến vậy. Hay cô nàng là vợ đại gia, rich kid nào chăng?
Trả lời câu hỏi trên, Đoan Khang cho biết bản thân mình chỉ là một người kinh doanh bình thường. Số tiền để sưu tầm Bearbrick đều là do cô nàng kiếm được từ việc bán buôn đồ hiệu và đầu tư. Song, cách đầu tư của cô lại có phần hơi… lạ đời hơn đa số mọi người một chút.
“Tùy theo hoàn cảnh, khi có 500 triệu từng người sẽ có cách tiêu như mua xe sang, nhà đất. Với mình hiện tại, khi đã có đủ nhà và xe, nếu có 500 triệu nhàn rỗi, mình chọn mua túi hiệu như Chanel, Hermes… hay Bearbrick. Đa số những món đồ xa xỉ mình dùng, đều có xu hướng đầu tư hơn là tận hưởng đơn thuần” – Đoan Khang tâm sự.
Đa số những món đồ xa xỉ Đoan Khang dùng đều có xu hướng đầu tư hơn là tận hưởng đơn thuần
Nghe lạ đời như thế, song những lợi nhuận từ hình thức đầu tư cho hàng hiệu được Đoan Khang chia sẻ lại vô cùng lớn lao. Theo cô nàng, khi sở hữu những sản phẩm mà trên thế giới chỉ có số lượng nhất định trước hết sẽ có lợi cho hình ảnh cá nhân và công việc của cô hơn là sở hữu những miếng đất, hay những căn chung cư cùng tầm giá.
Mặt khác, Đoan Khang cũng cho biết đa phần những món đồ hiệu do cô chọn lựa đều có khả năng thanh khoản và sinh lời rất cao tại thị trường Việt Nam và cả thế giới những năm gần đây. Trong số đó phải kể đến những chiếc túi cô chọn lựa, đa phần sau 1 năm sử dụng đều có thể bán lại, mà giá trị còn tăng hơn 20-30% so với lúc mua mới.
Không chỉ đem lại tính tích cực cho hình ảnh cá nhân của Đoan Khang, những món đồ xa xỉ còn có tính thanh khoản cao
Về phần Bearbrick, theo Đoan Khang chia sẻ, đây sản phẩm trưng bày nên gần như với phương pháp bảo quản tốt sẽ không có khấu hao mà còn sinh lời. Đơn cử như những chú Bearbrick cô nàng mua hồi 2019 hay đầu 2021 đây thôi, đều đang lãi cao hơn so với giá tiền lúc mới “tậu” rất nhiều, có chú còn lãi tính bằng mấy lần.
“Khách hàng của mình có nhiều người giàu và người nổi tiếng. Có người từng chi hàng tỷ đồng vào cửa hàng của mình chỉ để mua cùng 1 loại dép, khác màu và chất liệu mà thôi. Mình nhận ra người giàu có cách tiêu tiền khác biệt với người chưa có điều kiện nhiều lắm. Người giàu luôn biết tạo ra tài sản ngay cả khi đang ‘tiêu sản’.” – Đoan Khang nhận định về sự khác biệt trong cách chi tiêu của người giàu và người chưa đủ điều kiện.
Theo Đoan Khang, người giàu luôn biết tạo ra tài sản ngay cả khi đang “tiêu sản”
Ảnh: NVCC
design: thủy tiên
Đưa 100 nghìn sai vợ đi chợ đãi khách 8 người ăn, nhưng nhìn làn thực phẩm với mảnh giấy trên tay cô mang về mà anh "chết nhục"
"Chỉ trích vợ 1 hồi về cách tiêu tiền, mãi sau anh ấy rút ví 100 nghìn đưa cho em gắt gỏng: 'Đấy, cầm thêm từng này rồi đi mua đồ về nấu cho chu đáo vào, đừng có làm mất mặt chồng'...", người vợ kể.
Khi chồng quá phân biệt tiền tôi tiền cô, cậy mình là người làm ra tài chính mà xem thường vợ, người phụ nào cũng sẽ đều thấy bị tổn thương. Tới một thời điểm nhất định, bằng một cách nào đó nhất định phụ nữ sẽ có cách đáp trả của riêng mình mà đôi khi đàn ông "trở tay" không kịp. Giống câu chuyện của người vợ trẻ tên K.L dưới đây chẳng hạn.
L. kể: " Số em hơi đen, vừa nghỉ hết cữ tính đi làm lại thì công ty chuyển trụ sở cách xa nhà em 20km. Lương em vốn đã không cao mà đi làm xa thế thấy không ổn, trong khi con còn quá nhỏ nên em quyết định nghỉ thêm 1 thời gian nữa để chăm cho con cứng cáp hẳn cho khỏi phải thuê giúp việc. Chồng em cũng tán thành với quyết định đó của vợ. Thực tế thu nhập của chồng em khá ổn, vợ chồng chi tiêu khéo thì vẫn dành ra được 1 khoản tích lũy chứ không tới mức quá khó khăn.
Tiếc rằng thực tế lại không đơn giản như em nghĩ. Trong thời gian em ở nhà trông con không có lương, chồng liền thay đổi thái độ với vợ. Trước đây chi tiêu gia đình chủ yếu bằng lương của em và lấy thêm 1 phần nhỏ của anh ấy, còn lại thì để tích lũy. Giờ mọi chi tiêu phải dùng bằng lương chồng nên anh bắt đầu quay ra tính toán, xét nét vợ" .
Bài chia sẻ của người vợ
L. chia sẻ, từ khi nghỉ việc ở nhà chăm con, cô mới cảm nhận rõ ràng nhất về cảnh sống phụ thuộc tài chính là như thế nào. Trước đây khi đi làm có lương, cô luôn nghĩ vợ chồng là một, kinh tế là của chung. Vậy nhưng giờ cô không có thu nhập chồng cô gần như không còn tiếng nói trong gia đình bởi chồng cô luôn cho rằng bản thân kiếm ra tiền, anh có toàn quyền quyết định mọi việc.
L. kể tiếp: " Cách đây 1 tuần, chồng em bảo vợ đi chợ nấu cơm khách, anh ấy có vài người bạn tới chơi. Vì trong tháng con ốm nhiều, em tiêu âm tiền cũng nói rõ như thế, nhắc chồng đưa thêm, vậy mà anh đỏ mặt bảo: 'Tiền tiêu có quy định, tháng tôi đưa bao nhiêu chỉ tiêu từng đó. Thiếu tự bù, tôi nói rồi'.
Chỉ trích vợ 1 hồi về cách tiêu tiền, mãi sau anh ấy rút ví 100k đưa cho em gắt gỏng: 'Đấy, cầm thêm từng này rồi đi mua đồ về nấu cho chu đáo vào, đừng có làm mất mặt chồng'.
Em không đôi co thêm với anh ấy nữa mà cầm làn đi chợ. Chồng em dặn làm nồi lẩu 8 người ăn, em mua rau dưa, tôm mực, cua ghẹ đầy đủ không thiếu thứ gì. Chồng em nhìn đắc ý lắm, anh bảo: 'Đấy cứ kêu hết tiền... chẳng qua muốn moi thêm của chồng chứ tôi lạ gì'.
Để cho chồng nói xong, em mới chỉ vào chục mớ rau trong làn bảo: '100 nghìn anh đưa tôi chỉ mua được chục mớ rau thôi. Còn lại thực phẩm hết 7 trăm nghìn là tôi mua nợ người ta đó'.
Ảnh minh họa
Vừa nói em vừa đưa cho chồng mảnh giấy ghi các khoản đã mua chịu, cân lạng, giá cả thế nào em ghi cụ thể rõ ràng. Chồng em cáu quát nhặng mắng vợ sao lại đi mua chịu. Lúc ấy em mới về phòng lấy cuốn sổ ghi chép chi tiêu hàng ngày đưa cho chồng và bảo: 'Anh tưởng 8 triệu 1 tháng anh đưa vợ là to vậy à? Từ mai anh tự cầm tiền mà chi tiêu cho tiết kiệm được đúng ý chứ tôi chịu không đáp ứng được yêu cầu của anh'.
Nói xong em đưa con về ngoại mặc cho chồng tự nấu nướng đón bạn. Chẳng biết mấy hôm sau anh nghĩ ngợi thế nào mới gọi bảo vợ về cầm tiền trả cho mấy chỗ em mua chịu đồ ăn kia nhưng em kệ".
Nền tảng của hôn nhân là vợ chồng phải xem nhau như 1, mỗi người gánh một trọng trách riêng, cùng 1 mục tiêu chung là xây đắp tổ ấm. Ngược lại, khi chồng kiếm ra tiền mà tự cho mình quyền xem thường vai trò của vợ thì cuộc hôn nhân ấy khó bền vững.
Một CEO nổi tiếng đưa ra quan điểm dùng tiền: Nếu ai chế giễu bạn keo kiệt, bủn xỉn thì cứ kệ họ đi Quan điểm về cách dùng tiền khi khởi nghiệp của vị CEO này đang khiến dư luận đưa ra nhiều tranh cãi. Một trong những bài học được mọi người rút ra nhiều nhất dạo gần đây chính là cần phải tiết kiệm tiền. Người ta vẫn thường hay nói học cách kiếm tiền khó một, thì học cách tiêu tiền khó đến...