“Vì sao để 2 trùm ma túy Lóng Luông hoành hành nhiều năm?”
Tướng công an Lê Văn Cương cho răng trong nhiêu vu an ma tuy lơn, “ông trùm” co quan hê vơi lanh đao đia phương dân đên đanh an rât kho khăn.
Toàn cảnh cuộc đấu súng tiêu diệt 2 trùm ma túy ở Lóng Luông
Để chống trả 300 cảnh sát, Tuân và đồng bọn sử dụng súng AK, lựu đạn, xăng và bình gas cố thủ trong boong-ke bắn trả. Sau 2 ngày, trùm ma túy bị tiêu diệt.
Chiều 2.7, “sào huyệt” của hai trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận tại bản Tà Dê ( xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La) bị san phẳng. Hai nghi phạm với 6 bản truy nã bị tiêu diệt kết thúc nỗi ám ảnh đối với người dân bản Tà Dê.
Chiến công của lực lượng cảnh sát đã được người dân nghi nhận. Nhưng trả lời Zing.vn, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược ( Bộ Công an) cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương khi để hai trùm ma túy ngang ngược hoành hành, đe dọa đến tính mạng người dân suốt nhiều năm qua.
Án ma túy đánh phải thắng, không được nửa vời
Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định tội phạm hình sự có hàng trăm loại nhưng tội phạm ma túy là nguy hiểm nhất. Hình phạt đối với những “trùm ma túy” gieo cái chết trắng rất cao từ chung thân đến tử hình nên tội phạm ma túy xác định bị bắt đồng nghĩa với chết. Chúng sẵn sàng chống trả, quyết “một mất một còn” với lực lượng truy bắt.
Tướng Cương nói rằng trong vụ trấn áp tội phạm ma túy đối với hai tên Tuân và Thuận ở Lóng Luông nói riêng, đánh án đường dây ma túy lớn nói riêng, các chiến sĩ công an rất dũng cảm. Sinh nghề tử nghiệp, họ chấp nhận rời mái ấm để đi vào nơi nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh tính mạng. Đó là sự hy sinh cao cả cho Tổ quốc nhằm bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Lê Hiếu
“Hy sinh thời chiến hay thời bình đều vĩ đại cả. Tôi rất ngưỡng mộ cảnh sát hình sự trong những vụ đánh án ma túy lớn. Có nhiều chiến sĩ đã hy sinh rất anh dũng để ngăn cản cái chết trắng. Ma túy là cuộc chiến nguy hiểm nhất”, tướng Cương chi sẻ.
Việc để hai trùm ma túy ngang ngược, hoành hành, đe dọa, ức hiếp người dân chừng ấy năm phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương. Họ đã làm hết trách nhiệm? Thiếu tướng Lê Văn Cương
Nói về câu hỏi tại sao chuyên án trấn áp Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận chậm trễ, thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đây là vụ rất lớn, nguy hiểm. Hai trùm ma túy hoạt động ở Lóng Luông không phải một ngày, một tháng mà có cả thời gian dài nên chuyên án lập ra phải rất cẩn trọng.
Thứ nhất, đây là hai tên trùm ma túy xuyên quốc gia. Có tiền, có hàng trắng, chúng quy phục được rất nhiều đàn em sẵn sàng chết thay khi bị bị tấn công. Hơn nữa, những tên này sống ở Tà Dê nhiều năm, rất am hiểu địa hình. Công an, người lạ vào chúng lường biết trước hết.
Thứ hai, xã Lóng Luông (Vân Hồ, Sơn La) gần biên giới Lào. Thực tế cho thấy, nước bạn Lào đấu tranh ma túy không quyết liệt như Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong phối hợp.
Theo tướng Cương, phần lớn các đối tượng buôn bán ma túy xuyên quốc gia đều có đường dây, không hoạt động riêng lẻ. Nhiều đối tượng mưu mô, xảo quyệt, thậm chí còn tạo dựng quan hệ tốt với các công dân nước ngoài để có đường lui sau này. Trong vụ trấn áp tại bản Tà Dê, nếu sơ xuất để hai tên trùm ma túy này chạy thoát sang Lào thì rất nguy hiểm.
Sào huyệt của hai trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận. Ảnh: Văn Chương
Đấu tranh phòng chống ma túy khác với đấu tranh với tội phạm cướp của giết người. Đối tượng cướp của giết người bắt là xong, không bắt được lần này thì vây ráp tiếp. Riêng tội phạm ma túy nếu bắt non, để chạy thoát, chúng và đường dây sẽ hoạt động tinh vi và nguy hiểm hơn.
Đánh tội phạm ma túy không cho phép thất bại và đánh nửa vời. Điều đó rất nguy hiểm Thiếu tướng Lê Văn Cương
Tướng Cương chia sẻ khi công an nắm được đường đi nước bước của chúng, xác định được có bao nhiêu người tham gia, vũ khí của chúng có những gì việc trấn áp mới thực hiện thành công được. Ngoài ra, các chuyên án ở địa bàn phức tạp còn phải phát động quần chúng nữa.
Lóng Luông chủ yếu là bà con người Mông. Nếu bà con không ủng hộ lực lượng thì cũng rất khó để triệt phá tội phạm.
Hơn nữa, khi triệt phá phải tính toán làm sao để không ảnh hưởng đến người dân, tránh tổn thất lực lượng.
Địa phương đã làm hết trách nhiệm?
Nguyên Viện trưởng Chiến lược Bộ Công an cho rằng trong chuyên án tại xã Lóng Luông phải thừa nhận hệ thống chính trị cơ sở tại tỉnh Sơn La yếu. Nếu hệ thống mạnh, Đảng ủy xã, chính quyền mạnh thì chắc chắn có thể hỗ trợ Bộ Công an phá án sớm hơn.
Nhiều vụ án ma túy lớn mà ông chứng kiến có người nhà của cán bộ địa phương tham gia. Vì vậy, dư luận hoàn toàn có lý khi đặt vấn đề trách nhiệm của chính quyền cơ sở khi để tội phạm ma túy hoành hành nhiều năm.
“Lóng Luông là địa bàn trọng điểm về ma túy. Tại sao Sơn La lại điểm nóng tồn tại lâu vậy. Phải xem xét xem từ tỉnh đến huyện, xã xem họ đã làm hết trách nhiệm chưa”, tướng Lê Văn Cương nói.
Sáng 27.6, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc 11 đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an tỉnh Sơn La đã bao vây sào huyệt của 2 trùm ma tuý Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận tại bản Tà Dê. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trong ngày 26.6, hơn 100 hộ dân trong bản Tà Dê đã được sơ tán đến nhà văn hóa bản Lóng Luông cách đó hơn 1 km.Dù đã được lực lượng công an vận động, hai trùm ma túy và đồng bọn không chịu đầu hàng mà dùng vũ khí chống trả và bị tiêu diệt. Được biết, Tuân và Thuận là thành phần đặc biệt nguy hiểm bị truy nã trong đường dây vận chuyển trái phép 2.700 bánh heroin.Năm năm trước, chúng về bản Tà Dê sống thường xuyên dùng súng dọa nạt người dân. Thậm chí, đám đàn em của Tuân còn manh động cầm súng đuổi theo bất cứ người lạ mặt nào dừng lại gần ngôi nhà của hai ông trùm.Thông tin từ cơ quan công an, tại hiện trường, lực lượng thu giữ tang vật gồm 49 khẩu súng quân dụng các loại, 17 quả lựu đạn, 29 ống giảm thanh và ống ngắm, 31 hộp tiếp đạn các loại bên trong chứa đầy đạn, khoảng 6.000 viên đạn các loại, 2 ống nhòm và nhiều vật chứng khác có liên quan.
Theo Văn Chương (Zing)
Cuộc thương thuyết của người mẹ với trùm ma túy ở Lóng Luông
Ngồi trong xe bọc thép của cảnh sát, bà Vượng liên tục kêu gọi con trai ra đầu thú để hưởng khoan hồng. Thế nhưng, đáp lại chỉ là những tiếng súng liên hồi.
Hai ngày sau khi Nguyễn Thanh Tuân (35 tuổi, ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị cảnh sát tiêu diệt, người thân ông trùm buôn bán heroin xuyên quốc gia mới hoàn tất thủ tục tiếp nhận và mai táng thi thể.
Nơi gia đình của Tuân sinh sống ở cách trung tâm Hà Nội chừng 50 km, ngôi nhà nằm lọt thỏm dưới chân dãy núi Ba Vì.
Quá khứ bí ẩn của "ông trùm"
Con đường làng quanh co, uốn lượn đi vào nhà của người thân Tuân sinh sống, hệt như cung đường đi vào bản Tà Dê, nơi "ông trùm" 35 tuổi xây dựng lô cốt để trốn truy nã.
Khác với những căn nhà trong thôn Lặt ở xã Yên Trung, ngôi nhà một tầng của bà Đinh Thị Vượng (mẹ Tuân) lợp mái đỏ khang trang, xây theo lối hiện đại. Khoảng sân rộng phía trước được lát gạch. Phía dưới ngôi nhà có tầng hầm đỗ được ôtô.
Căn nhà nơi người thân Tuân sinh sống ở xã Yên Trung. Ảnh: Hồng Đăng
Người dân xã Yên Trung chỉ biết đến Nguyễn Thanh Tuân - ông trùm của các đường dây ma túy lớn - kể từ lúc cuộc đột kích của hàng trăm cảnh sát vào sào huyệt của hắn ở bản Tà Dê được thông tin rộng rãi. Trước đó, Tuân là ai, làm nghề gì thì không ai hay biết.
Theo Công an xã Yên Trung, bà Vượng sinh được 2 con trai. Em trai Tuân đang thụ án tù 15 năm về tội ma túy. Cả nhà hiện làm nông nghiệp.
Năm 2003, Tuân kết hôn với cô gái cùng quê và sinh 2 con gái. Sau khi lập gia đình, anh ta rời quê. Người dân nơi đây chỉ biết thanh niên ngoài 20 tuổi đi làm thuê ở miền núi, lao động tự do.
Năm 2009, Nguyễn Thanh Tuân bất ngờ trở về địa phương và thay đổi nhiều. Tuân lái ôtô 7 chỗ về nhà. Hơn một năm sau, anh ta ngồi trên chiếc Forturner lái đi khắp nơi.
Quãng thời gian này, thanh niên 26 tuổi được nhiều người chú ý bởi khối tài sản lớn bất minh nói trên. Người thân của Tuân cũng được anh ta đưa nhiều tiền để xây nhà, mua sắm.
"Tuân không phá phách nhưng phong cách ăn mặc, hình dáng thay đổi. Anh ta thường xuất hiện với sợi xích to đeo ở cổ", một người dân kể.
Năm 2011, gia đình Tuân mua đất để xây dựng cơ ngơi mới khang trang. Ngôi nhà dưới chân núi Ba Vì bỗng nổi bật so với xung quanh.
Cuối năm đó, Công an Hà Nội về địa phương xác minh nghi phạm Nguyễn Thanh Tuân liên quan đến đường dây ma túy. Lúc này, Tuân không còn ở nhà.
Hai năm sau, công an địa phương bất ngờ nhận được lệnh truy nã Nguyễn Thanh Tuân của Công an tỉnh Quảng Ninh và Bộ Công an, về tội danh liên quan ma túy.
Một trong các lệnh truy nã Nguyễn Thanh Tuân. Ảnh: Hoàng Lam
Cuộc thương thuyết giữa thủ phủ ma túy
Trong gian phòng khách ngôi nhà, bà Vượng ngồi phủ phục trước ban thờ còn nghi ngút khói hương. Vợ và con gái của Nguyễn Thanh Tuân đầu vấn khăn tang. Thấy người lạ, những người trong nhà đưa ánh mắt dò xét.
Theo lời bà Vượng, Tuân chưa một lần về thăm nhà kể từ khi anh ta bị Công an tỉnh Quảng Ninh truy bắt theo lệnh truy nã. Bà kể 2 hôm trước, gia đình nhận được thi thể để tổ chức mai táng.
Nói về ngôi nhà ở bản Tà Dê, mẹ của Nguyễn Thanh Tuân kể có lần bà đã lên đó thăm con trai. "Tôi khuyên con ra đầu thú để hưởng khoan hồng, nhưng nó không chịu", bà Vượng kể.
Theo lời kể, Tuân nói với mẹ anh ta rằng bản thân đã mang trọng tội, khó thoát án tử như những đồng bọn trong đường dây đã bị bắt và xét xử. Tuân nói muốn sống thêm quãng ngày khi còn được tự do.
Dãy nhà Tuân lập thành boong-ke cố thủ cảnh sát. Ảnh: Hoàng Lam
Hôm 27.6, người nhà được công an địa phương thông báo về việc Tuân dùng vũ khí cố thủ cảnh sát trong ngôi nhà ở bàn Tà Dê. Cảnh sát sau đó đón bà Vượng vượt hơn 150 km đến thủ phủ ma túy Lóng Luông để thuyết phục Tuân ra đầu thú.
Lần thứ hai lên gặp con trai, bà Vượng không được gặp trực tiếp. Ngồi trong cabin xe bọc thép, bà phải dùng loa để gọi vào bên trong nhà.
"Tôi kêu gọi con ra đầu thú để được hưởng khoan hồng, nhưng không ai trả lời", bà Vượng vừa khóc vừa bảo bà gọi nhiều lần nhưng đáp lại chỉ là tiếng súng nổ chát chúa.
Người mẹ có con trai vướng lao lý vì ma túy chia sẻ, Tuân đã phải trả giá cho những tội lỗi gây ra. Gia đình hiện mong cuộc sống yên bình trở lại, để những đứa trẻ không còn bị ám ảnh bởi quá khứ.
Sáng 26.6, 300 cán bộ chiến sĩ thuộc Công an Sơn La và Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trang bị hỏa lực, 6 xe đặc chủng bao vây các căn nhà nơi 2 trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận cùng đàn em cố thủ ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La.Hai ngày vây ráp, lực lượng chức năng thuyết phục, người thân nhóm tội phạm kêu gọi ra đầu hàng. Tuy nhiên, Tuân và đàn em xả súng chống trả, đốt bình gas, can xăng ngăn cản.Sau khi tấn công hỏa lực, bơm nước vào hầm bí mật. Lực lượng chức năng bắt sống 3 người, 3 người khác bị tiêu diệt (trong đó có Tuân). Thuận cũng bị cảnh sát tiêu diệt trước đó.Khám nhà Tuân, công an thu thu 49 khẩu súng quân dụng, 17 quả lựu đạn, 31 hộp tiếp nạp đầy đạn, gần 7.000 viên đạn các loại, hàng chục ống giảm thanh và ống nhòm...
Theo Hoàng Lam (Zing)
Trùm ma túy Sơn La chuẩn bị 31 ống ngắm Tele, tẩu tán tài sản qua ngân hàng Theo Đại tá Phùng Tiến Triển (Phó giám đốc Công an tỉnh Sơn La, Phó ban chuyên án), công an còn ít khi lắp ống Tele để bắn tỉa nhưng hai trùm ma túy đã chuẩn bị với 31 ống ngắm. Trùm ma túy tẩu tán tài sản qua ngân hàng... . Toàn cảnh cuộc đấu súng tiêu diệt 2 trùm ma túy...