Vì sao dân Hong Kong nổi giận với Trung Quốc?
Hong Kong đang chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử, và mọi việc xuất phát từ nỗi giận dữ lẫn sợ hãi của họ trước chính sách của Bắc Kinh.
Ngày 29/9, trong lúc phong trào biểu tình và đụng độ dữ dội vẫn tiếp diễn ở Hong Kong, cựu đại sứ Úc tại Hàn Quốc Richard Broinowski cảnh báo tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn và thậm chí sẽ xảy ra đổ máu kinh hoàng nếu mọi việc không được kiểm soát.
Theo vị đại sứ này, hiện không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ở Hong Kong trong tương lai gần, tuy nhiên nhiều khả năng bạo lực vẫn sẽ tiếp diễn khi cảnh sát sử dụng biện pháp mạnh để đàn áp, và sinh viên cũng thề sẽ dùng vũ lực đáp trả.
Trong đêm qua, trung tâm tài chính sôi động nhất thế giới ở Hong Kong đã biến thành một bãi chiến trường khi cảnh sát mở nhiều đợt tấn công liên tiếp để giải tán hàng ngàn người biểu tình đang phong tỏa khu vực này.
Tâm điểm của cuộc xung đột hiện nay ở Hong Kong chính là mối quan hệ giữa đặc khu hành chính này với Trung Quốc đại lục, và nỗi sợ hãi về một quá khứ mà không ai muốn chứng kiến một lần nữa.
Mọi việc bắt đầu như thế nào?
Phong trào biểu tình ở Hong Kong bùng lên từ tuần trước khi hàng ngàn sinh viên đồng loạt bãi khóa để đòi nhà cầm quyền rút lại một quy định rất quan trọng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hong Kong tới đây.
Video đang HOT
Hàng ngàn người biểu tình đổ ra đường phong tỏa trung tâm Hong Kong
Theo quy định do Bắc Kinh đưa ra này, chỉ có những người được một ủy ban thân Trung Quốc đề cử mới được tham gia ứng cử trong cuộc bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017, trái với lời hứa về một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu mà Trung Quốc đưa ra trước đây.
Phong trào bãi khóa của sinh viên nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của người dân Hong Kong và các nhà hoạt động dân chủ khác, và các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo lực từ tối qua, khi 10.000 người đổ xuống đường tuần hành và vấp phải phản ứng bạo lực từ phía cảnh sát chống bạo động.
Chính quyền Hong Kong huy động cảnh sát chống bạo động để dẹp biểu tình
Tổng cộng đã có 26 người phải nhập viện và 78 người khác bị bắt trong các cuộc đụng độ, nơi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình không có vũ trang.
Vì sao người Hong Kong giận dữ?
Hong Kong từng là thuộc địa của Anh trong suốt 50 năm, và đến năm 1997, vùng đất phát triển và thịnh vượng này được trao trả lại cho Trung Quốc. Lúc đó, Trung Quốc đề ra chính sách “một đất nước, hai chế độ” để cho phép Hong Kong tự quyết các vấn đề của mình ngoại trừ vấn đề quốc phòng và quân sự.
Hơi cay và đạn cao su được cảnh sát sử dụng để ngăn chặn người biểu tình
Bắc Kinh cũng cho phép Hong Kong tổ chức cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017 bằng hình thức phổ thông đầu phiếu để người Hong Kong có thể tự lựa chọn nhà lãnh đạo cho riêng mình.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong hiện nay là Leung Chun-ying, một nhân vật được ủy ban thân Trung Quốc chọn ra nhưng không nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân.
Theo Khampha
Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Nga ở Ukraine
Hôm 21/9, hàng chục ngàn người đã biểu tình ở Moscow để phản đối sự tham gia của Nga trong cuộc xung đột Ukraine. Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên ở Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu cách đây 5 tháng ở các vùng Donetsk và Lugansk, phía đông Ukraine.
Những người biểu tình cùng với 2 lá cờ Nga và Ukraine đã tuần hành từ Quảng trường Pushkin tới Sakharov Boulevard ở trung tâm Moscow. Họ hô vang các khẩu hiệu "Không chiến tranh!" và "Đừng ngụy biện!", các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại thành phố St Petersburg và các thành phố khác của Nga.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Nga ở Ukraine
Cơ quan tổ chức cho biết họ hy vọng khoảng 50.000 người sẽ tham gia biểu tình, tố cáo "chính sách hiếu chiến với nước ngoài" của Nga. Cảnh sát thành phố đã tăng cường an ninh, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về bạo lực nghiêm trọng xảy ra. Trước đó, một số người ủng hộ ly khai thân Nga ở Ukraine cũng tổ chức cuộc biểu tình riêng của họ tại Moscow.
Cùng ngày, tướng Philip Breedlove, chỉ huy tối cao của NATO tại châu Âu, cho biết thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ Ukraine và ly khai đang tồn tại trên danh nghĩa. Ông nói rằng số lượng đạn pháo bắn ra gần đây tương đương với khoảng thời gian hai tuần trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
"Tình hình hiện tại ở Ukraine là không tốt. Số lượng các vụ đụng độ, bom đạn và pháo kích xảy ra trong vài ngày ngang bằng với thời gian trước khi ngừng bắn. Các lệnh ngừng bắn vẫn có trên biên bản, nhưng những gì đang xảy ra trên mặt đất lại là một câu chuyện khác", ông Breedlove nói.
Tướng Breedlove cho rằng một số lực lượng Nga đã rút khỏi Ukraine trong tuần trước, nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng đóng góp sức mạnh quân sự cho quân ly khai bất cứ lúc nào cần thiết. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ hy vọng về một thỏa thuận mới, (hay biên bản ghi nhớ) được ký kết trong sáng hôm 20/9 về việc thành lập một vùng đệm trong bán kính 30km và giải giáp vũ khí hạng nặng từ hai bên.
Trước tình hình đó, phát ngôn viên quân sự Ukraine Andriy Lysenko cho biết, lực lượng chính phủ sẽ rút khỏi các vùng đệm chỉ khi phiến quân và quân đội Nga đã làm điều tương tự.
Theo ANTD
Trung Quốc cáo buộc các nghị sỹ Anh can thiệp vào chính trị Hồng Kông Trung Quốc đã cáo buộc các nghị sỹ Anh can dự vào các vấn đề của Hồng Kông, trong bối cảnh người dân tại đặc khu hành chính này phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh bác đề xuất bầu cử tự do đầy đủ để chọn nhà lãnh đạo mới vào năm 2017. Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ nhiều người...