Vì sao đàm phán hạt nhân Iran thất bại?
Bất chấp những hoạt động ngoại giao con thoi và nỗ đàm phán đến phút chót ở thủ đô Viên của Áo, cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran đã không thể thành công. Có 6 lý do khiến tiến trình này không đạt kết quả mong muốn.
Vòng đàm phán mới nhất tại Vienna cho thấy giữa Iran và P5 1 vẫn còn khoảng cách rất lớn.
Sau 5 ngày liên tục đàm phán, Iran và nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) vẫn không thể hóa giải bất đồng, đặc biệt trong hai vấn đề then chốt về giới hạn làm giàu urani của Iran và tiến độ nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với quốc gia Hồi giáo này.
Để những nỗ lực trước nay không bị “đổ sông, đổ bể”, Iran và 6 cường quốc thế giới đã quyết định lùi thời gian đàm phán thêm 7 tháng, tức đến cuối tháng 6 năm sau, để tạo cơ hội đi tới một thỏa thuận toàn diện lâu dài. Đây là lần thứ hai các bên buộc phải lựa chọn phương án gia hạn, sau khi đã một lần đưa ra quyết định này cách đây 4 tháng khi thời hạn chót 24/7 bị bỏ lỡ.
Nhưng dù được gia hạn hai lần và các bên đều tỏ rõ thiện chí đối thoại, triển vọng đi tới thỏa thuận cuối cùng vẫn không mấy sáng sủa. Có 6 điểm then chốt khiến các bên, dù rất muốn, nhưng vẫn không thể chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài 12 năm qua liên quan chương trình hạt nhân của Iran.
Thứ nhất về quy mô làm giàu urani của Iran
Đây là trung tâm của các cuộc tranh cãi giữa Iran và nhóm P5 1, do quy mô làm giàu sẽ quyết định bản chất của hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình hay chế tạo vũ khí hủy diệt.
Ngay từ năm 2002, Iran đã tự phát triển khả năng làm giàu urani, mà theo nước này tuyên bố là để phục vụ nghiên cứu y học và sản xuất điện dân sinh. Tuy nhiên, phương Tây luôn nghi ngờ ý đồ thực sự của Iran khi các số liệu thực tế cho thấy số urani mà Tehran làm giàu đã vượt quá nhiều lần nhu cầu phục vụ mục đích dân sự.
Theo tính toán của phương Tây, hiện tại Iran chỉ mất 2 tháng để sản xuất đủ lượng nguyên liệu cho một quả bom hạt nhân. Thời gian này thậm chí sẽ còn ngắn hơn nếu như trước nay Iran đã bí mật sản xuất một phần nguyên liệu nguy hiểm này.
Phương Tây lo ngại Nhà nước Hồi giáo đang tìm cách phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự. Do đó, các nước này bắt Iran phải giảm một nửa số lượng máy ly tâm, giới hạn công suất các máy hoạt động và khống chế cấp độ giàu urani dưới mức 5%.
Nhưng đây là điều Iran không thể đồng ý. Iran hiện có 10.200 máy ly tâm đang vận hành và 9.000 máy đã được lắp ráp nhưng chưa hoạt động. Nước này khẳng định sẽ không tháo dỡ bất kỳ máy ly tâm nào, vì cần có đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy điện hạt nhân Busher sau khi hợp đồng mua năng lượng của Nga đáo hạn vào năm 2021.
Video đang HOT
Thứ hai là vấn đề sản xuất plutoni
Trước khi phát triển khả năng làm giàu urani, Iran đã cho xây dựng lò phản ứng nước nặng Arak với mục tiêu sản xuất đồng vị hạt nhân phục vụ nghiên cứu y tế và cung cấp 40 MW điện cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Lò phản ứng Arak được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước và đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những rào cản lớn nhất trên bàn đàm phán giữa Iran với các cường quốc thế giới. Theo đánh giá của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry, mẫu thiết kế của Arak “dường như phù hợp cho sản xuất plutoni ở mức độ bom hơn là mục đích dân sự”.
Để hóa giải phần nào lo ngại của phương Tây, tháng 2 vừa qua, các quan chức Iran thông báo sẵn sàng thay đổi phương án thiết kế Arak. Tuy nhiên, việc Iran sau đó không cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể nào về phương án thay đổi thiết kế khiến phương Tây càng thêm nghi ngờ về ý định thực sự của Tehran.
Thứ ba là kiểm chứng toàn diện chương trình hạt nhân của Iran
Hiện tại, các thanh sát viên Liên hợp quốc có quyền tiếp cận hàng ngày vào các cơ sở hạt nhân chính chính của Iran như nhà máy Natanz, nhà máy Fordow, lò phản ứng nước nặng Arak và các cơ sở lắp đặt máy ly tâm. Ngoài ra, các thanh sát viên cũng được phép vào bên trong các mỏ khai thác urani.
Dù vậy, phương Tây vẫn chưa hài lòng với mức độ kiểm chứng hiện nay. Mỹ và các đối tác muốn mở rộng hơn nữa phạm vi thanh sát tới những khu vực mới, nhất là những nơi bị nghi ngờ từng diễn ra hoạt động chế tạo bom nguyên tử như căn cứ quân sự Parchin. IAEA cho rằng Iran từng thử nghiệm các thành phần gây nổ cần thiết cho một quả bom hạt nhân tại Parchin.
Tuy nhiên, xét trên cả góc độ chính trị và quân sự, đây rõ ràng là một đòi hỏi vô lý đối với Iran. Dù có rất nhiều thiện chí đàm phán song Tehran sẽ không thể để cho các đối thủ tới “mục sở thị” một trong những căn cứ quân sự bí mật hàng đầu của nước mình.
Thứ tư là làm rõ về quá khứ
Các cường quốc thế giới không chỉ quan tâm đến chương trình hạt nhân hiện tại và tương của Iran, mà còn muốn giải đáp các câu hỏi liên quân đến những hoạt động hạt nhân trong quá khứ.
Cho đến nay, Iran luôn phủ nhận việc nước này từng nghiên cứu về vũ khí hạt nhân, nhưng các bằng chứng gián tiếp thì chứng minh điều ngược lại. Phương Tây luôn bám vào việc Iran từng nghiên cứu nguyên liệu kích hoạt bom hạt nhân, nhập thiết bị phóng vũ khí hạt nhân và tiến hành các vụ nổ nén lõi bom để biện giải cho cáo buộc Iran đang có ý đồ sản xuất bom nguyên tử.
Trong một phát biểu không lâu trước khi diễn ra cuộc đàm phán ở Viên, Giám đốc IAEA Yukiya Amano tuyên bố: “Iran cần phải làm rõ các vấn đề liên quan đến khía cạnh quân sự có thể có và thực hiện các quy trình để chứng minh chương trình hạt nhân của mình là hoàn toàn vì mục đích hòa bình”.
Thứ năm là tiến độ nới lỏng các lệnh trừng phạt
Đây là một trong những vấn đề được Iran quan tâm nhất hiện nay vì mục tiêu chính của nước này là chấm dứt các lệnh trừng phạt đã làm tê liệt nền kinh tế và tiếp cận khoảng 100 tỷ USD đang bị đóng băng tại các ngân hàng nước ngoài.
Iran cho biết kể từ khi bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt từ giữa năm 2012, giá trị đồng nội tệ và xuất khẩu dầu Iran đã lao dốc tới 60%. Trong các cuộc đàm phán, Tehran luôn yêu cầu phương Tây phải nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt theo một lịch trình thống nhất, nhưng đáp lại, phương Tây chỉ muốn dỡ bỏ một phần trừng phạt để đổi lấy việc Iran cắt giảm mạnh quy mô làm giàu hạt nhân. Mỹ và EU muốn giữ lại một số biện pháp để đảm bảo rằng Iran sẽ đáp ứng các nghĩa vụ mới.
Thứ sáu là việc xác định thời hạn của thỏa thuận
Với những yếu tố phức tạp và chưa rõ ràng của hồ sơ hạt nhân Iran, các bên cần ký kết một thỏa thuận có thời hạn đủ lâu để đảm bảo Iran sẽ hoàn toàn từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo tính toán của phía Iran, 5 năm là thời gian đủ để các bên hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, phía các cường quốc cho rằng thời gian phải kéo dài ít nhất 20 năm. Kết quả là đến nay các bên vẫn không thể đạt được nhất trí về thời hạn cho thỏa thuận, nếu được ký kết.
Vậy là với những khác biệt trong quan điểm, lợi ích và cách thức giải quyết khúc mắc, thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân Iran lại một lần nữa bị lỡ hẹn. Cả Iran và phương Tây đều hiểu rằng đây là một thỏa thuận quan trọng cần sớm được ký kết, song một thỏa hiệp chỉ có thể đạt được khi các bên biết chấp thuận nhượng bộ và hy sinh một phần cái riêng để hướng tới mục tiêu chung toàn diện và lâu dài.
Đức Vũ
Theo Dantri
Mỹ: Triều Tiên đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu hạt nhân
Các bức ảnh vệ tinh chụp gần đây về cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên cho thấy Bình Nhưỡng tiếp tục tăng cường sản xuất plutonium và uranium cấp độ vũ khí, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ hôm nay cho biết.
Tháp làm mát tại cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Theo các bức ảnh được chụp ngày 30/6 về khu phức hợp Yongbyon, nước đã được thải ra khỏi lò phản ứng hạt nhân 5 MW. Việc thải nước được tin là kết quả của hệ thống làm mát thứ 2, Viện khoa học và an ninh quốc tế (ISIS) viết trong một báo cáo ngày 7/8.
"Tuy nhiên, do không có thêm dữ liệu, rất khó để xác định tình trạng hoạt động của lò phản ứng cũng như ước tính số lượng plutonium được sản xuất", báo cáo cho hay.
Lò phản ứng, bị đóng vào năm 2007 theo một thỏa thuận đổi viện trợ lấy giải trừ hạt nhân, có khả năng sản xuất 6 kg plutonium một năm, đủ cho một quả bom nguyên tử.
Triều Tiên bắt đầu nâng cấp lò phản ứng sau vụ thử hạt nhân gần đây nhất hồi năm 2013, và các bức ảnh vệ tinh trước đó cho thấy nó đã đi vào thoạt động vào tháng 10 năm ngoái.
Các bức ảnh vệ tinh mới nhất cũng cho thấy công việc xây dựng đang tiếp diễn tại nhà máy ly tâm làm giàu uranium.
Triều Tiên nói rằng nhà máy sản xuất uranium làm giàu thấp để phục vụ một lò phản ứng nước nhẹ đang xây dựng, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng mục đích cuối cùng là uranium cấp độ vũ khí.
Các bức ảnh trước đó cho thấy tòa nhà ly tâm đã được mở rộng gấp 2 lần và ISIS cho hay nhiều khả năng Triều Tiên sẽ lắp đặt các thác ly tâm bên trong một khu vực mới trong năm nay.
Nhìn chung, các bức ảnh vệ tinh mới nhất, kết hợp với dữ liệu mà ISIS có được, cho thấy Triều Tiên "đang chú trọng sản xuất plutonium cấp độ vũ khí và uranium làm giàu cho chương trình vũ khí hạt nhân", báo cáo của ISIS viết.
Bình Nhưỡng hiện đang được tin là sở hữu đủ plutonium cho khoảng 6 quả bom nguyên tử, sau khi sử dụng một phần nguyên liệu dữ trữ cho ít nhất 2 trong số 3 vụ thử hạt nhân.
ISIS ước tính rằng nhà máy ly tâm được mở rộng có thể sản xuất tới 68 kgm uranium cấp độ vũ kí một năm.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Mỹ: Iraq không thể dẹp tan phiến quân mà không có hỗ trợ Đại tướng Martin Dempsey hôm 3/7 khẳng định các lực lượng quân sự tại Iraq đang phải chống đỡ trước những đợt tấn công của quân nổi dậy và khó có thể thống nhất lãnh thổ nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Theo Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đại tướng Dempsey, các cố vấn quân sự Mỹ đang...