Vì sao Đại Nam mở cửa trở lại ngày ông Lê Thanh Cung nghỉ hưu?
Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chính thức có quyết định về hưu từ ngày 1/1/2015. Đây cũng chính là ngày mà khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến mở cửa trở lại.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Lê Thanh Cung sinh ngày 30/12/1954, quê quán phường Định Hòa, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tháng 7/1978, ông Cung làm Cán bộ Ủy ban Kế hoạch tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương).
Quá trình công tác, đến tháng 1/2011, ông Lê Thanh Cung chính thức giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh.
Vị chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đang phải đối mặt với một năm điều hành đầy những sóng gió và biến cố khi vướng phải những vụ kiện với ông “Dũng lò vôi”.
Ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Theo đó, ông Huỳnh Uy Dũng đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3 thuộc Công ty Cổ phần Đại Nam.
Tiếp đó cho rằng ông Lê Thành Cung vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự về tội vu khống, Điều 10 Luật Khiếu nại – Tố cáo, ông Huỳnh Uy Dũng – TGĐ Công ty cổ phần Đại Nam tiếp tục gửi đơn thứ hai, tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vì hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Lá đơn của ông Dũng được luật sư gửi lên Cơ quan ANĐT – Bộ Công an và Viện KSND Tối cao.
Và tròn một năm sau vụ kiện hy hữu, đại gia gây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng “Dũng lò vôi” đã quyết định chính thức đóng cửa khu du lịch Đại Nam kể từ ngày 10/11 đến hết năm 2014.
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Đại Nam – Huỳnh Uy Dũng nói rằng việc đóng cửa khu du lịch chỉ là một quyết định cực chẳng đã khi hoạt động của doanh của Công ty luôn bị chính quyền và cá nhân Chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung nhiều lần gây khó khăn.
Video đang HOT
Trước đó, thông báo được đăng tải 4/11 cho biết, Đại Nam sẽ đóng cửa từ ngày 10/11 đến hết năm 2014, tuy nhiên đến ngày 10/11 thời gian đóng cửa được lùi lại đến ngày 20/11 đến 31/12/2014.
Cuối cùng, thông báo mới nhất cho biết, trong thời gian đóng cửa từ 20/11 – 31/12/2014, thay vì việc ngừng hoạt động liên tục, Đại Nam vẫn mở cửa miễn phí cho khách vé thăm quan, riêng trò chơi sẽ tính phí bình thường.
Trong khi dư luận băn khoăn cho rằng đây chính là chiêu trò PR của ông Huỳnh Uy Dũng thì Công ty Cổ phần Đại Nam lý giải: Việc lùi thời gian đóng cửa khu du lịch Đại Nam cũng như việc mở cửa miễn phí các ngày 6,7 và chủ nhật các tuần từ 20/11 đến 31/12/2014 nhằm giảm bớt lượng khách tập chung, đảm bảo vấn đề sức khỏe người dân và du khách.
Và rồi, một điều mà nhiều người cũng đã từng nghĩ đến, đúng ngày Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nghỉ hưu (cũng từ 1/1/2015), Công ty Cổ phần Đại Nam sẽ mở cửa trở lại đối với khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, sau gần hai tháng ngừng hoạt động.
Từ ngày 1/1/2015 khu du lịch này sẽ được mở cửa tất cả trong ngày. Theo đó thay vì đóng cửa các ngày thứ 2, 3,4 và 5 trong tuần, Khu du lịch Đại Nam sẽ được mở cửa hoạt động trở lại, chương trình khuyến mãi giảm giá và miễn phí vé vào sẽ không được áp dụng.
Thông báo hoạt động trở lại của khu du lịch.
Như vậy, từ nguyên nhân việc đóng cửa khu du lịch Đại Nam có thể thấy, việc mở cửa trở lại khu du lịch này đúng ngày Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nghỉ hưu không phải điều trùng hợp một cách ngẫu nhiên.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, thứ nhất, việc đóng cửa sau một khoảng thời gian dài như vậy đối với một khu du lịch quy mô “khủng” đã đến lúc phải dừng lại.
Bởi theo số liệu ghi nhận, mỗi năm khu du lịch Đại Nam đón khoảng 2 triệu lượt khách. Những ngày bình thường, giá vé vào cổng, vé tại các khu biển, vườn thú 80.000-100.000 đồng/người mỗi khu, còn vé các trò chơi cũng từ 20.000 đến 50.000 đồng, cá biệt có những trò chơi với giá vé 80.000 – 115.000 đồng… Tính tổng cộng giá vé “trọn gói” để vào cổng và chơi hết các trò không dưới 400.000 đồng một khách tham quan.
Từ đó có thể thấy, việc đóng cửa gần 2 tháng đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với Công ty của ông Huỳnh Uy Dũng.
Thứ hai, việc ông Lê Thanh Cung nghỉ hưu ít nhiều có những tác động đối với ông “Dũng lò vôi”. Bởi trước đây, ông Dũng đã từng nhiều lần gửi đơn kiện Chủ tịch tỉnh Bình Dương và cho rằng ông Cung có những hành động gây khó khăn đối với cá nhân ông Dũng và Công ty Cổ phần Đại Nam.
Nhìn lại câu chuyện liên quan đến việc đóng cửa Khu Du lịch Đại Nam, câu chuyện giữa Công ty Đại Nam và chính quyền tỉnh Bình Dương thực chất là chuyện giữa cá nhân ông Huỳnh Uy Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ông Lê Thanh Cung.
Thứ ba, quyết định mở cửa trở lại này của Đại Nam được đưa ra sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thông báo kết quả thanh tra cho ông Huỳnh Uy Dũng liên quan đến việc ông tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, sau khi xem xét, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo của Thanh tra Chính phủ tại các văn bản số 38/BC-TTCP ngày 27/5/2014 và số 84/TTCP-V.I ngày 31/10/2014. Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thông báo tới ông Huỳnh Uy Dũng kết quả giải quyết tố cáo theo quy định của Luật tố cáo.
UBND tỉnh Bình Dương phải khẩn trương khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng. Bên cạnh đó, Bình Dương cần xử lý theo thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có vi phạm, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, sau khi những vụ lùm xùm kéo dài với chính quyền Bình Dương và cá nhân ông Lê Thanh Cung sắp kết thúc, cho dù việc đòi hỏi quyền lợi nếu như chính đáng hay những chiêu trò PR cũng không còn hiêu quả thì việc mở cửa trở lại một khu du lịch tầm cỡ này là điều hết sức bình thường.
Khu du lịch Đại Nam còn có tên là Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được biết đến bởi những cảnh đẹp mê hồn và những công trình vĩ đại hiện tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương. Dự án được đầu tư xây dựng năm 2007 với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 6.000 tỷ đồng bởi Công ty cổ phần Đại Nam do ông Huỳnh Uy Dũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đây là một quần thể những hạng mục công trình lớn như đền thờ, tường thành, khách sạn, núi non, sông biển, vườn bách thú, khu vui chơi giải trí, quảng trường,… với tổng diện tích hơn 700 ha.
Theo Minh Võ
Pháp luật Việt Nam
Đại Nam trở lại đúng ngày Chủ tịch Bình Dương nghỉ hưu
Công ty Cổ phần Đại Nam vừa thông báo kế hoạch mở cửa trở lại đối với khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến từ ngày 1/1/2015, sau gần hai tháng ngừng hoạt động.
Khu du lịch được đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, rộng gần 700 ha tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên chính là việc mở cửa trở lại của khu du lịch này đúng vào thời điểm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nghỉ hưu (cũng từ 1/1/2015).
Ông Cung chính là nhân vật mà ông Huỳnh Uy Dũng, hay được gọi là Dũng "lò vôi", người đứng đầu khu du lịch Đại Nam, đã đâm đơn kiện trong năm 2014 vì bị cho là đã ký ban hành một số quyết định trái quy định, gây thiệt hại cho doanh nghiệp này.
Sau đó, khu du lịch được đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, rộng gần 700 ha tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tạm ngưng hoạt động từ ngày 10/11/2014 vì những bất đồng giữa chủ đầu tư và lãnh đạo chính quyền tình Bình Dương.
Nguyên nhân của việc đóng cửa, theo Chủ tịch Công ty Cổ phần Đại Nam Huỳnh Uy Dũng, là do chính quyền địa phương cũng như cá nhân Chủ tịch Lê Thanh Cung "o ép" công ty ông.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Dương - Phó chủ tịch Trần Văn Nam - sau đó đã phủ nhận thông tin này, tuy nhiên ông Nam cũng bày tỏ "lấy làm tiếc" trước việc khu du lịch phải đóng cửa, vì người dân trong và ngoài tỉnh chịu ít nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng đến việc tham quan, vui chơi giải trí của du khách.
Nằm cách Tp.HCM khoảng 40 km, khu du lịch Đại Nam là một trong những khu tổ hợp khách sạn, nhà hàng, công viên giải trí, dã ngoại và du lịch tâm linh lớn nhất cả nước.
Theo Song Hà
VnEconomy
TPHCM: Chủ nhân 13 biệt thự xin tháo dỡ Hầu hết các biệt thự cũ đều được chủ nhân cho thuê, chuyển đổi công năng. Một số biệt thự, chủ nhân không chờ ý kiến của UBND TP mà tự ý tháo dỡ. Nằm trong số cả trăm biệt thự trên địa bàn TPHCM, chủ nhân 13 biệt thự cũ đã có đơn gửi UBND quận 1 và quận 3 đề xuất...