Vì sao đại dương có màu xanh và những sự thật thú vị mà bạn nên biết
Trái Đất là một hành tinh bị chi phối bởi nước và được bao phủ bề mặt chủ yếu là đại dương.
Dòng nước chảy tự do đem lại sự sống cho muôn loài trên cạn và là nhà của một hệ sinh thái biển phong phú.
Đại dương ẩn chứa vẻ đẹp kỳ diệu của mẹ tự nhiên, khiến Trái Đất là một hành tinh độc đáo khi quan sát từ ngoài vũ trụ. Sự sống không chỉ hình thành và phát triển từ nguồn nước dồi dào này, mà còn được cân bằng và sinh trưởng bởi nó. Đại dương cũng có những bí ẩn mà ít ai biết tới, hãy cùng tìm hiểu xem.
Tại sao đại dương có màu xanh?
Trên thực tế nước biển không có màu hoặc có màu rất nhạt, chúng có được màu xanh là do hấp thụ ánh sáng chiếu trực tiếp từ Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng với bảy màu cơ bản khi được phân tách, chúng là bảy màu mà mắt người quan sát được.
Bầu trời xanh cũng khiến đại dương có màu xanh, nhưng phần lớn nguyên nhân là do tự chính đại dương mang màu sắc như vậy. Ảnh: NASA.
Trong số bảy màu này thì các đỏ, cam, vàng, lục với bước sóng dài đã bị nước biển hấp thụ hết nhanh chóng. Còn lại màu xanh lam và màu tím với bước sóng ánh sáng ngắn, chỉ được hấp thụ một phần nên phần còn lại tán xạ ra xung quanh. Khi xuống các tầng nước sâu hơn, phần chưa bị hấp thụ sẽ được hấp thụ dần khiến đại dương dần trở nên tối đen hơn.
Đại dương cũng phản xạ lại màu sắc xanh từ bầu trời, và bầu trời cũng làm đại dương mang một màu xanh, nhưng điều này chỉ đúng khi mặt nước ở trạng thái cực kỳ tĩnh lặng. Nguyên nhân chính vẫn là do sự hấp thụ ánh sáng Mặt Trời của nước biển.
Lời khuyên để câu cá được nhiều nhất nhất trên đại dương là…
Hãy đón đầu những dòng di chuyển của các sinh vật phù du. Những sinh vật nhỏ bé này có mặt ở khắp nơi trong đại dương, nhưng thường di chuyển thành từng đám theo dòng biển. Chúng là viên gạch đầu tiên trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái biển.
Khi sinh vật phù du phát triển mạnh mẽ và tập trung lại thành một đám lớn, chúng sẽ thu hút cá và các loài sinh vật biển khác vì chúng trở thành nguồn thức ăn của những loài này. Quy luật của tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé.
Sự xuất hiện của những đám sinh vật phù du có thể quan sát được từ không gian. Ảnh: NASA.
Ngành công nghiệp săn bắt cá biển đại dương xác định dòng di chuyển của sinh vật phù du bằng cách xem hình ảnh chụp vệ tinh để thấy được sự thay đổi màu sắc của nước biển và chọn vị trí mà thả lưới. Những vùng biển giàu sinh vật phù du sẽ thay đổi màu nước vì sự xuất hiện đông đảo của chúng và sự phát triển của thực vật nơi đó.
Đại dương có rất nhiều màu
Khi nhìn đại dương từ không gian, ta nhận thấy có rất nhiều sắc thái xanh khác nhau. Sử dụng những công cụ đo đạc nhạy hơn mắt người, ta có thể thấy được đại dương có rất nhiều mảng xanh chứ không chỉ là một màu xanh đồng nhất. Sự khác nhau về màu cho biết sự hiện diện và số lượng của các sinh vật phù du, trầm tích hoặc hữu cơ hòa tan ở đó.
Đại dương là một nơi đầy các sắc thái xanh, chúng được tạo ra do các dòng sinh vật phù du và những yếu tố khác dưới mặt biển. Ảnh: NASA.
Cũng giống như những cánh rừng là lá phổi của Trái Đất, thì sinh vật phù du được mệnh danh là lá phổi của đại dương. Chúng hấp thụ carbon dioxide rồi hòa tan trong ánh nắng Mặt Trời mà sinh ra oxy. Lượng oxy được sản xuất từ chúng chiếm một nửa lượng oxy của cả hành tinh.
Phần lớn đại dương chìm trong bóng tối
Khoảng 70% của đại dương có độ sâu trung bình hơn 3.800 mét, trong khi ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được đến khoảng 100 mét bên dưới mặt nước biển (trong điều kiện nguồn nước trong sạch và không bị ô nhiễm). Vì vậy, phần lớn các khu vực của đại dương bị chìm trong bóng tối.
Chỉ có vài trăm mét tính từ mặt nước biển của đại dương mới được chiếu sáng bởi Mặt Trời, 70% đại dương là một nơi tối tăm lạnh lẽo. Ảnh: NASA.
Tuy nhiên, không có ánh sáng không có nghĩa là sự sống không thể phát triển được. Rất nhiều loại sinh vật biển đã sinh sống hàng triệu năm dưới những lớp nước lạnh lẽo và tăm tối, chúng tiến hóa cơ thể theo hướng sống trong môi trường thiếu ánh sáng và nơi đây hình thành một hệ sinh vật rất đa dạng, chủ yếu dinh dưỡng dựa vào sinh vật phù du.
Đại dương mặn như thế nào?
Cứ trung bình 4 lít nước, sẽ có một lượng muối tương đương nửa chén muối hòa tan vào. Lượng muối ở các đại dương khác nhau thì khác nhau, nước biển ở Đại Tây Dương thì mặn hơn ở Thái Bình Dương. Muối trong biển phần lớn là loại muối được chúng ta sử dụng hằng ngày: muối natri clorua.
Cứ trung bình 4 lít nước, sẽ có một lượng muối tương đương nửa chén muối hòa tan vào. Ảnh: NASA.
Chỉ 3,5% lượng nước trên Trái Đất là nước sạch nguyên chất, nghĩa là không pha hoặc tỷ lệ rất ít của muối hay bất cứ tạp chất nào từ thiên nhiên hay nhân tạo. Lượng nước ngọt sạch này có thể được tìm thấy ở các hồ tự nhiên, sông hay suối ở núi. Ngoài ra, hơn 68% nước ngọt của Trái Đất bị ‘cất giữ’ trong những khối băng, và 30% là trong các mạnh nước ngầm.
Bất kỳ một điểm nào trên đại dương đều đầy ắp sự sống
Hãy múc một muỗng nước bất kỳ từ khắp nơi trên đại dương, bạn sẽ vớt lên được hàng triệu cá thể sống. Chúng bao gồm vi khuẩn, hàng ngàn tế bào sinh thực vật phù du, hay thậm chí là trứng cá, cua sơ sinh và những loài giun nhỏ.
Sự sống trong đại dương là vô cùng đa dạng, bất cứ nơi nào cũng có hàng triệu cá thể sống khác nhau. Ảnh: NASA.
Đại dương là một nơi đầy bí ẩn, con người đã phóng rất nhiều vệ tinh nhân tạo lên cao hàng trăm cây số trên không gian để thăm dò mọi mặt về đại dương: từ gió bề mặt, nhiệt độ bề mặt biển, màu sắc của nước, độ cao của sóng cho đến sự thay đổi mực nước của đại dương.
Theo Quang Niên/Khám phá
Vẻ đẹp có 1-0-2 của sinh vật 'ngoài hành tinh' trôi dạt vào đất liền
Lo ngại là sinh vật nguy hiểm, song vật thể màu tím khiến nhiều người dân thích thú khi chúng 'nhỡ' dạt vào bờ.
Trên mạng xã hội xôn xao về sinh vật màu tím tuyệt đẹp trong suốt như tinh thể được một sinh viên tên Jodie Clowes đăng tải.
Được biệt, sinh vật có màu tím với cơ thể hình vòm dạt vào bãi biển ở Byron Bay, bang New South Wales, Australia.
Cận cảnh 'cục thạch' kì bí đẹp lạ hiếm có trên thế giới.
Trong khi một số người khen ngợi vẻ đẹp của sinh vật lạ, số khác lo ngại nó rất nguy hiểm.
Màu tím rực rỡ cũng gây ra nhiều tranh luận. 'Đây là kết quả của sự đa dạng sinh học dưới biển. Sinh vật xinh đẹp này có mẹ màu đỏ và bố màu xanh lam'.
Nhà nghiên cứu sinh vật phù du Julian Uribe-Palomino từ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) cho biết ông nghĩ rằng đó là một loài sứa vương miện, hay sứa súp lơ được biết đến với tên khoa học Cephea cephea, mặc dù cần phải kiểm tra để khẳng định chắc chắn. Stephen Kizable, chuyên gia nghiên cứu động vật không xương sống biển của Viện bảo tàng Úc cũng đồng ý rằng đó có thể là một con sứa vương miện - một loài sinh vật biển được mệnh danh là 'Người ngoài hành tinh'.
Sứa vương miện là loài sứa lớn, màu xanh tím, đường kính khoảng 50-60 cm. Chúng có hình dáng gợi liên tưởng đến một chiếc vương miện, bên dưới tỏa ra 8 'cánh tay' dài và khoảng 30 sợi tơ mảnh có ngòi đốt.
Nó bắt được con mồi siêu nhỏ với các ngón đốt phía sau tỏa ra khi bơi. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm với con người. Sứa vương miện ăn sinh vật phù du, tảo, tôm và trứng động vật không xương sống. Loài sứa này rất hiếm khi trôi dạt vào bờ.
Sứa vương miện thường được tìm thấy ở các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương, Biển Đỏ, Đông Đại Tây Dương và vùng biển Đại Tây Dương ngoài khơi Tây Phi và rất hiếm khi trôi dạt vào bờ. Đại diện Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) nói: 'Động vật sống ở vùng nước mở thường không được quan sát, trừ khi chúng bị cuốn trôi trên bãi biển vì gió mạnh hoặc dòng hải lưu'.
Minh Anh (Nguồn The Sun)
Theo Người Đưa Tin
Tiết lộ sốc từ sinh vật lạ 70 triệu tuổi: trái đất từng quay khác hiện tại Một mẫu vật từ thời khủng long khiến giới khoa học choáng váng khi cho thấy 1 ngày vào cuối kỷ Phấn Trắng chỉ dài 23 giờ rưỡi, do trái đất đã quay nhanh hơn tốc độ hiện nay Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ Niels de Winter ở Đại học Vrije Brussel (Bỉ) đã phân tích hóa thạch loài...