Vì sao Đà Nẵng đề nghị 2 thủy điện A Vương, Sông Bung 4 hạn chế phát điện?
Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đề nghị các thủy điện Sông Bung và A Vương ( Quảng Nam) hạn chế phát điện, ưu tiên tích nước để đảm bảo an ninh nguồn nước vùng hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn năm 2020.
Ngày 8/12, Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND-UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng vừa văn bản số 8189/UBND-STNMT (ngày 3/12) đề nghị các thủy điện Sông Bung và A Vương hạn chế phát điện, ưu tiên tích nước để đảm bảo an ninh nguồn nước vùng hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn năm 2020.
UBND TP Đà Nẵng đề nghị hai thủy điện A Vương, Sông Bung 4 hạn chế phát điện, ưu tiên tích nước để đảm bảo an ninh nguồn nước vùng hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn năm 2020 (Ảnh: HC)
Theo UBND TP Đà Nẵng, số liệu ghi nhận cho thấy, dù đã sắp hết mùa lũ nhưng mực nước trong các hồ A Vương và Sông Bung 4 vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng, chỉ xấp xỉ trên mực nước chết. Dung tích hiện thiếu tại hồ A Vương là 179,67 triệu m3 và Sông Bung 4 là 142,02m3 nước.
“Nhiều khả năng đến đầu mùa cạn năm 2020 mực nước tại hai hồ không đạt giá trị quy định. Điều này đe dọa trực tiếp đến an ninh nguồn nước sinh hoạt tại vùng hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, trong đó có Đà Nẵng!” - Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng nhận định tại Công văn 8189/UBND-STNMT.
Vì vậy, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Công ty Thủy điện Sông Bung và Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương từ nay đến hết mùa lũ năm 2019 (ngày 15/12), hạn chế đến mức tối đa việc phát điện, ưu tiên tích nước trên hồ về mực nước dâng bình thường.
Trường hợp đến đầu mùa cạn năm 2020 mà mực nước trong hồ không đạt giá trị quy định, đề nghị hai Công ty này ưu tiên tích nước, phát điện với lưu lượng hợp lý nhằm đảm bảo chậm nhất đến ngày 1/2/2020 mực nước tại các hồ đạt giá trị như quy định (tương ứng với mực nước tại hồ A Vương là 375,2m và hồ Sông Bung 4 là 220,5m).
Trước đó, ngày 14/11, Infonet đã có bài “Lũ ít về, thủy điện không tích nước, mùa kiệt 2020 Đà Nẵng sẽ ra sao?” nêu rõ, trong bối cảnh thủy điện Đăk Mi 4 đã lấy nước sông Vu Gia chuyển gia sông Thu Bồn để tối ưu hóa lợi ích phát điện của mình, thì hai hồ thủy điện A Vương và Sông Bung 4 là nguồn nước chủ lực cung cấp cho TP Đà Nẵng phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và đẩy mặn, đặc biệt là trong mùa kiệt.
Bài báo cũng phản ánh ý kiến của TS Lê Hùng (Khoa Xây dựng thủy lợi, thủy điện – Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cảnh báo: “Nếu trong thời điểm mùa lũ năm 2019 mà hai hồ A Vương và Sông Bung 4 này không trữ được đủ nước thì 8 tháng mùa kiệt sắp tới của năm 2020 sẽ rất nguy cho Đà Nẵng cũng như các địa phương của Quảng Nam ở hạ lưu sông Vu Gia”.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Infonet ngày 8/12, TS Lê Hùng tiếp tục cho biết, dựa trên số liệu công bố của hồ A Vương và Sông Bung 4 trên trang web dữ liệu các hồ chứa thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Lê Hùng cho hay, mực nước ngày 6/12 (lúc 19h) tại hồ A Vương là 350.68m và mực nước hồ sông Bung 4 là 215.15m.
Tính chung từ thời điểm PV Infonet có bài phản ánh đến tối 6/12, tức qua hơn 20 ngày, thì hồ A Vương tích thêm được hơn 2m và hồ Sông Bung 4 tích thêm được hơn 4m; cũng có nghĩa hồ A Vương tích thêm được khoảng 17 triệu m3 và xả phát điện khoảng 28.2 triệu m3, còn hồ sông Bung 4 tích khoảng 76 triệu m3 và xả phát điện khoảng 55 triệu m3/s.
“Như vậy sau hơn 20 ngày, kể từ khi phản ảnh về việc tích nước của 2 hồ Sông Bung 4 và A Vương thì các hồ chứa này có quan tâm hơn trong việc tích nước hồ chứa. Tuy nhiên, qua biểu đồ phân tích giữa lưu lượng, dung tích trữ, xả của 2 hồ này cho thấy họ chỉ mới bắt đầu trữ nước từ ngày 1/12 đến 6/12, còn lại thời gian trước đó việc tích nước không nhiều. May mắn là từ ngày 1 – 6/12 lượng nước về Sông Bung 4 tương đối lớn, do đó việc tích lũy nước lớn phần lớn trong thời gian này!” – TS Lê Hùng cho hay.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh, mùa mưa năm 2019 chỉ còn lại chừng 10 ngày nữa là kết thúc nhưng hiện tại mực nước tích được ở các hồ thủy điện A Vương và Sông Bung 4 vẫn còn quá thấp so với mực nước tối thiểu theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa ban hành theo Quyết định 1537/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, hồ A Vương còn thiếu đến 25m cột nước, tức thiếu khoảng 175 triệu m3 để đạt mực nước tối thiểu theo quy trình liên hồ, và còn thiếu khoảng 214 triệu m3/s để đạt được mực nước hồ đạt mực nước dâng bình thường. Hồ Sông Bung 4 cũng thiếu khoảng 81 triệu m3 để đạt mực nước tối thiểu theo quy trình liên hồ, và thiếu khoảng 109 triệu m3/s để đạt được mực nước hồ đạt mực nước dâng bình thường.
“Vì vậy, chúng tôi rất mong 2 hồ thủy điện A Vương và Sông Bung 4 khẩn trương có kế hoạch tích nước tích cực trong thời gian còn lại để đảm báo được mực nước tối thiểu theo quy định vận hành liên hồ chứa ban hành theo Quyết định 1537/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời có đủ nguồn nước sẵn sàng điều tiết cho mùa kiệt năm sau đối với TP Đà Nẵng cũng như các địa phương của Quảng Nam ở hạ lưu sông Vu Gia!” – TS Lê Hùng nói.
Theo infonet
Đà Nẵng: Trồng hoa chậu mini công nghệ cao, kiếm bộn tiền
Nhận thấy mô hình trồng hoa chậu mini đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Thái Văn Công (SN 1981, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư.
Đến nay, trang trại hoa mini công nghệ cao của anh Công được xem là mô hình trồng hoa điển hình nhất tại địa phương.
Không khó để tìm đến trang trại hoa của anh Thái Văn Công tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) bởi sự nổi tiếng của thương hiệu hoa chậu "mini", người dân nơi đây trìu mến gọi anh là "Công hoa".
Theo chân anh Công đến khu vườn trồng hoa, đập vào mắt là những luống hoa chạy dài ngập tràn màu sắc với đủ các loại như: Hoa ly, đồng tiền, dạ yến thảo, mai địa thảo, thu hải đường... Tất cả các loại hoa này, được trồng trong chậu nhựa có dây treo để đáp ứng nhu cầu trang trí nhà cửa, quán xá ngày càng đa dạng của khách hàng.
Anh Công bên mô hình hoa đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Vốn yêu và mong muốn nuôi sống gia đình từ trồng hoa, anh Công cho biết: "Khi còn học phổ thông, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn tôi phải đi làm thêm tại các vườn hoa để phụ giúp gia đình. Năm 2003, tôi vừa đi làm cho một công ty vừa trồng hoa ở nhà để bán kiếm thêm thu nhập. Nhưng vì niềm đam mê, năm 2012, tôi quyết định nghỉ việc tại công ty để trồng hoa".
Năm 2009, anh Công thuê 2.000 m2 đất địa phương, đầu tư 200 triệu đồng làm giàn, mua các loại giống hoa về trồng. Thời gian đầu, việc trồng hoa cũng gặp lắm khó khăn, hoa mang lại hiệu quả không cao, anh Công đã không ngừng tìm hiểu nguyên nhân và rồi anh nhận ra với việc canh tác cũ, cây trồng khó mà phát triển mạnh mẽ do yếu tố thời tiết, hoa cũng có thể bị phá hỏng bới các loại côn trùng...
"Tôi rất vui vì được Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Thành phố hỗ trợ đưa mô hình trồng hoa công nghệ cao áp dụng tại gia đình. Với diện tích 2.000 m2, tôi tiến hành cải tạo mặt bằng, vườn tạp, gia đình đã tiến hành đầu tư mảng phủ chống cỏ dại, hệ thống mái che, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động", anh Công chia sẻ.
Hiện mỗi tháng anh bán hơn 3.000 chậu với giá từ 35.000 đến 40.000 đồng/chậu. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng, mỗi năm kiếm trên 100 triệu đồng.
Sự thay đổi trong cách thức canh tác, trồng hoa cũng thay đổi luôn cuộc sống của gia đình anh. Sau thời gian mày mò, thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng anh Công cũng đã thành công. Các khóm hoa bắt đầu phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, màu sắc đẹp. Đến nay, mô hình hoa treo trang trí của anh Công tạo việc làm ổn định cho 4 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Hoa được anh bán cho các chợ, cửa hàng hoa trên địa bàn thành phố và các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Bình... Hiện nay, mỗi tháng anh bán hơn 3.000 chậu với giá từ 35.000 đến 40.000 đồng/chậu. Sau khi trừ chi phí, anh thu về hơn 10 triệu đồng hàng tháng, mỗi năm kiếm trên 100 triệu đồng.
Theo anh Công, hoa treo trang trí có lợi thế hơn nhiều so với các loại hoa cắt cành vì giá khá "mềm" và thời gian sử dụng lâu. Đặc biệt, do số lượng hoa trên một chậu dày và có nhiều màu sắc rất bắt mắt nên thu hút được người tiêu dùng.
Theo anh Công, trồng hoa trang trí đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, phải chú ý đến cách sử dụng các loại thuốc dưỡng và tưới nước hợp lý để cây phát triển.
Anh Công chia sẻ: "Trồng hoa trang trí đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Người trồng phải chịu khó quan sát và để ý đến vườn hoa nhằm tránh các mầm bệnh làm hại cây. Trồng hoa trang trí phải chú ý đến cách thức sử dụng các loại thuốc dưỡng và tưới nước hợp lí nhằm giúp cây phát triển ổn định".
Thời gian tới, anh Công cho biết sẽ mở rộng diện tích lên gấp đôi diện tích hiện tại và trồng thêm một số loại hoa khác đẹp hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, làm phong phú nguồn hàng. Đặc biệt, anh Công cũng đang từng bước xây dựng một thương hiệu hoa trang trí cho riêng mình.
Một góc khu vườn hoa chậu mini của anh Công.
Ông Hồ Biết - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Minh nhận xét: "Trên địa bàn phường, mô hình trồng hoa chậu của anh Công hoạt động rất tốt, đây cũng là mô hình trồng hoa tiêu biểu nhất tại phường Hòa Minh. Ngoài mô hình trồng hoa của anh Công, trên địa bàn còn có nhiều mô hình trồng hoa cúc, hoa hồng cũng đang sản xuất hiệu quả.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Nhà trường không được 'bán' thông tin của phụ huynh, học sinh "Các Phòng Giáo dục, các trường trực thuộc Sở không được tự tiện chia sẻ những thông tin cá nhân của phụ huynh, học sinh ra bên ngoài nhà trường nếu không được phụ huynh cho phép!" - Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng nói. "Các nhà trường không được tự tiện chia sẻ thông tin cá nhân...