Vì sao Đà Lạt Thành phố duy nhất cả nước không có đèn xanh, đèn đỏ?
Đà Lạt là thành phố duy nhất của cả nước chưa lắp đặt hệ thống đèn xanh, đèn đỏ. Một bất ngờ thú vị. Từ đó cũng dẫn đến việc điều tiết giao thông có nét đặc thù riêng, còn lực lượng CSGT phải làm việc vất vả hơn.
Đà Lạt là thành phố duy nhất cả nước không có đèn xanh đèn đỏ điều tiết giao thông
Đang mùa du lịch hè, đường phố Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn nhộn nhịp xe cộ. Đặc biệt những ngày cuối tuần, phố núi Đà Lạt trở nên “chật chội” hơn bởi các loại phương tiện giao thông chở du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Ông Phạm Tuấn Sơn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, cho biết cách đây 2 năm UBND TP. Đà Lạt có đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng một số phương án nhằm chống kẹt xe vào mùa du lịch cao điểm, trong đó có cả phương án lắp đặt hệ thống tín hiệu đèn xanh đèn đỏ tại ngã tư 3 tháng 3 – Nguyễn Văn Cừ – Lê Quý Đôn.
Thế nhưng UBND tỉnh chỉ đồng ý mở rộng các vòng xay tại các giao lộ, phân luồng lại giao thông, vì muốn giữ nét đặc trưng không đèn xanh, đèn đỏ cho phố núi Đà Lạt.
Vì sao Đà Lạt lại có nét đặc trưng kỳ lạ này? Theo ông Sơn, thực tế địa hình đường sá Đà Lạt nhiều dốc cao, nếu đặt tín hiệu đèn xanh đèn đỏ cũng không thuận tiện cho xe đang đà lên dốc.
Còn ông Lê Thanh Tùng, người có hơn 60 năm sống tại Đà Lạt, cho biết khi xây dựng TP. Đà Lạt người Pháp chỉ dự trù một thành phố khoảng 90 ngàn dân, nên họ thiết kế các tuyến đường khá nhỏ hẹp uốn lượn theo các triền núi rất thơ mộng. Nay dân số Đà Lạt gần 250 ngàn người, mỗi năm đón trên 5 triệu lượt du khách cùng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều khiến đường phố Đà Lạt vốn đã hẹp lại thêm “chật” hơn vì rất khó mở rộng.
Theo ông Tùng: “Thành phố không đèn xanh, đèn đỏ là nét độc đáo của Đà Lạt; tuy nhiên do văn hóa giao thông của người Việt chưa cao, chẳng ai nhường ai, mạnh ai nấy chạy dẫn đến tình trạng kẹt đường”.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết đến nay quan điểm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vẫn muốn giữ nét đặc thù cho phố núi Đà Lạt là “thành phố không đèn xanh, đèn đỏ”.
Chính vì xe cộ cứ xuôi chiều mà đi, không dừng nên việc điều tiết cũng gian nan hẳn. Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP. Đà Lạt cho biết trong mùa hè này, đặc biệt những ngày cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật, Đội phải huy động 100% quân số để bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn dù thời tiết nắng gắt hay mưa tầm tã.
Những năm gần đây, thành phố Đà Lạt mở rộng các vòng xoay. Thế nhưng vào mùa du lịch hè, các dịp lễ, tết vẫn thường xuyên kẹt xe tại vòng xoay đài phun nước (đầu cầu Ông Đạo), vòng xoay đường 3 tháng 2- Hải Thượng, vòng xoay Phan Chu Trinh…; và các điểm tham quan du lịch như Vườn hoa Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu, đường hầm đất sét…
Do đó, Đội CSGT phải luôn bố trí từ 3 đến 5 cán bộ chiến sĩ cắm chốt tại các “điểm nóng” trên để điều tiết giao thông, hạn chế tối đa việc ùn tắc xe cộ.
Video đang HOT
Thượng úy Nguyễn Huỳnh Quốc Trung làm nhiệm vụ tại vòng xoay
Điều tiết giao thông tại các giao lộ giờ cao điểm
Thượng úy CSGT Nguyễn Huỳnh Quốc Trung (35 tuổi), chia sẻ: “Có những ngày lễ, tết toàn đội phải cắm chốt để điều tiết giao thông từ sáng sớm đến trưa không có phút nghỉ ngơi; đúng ngày trời nắng gắt, mồ hôi nhể nhại, bụng đói…nhưng được người dân mang nước hoặc du khách dừng xe gởi tặng chai nước khoáng, mình cảm thấy rất vui vì nhận được sự đồng cảm, từ đó có thêm động lực để làm nhiệm vụ thật tốt”.
Còn Trung úy Nguyễn Phúc Đức (27 tuổi) cho biết có nhiều xe từ các tỉnh thành đến Đà Lạt du lịch chưa quen đường, thậm chí chạy cả vào đường cấm.
“Tuy nhiên, do được cấp trên quán triệt, anh em chỉ đến nhắc nhở và tận tình hướng dẫn xe đi đúng đường. Những lúc như vậy thấy anh em tài xế họ hài lòng thì mình cảm thấy vui với nghề”, anh Trung bày tỏ.
Một lãnh đạo Công an TP.Đà Lạt cho rằng, đến nay Đà Lạt vẫn là thành phố duy nhất trong cả nước chưa lắp đặt đèn, xanh đèn đỏ ở các giao lộ.
Vì sao Đà Lạt không có đèn xanh đèn đỏ?
Trước tình trạng giao thông Đà Lạt thường bị tắc đường cục bộ vào mùa du lịch cao điểm, các cơ quan chức năng của TP. Đà Lạt từng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cho lắp đặt hệ thống tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ tại các giao lộ, nhưng không được chấp thuận. Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết đến nay quan điểm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vẫn muốn giữ nét đặc thù cho phố núi Đà Lạt là “thành phố không đèn xanh, đèn đỏ”.
“Có những ngày lễ, tết toàn đội phải cắm chốt để điều tiết giao thông từ sáng sớm đến trưa không có phút nghỉ ngơi; đúng ngày trời nắng gắt, mồ hôi nhể nhại, bụng đói…nhưng được người dân mang nước hoặc du khách dừng xe gởi tặng chai nước khoáng, mình cảm thấy rất vui vì nhận được sự đồng cảm, từ đó có thêm động lực để làm nhiệm vụ thật tốt”.
Còn Trung úy Nguyễn Phúc Đức (27 tuổi) cho biết có nhiều xe từ các tỉnh thành đến Đà Lạt du lịch chưa quen đường, thậm chí chạy cả vào đường cấm.
“Tuy nhiên, do được cấp trên quán triệt, anh em chỉ đến nhắc nhở và tận tình hướng dẫn xe đi đúng đường. Những lúc như vậy thấy anh em tài xế họ hài lòng thì mình cảm thấy vui với nghề”, anh Trung bày tỏ.
Một lãnh đạo Công an TP.Đà Lạt cho rằng, đến nay Đà Lạt vẫn là thành phố duy nhất trong cả nước chưa lắp đặt đèn, xanh đèn đỏ ở các giao lộ.
Mùa du lịch các vòng xoay thường kẹt xe
Vào mùa du lịch hè đường phố Đà Lạt trở nên “chật hẹp” hơn
Do không có tín hiệu đèn xanh đèn đỏ nên lực lượng CSGT làm việc vất vả hơn
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Đà Lạt nổi lên tình trạng “cò” du lịch dùng xe máy bám đuổi theo ô tô chèo kéo du khách đi xem vườn dâu, mua đặc sản… Do đó, ngoài nhiệm vụ điều tiết giao thông, CSGT Đà Lạt còn phối hợp với với các lực lượng khác bắt giữ và xử lý những trường hợp vi phạm an toàn trật tự giao thông.
Theo Thanh Niên
Trưng bày 'mộc bản Hoàng Sa - Trường Sa' ở Đà Lạt
Chín phiên bản mộc bản thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lần đầu tiên được trưng bày.
Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 ở biệt phủ Trần Lệ Xuân, số 2 Yết Kiêu, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đang triển lãm hơn 100 tài liệu, hiện vật, bản đồ... với chủ đề: "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý".
Một góc triển lãm, trưng bày các phiên bản mộc bản triều Nguyễn khắc về Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trong số này, lần đầu tiên 9 phiên bản mộc bản (tài liệu khắc trên gỗ) được trưng bày với đầy đủ chi tiết khắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, hai mộc bản ghi phía đông của tỉnh Quảng Ngãi có đảo Hoành Sa - tức đảo Hoàng Sa; và đảo Hoàng Sa ở phía đông cù lao Ré. Trong đảo có bãi cát vàng kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là bãi Vạn lý Trường Sa.
Một mộc bản ghi ở ngoài biển thuộc về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát kéo dài mấy nghìn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa. Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh xung vào.
Ba mộc bản ghi nhiều nội dung về việc vua Gia Long lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai chiêu mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa, năm 1803; sai đội Hoàng Sa là Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thủy trình, năm 1815; sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra đảo Hoàng Sa để thăm dò, đo đạc thủy trình, năm 1816.
Ba mộc bản còn lại là nội dung vua Minh Mạng cho dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa tỉnh Quảng Ngãi, năm 1835; sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi đo đạc, vẽ bản đồ đảo Hoàng Sa, năm 1836; và chuẩn y lời tâu xin phái người đến Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ, năm 1836.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 4, cho biết những tài liệu mộc bản này rất có giá trị trong việc khẳng định và đấu tranh chủ quyền. Trước đây các tài liệu nằm trong phần thư tịch cổ; còn lần này đã xác định rõ ràng nội dung liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
Phiên bản mộc bản kèm đầy đủ chi tiết khắc về Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày. Ảnh: Nguyễn Đông.
Những mộc bản trên từng được lưu giữ tại cố đô Huế, và được chuyển lên Đà Lạt bằng đường tàu lửa vào năm 1960. "Chính quyền Ngô Đình Diệm cho chuyển nhiều tài liệu, trong đó có mộc bản từ Huế lên Đà Lạt để bảo quản, lưu trữ vì lúc đó Huế gần vĩ tuyến 17-vùng chiến sự ác liệt, khí hậu ở Huế cũng khắc nghiệt hơn ở Đà Lạt, thường có lũ lụt", ông Hùng nói.
Năm 2009, mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 đang bảo quản nghiêm ngặt 34.619 tấm, với 55.320 mặt khắc tài liệu mộc bản.
Các tài liệu, bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa lần đầu được in ra phim, chiếu trên kính để trưng bày cho người dân và du khách. Ảnh: Nguyễn Đông.
Đây là lần đầu tiên Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 trưng bày tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng chất liệu in ra phim, chiếu trên kính.
"Khi trưng bày trên chất liệu này, mỗi bức ảnh, tài liệu, bản đồ như một màn hình tivi, rõ rệt hơn nhiều so với cách trưng bày đóng khung kính thông thường", ông Hùng cho biết.
Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 1/2018.
Nguyễn Đông
Theo VNE
"Soái ca" Đà Lạt trồng hoa lan và bí quyết kiếm 10 tỷ đồng/năm Ở thành phố ngàn hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), với giới chơi lan, cái tên "Sang còi" đã trở thành một hiện tượng. Tuổi đời còn rất trẻ (33 tuổi), nhưng Phan Thanh Sang không chỉ sở hữu hàng nghìn chủng loại hoa lan, là "cha đẻ" của hàng trăm loại hoa lan, mà còn nổi tiếng với vốn kinh nghiệm chăm sóc...