Vì sao cựu phó chủ tịch ACB bị liên đới vụ bầu Kiên?
Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiết kiệm gây thiệt hại gần 720 tỷ đồng xảy ra khi ông Phạm Trung Cang không còn là thành viên HĐQT Ngân hàng ACB, nhưng do ông không kiến nghị huỷ bỏ chủ trương này nên bị liên đới trách nhiệm.
Theo truy tố của VKSND Tối cao lần hai, sửa đổi sau khi TAND Hà Nội đề nghị điều tra bổ sung, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) vẫn bị truy tố về 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốn thuế.
Ở cáo trạng mới, ngoài ông Kiên, Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) cùng các ông Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB); Lý Xuân Hải, (nguyên tổng giám đốc ACB) có thêm 2 bị can mới là Phạm Trung Cang (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB) và Huỳnh Quang Tuấn (cựu phó tổng giám đốc ACB).
Hai bị can Cang và Tuấn được cho là liên đới phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan công tố xác định, ngày 22/3/2010, ACB họp thường trực HĐQT với sự tham gia của Hội đồng sáng lập là ông Trần Mộng Hùng (chủ tịch), Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch) và Huỳnh Quang Tuấn (thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc) để bàn phương án sử dụng nguồn vốn chưa đầu tư của ngân hàng. Tại cuộc họp, ông Hùng đưa ra phương án giảm lãi suất huy động tiền gửi để giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm mà không cho vay được.
Ông Kiên cho rằng không được làm giảm tài sản của ngân hàng nên không chấp nhận giảm lãi suất huy động. Ông Hải đề xuất phương án uỷ thác cho nhân viên mang tiền của ACB gửi vào ngân hàng khác để vừa nhận lãi suất vừa được hưởng “hoa hồng”. Đề xuất của ông Hải được ông Kiên đồng tình.
Theo cáo buộc, sau đó các thành viên thường trực HĐQT đã ký tên vào Biên bản cuộc họp thường trực với nội dung: “Đồng ý uỷ thác cho các cá nhân để gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng. Giao tổng giám đốc kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng… Uỷ quyền cho kế toán trưởng tổ chức thực hiện, ký hợp đồng uỷ thác”.
Cựu phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Phạm Trung Cang. Ảnh: Tiền Phong.
Ngân hàng ACB đã tổ chức triển khai việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền vào các ngân hàng khác. Từ ngày 27/6/2011, ông Hải chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hoà uỷ thác gần 720 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB để gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank Chi nhánh TP HCM, thời hạn từ 3 đến 6 tháng. Lãi suất ghi trong hợp đồng là 14% một năm, lãi suất thoả thuận ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13% một năm.
Sau khi nhận được tiền uỷ thác, 17 nhân viên của ACB đã gửi gần 669 tỷ đồng tại Vietinbank chi nhánh TP HCM; hai nhân viên còn lại gửi tiền tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với số tiền 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM) sử dụng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt.
Cáo trạng VKSND Tối cao cho rằng, nghị quyết của thường trực HĐQT ngân hàng ACB về việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm được thực hiện từ ngày 22/3/2010 đến ngày 5/9/2011 mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ uỷ thác. Do vậy, hành vi của các sếp tại ACB đã vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và gây thiệt hại cho ACB gần 720 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Cang bị khởi tố, cho tại ngoại vào ngày 18/9/2012. Ngày 12/12/2013, ông Cang được đình chỉ điều tra vụ án. Ngày 3/1, TAND Hà Nội trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, trong đó có vấn đề liên quan ông Cang. Ngày 20/1, VKSND Tối cao phục hồi điều tra với ông Cang. 5 ngày sau, ông Cang từ Mỹ về Việt Nam làm việc với cơ quan điều tra theo triệu tập.
Ông Cang là thành viên tham gia, thống nhất chủ trương uỷ thác trên. Ngày 31/12/2010, ông Cang xin thôi giữ chức danh thành viên HĐQT và được chấp thuận tại quyết định ngày 24/1/2011. Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiết kiệm gây thiệt hại số tiền trên xảy ra tại thời điểm ông Cang không còn là thành viên HĐQT nhưng ông này không có kiến nghị huỷ bỏ chủ trương uỷ thác gửi tiền phát sinh vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực. Vì lẽ đó, ông Cang phải chịu trách nhiệm về việc thống nhất chủ trương trên.
Trước đó, tại bản cáo trạng ban hành ngày 12/12/2013, VKSND Tối cao cho hay ông Cang bị cơ quan điều tra cáo buộc liên quan 2 vi phạm xảy ra tại ACB. Vụ thứ nhất, với tư cách thành viên thường trực HĐQT ACB, ông Cang đã tham gia và đồng ý với chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền… Tuy nhiên, Viện cho rằng thời điểm ông Cang tham gia và đồng ý với chủ trương ACB mang tiền đi gửi thì “Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành” và “ngày 31/12/2010 ông Cang đã có đơn xin từ nhiệm, thôi giữ chức danh thành viên HĐQT”. Do vậy, ông Cang “không phải chịu trách nhiệm” và Viện đã đình chỉ điều tra vụ án với ông này.
Vụ thứ hai, trong thời gian giữ chức thành viên Thường trực HĐQT ACB, ông Cang bị cáo buộc “tham gia và đồng ý” với chủ trương của Thường trực Hội đồng về việc đầu tư cấp hạn mức tín dụng cho Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB để mua một số cổ phiếu chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, VKSND Tối cao cho rằng việc ACB cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khoán ACB thông qua việc cho Kienlongbank và Vietbank vay tiền liên ngân hàng do ông Kiên trực tiếp chỉ đạo không đúng với chủ trương của Thường trực HĐQT ACB nên trách nhiệm chính thuộc về ông Kiên và ông Kỳ. Viện xác định ông Cang “không phải chịu trách nhiệm” về việc này.
Về ông Tuấn, tại bản cáo trạng đã sửa đổi bổ sung, VKSND Tối cao xác định, ông là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2008-2012, đồng thời là Phó tổng giám đốc, tham gia cuộc họp Thường trực HĐQT ngân hàng ACB ngày 22/3/2010 và đồng tình với Nghị quyết của Thường trực HĐQT về việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Ngày 30/8/2011, ông Tuấn được HĐQT bổ nhiệm là thành viên thường trực HĐQT. Việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm dẫn đến bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 720 tỷ đồng xảy ra thời điểm ông Tuấn là thành viên thường trực HĐQT. Do đó, hành vi của ông Tuấn cũng vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng 2010, gây thiệt hại cho ACB gần 720 tỷ đồng.
Việc uỷ thác gửi tiền được VKSND Tối cao cho rằng xảy ra tại thời điểm ông Cang đã được miễn nhiệm chức danh tại ACB để tham gia quản trị tại Ngân hàng Eximbank nên đề nghị toà xem xét giảm nhẹ khi lượng hình. Theo khung hình phạt truy tố, ông Cang cùng 5 người phải đối mặt mức án cao nhất lên tới 20 năm tù.
Riêng ông Kiên với 4 tội danh bị truy tố, mức phạt cao nhất lên tới án chung thân.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về 4 tội: Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốn thuế. Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khung hình phạt cao nhất tới án chung thân. Ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Xahoi
"Bầu Kiên" trước ngày ra trước vành móng ngựa
Năm mới nhận cáo trạng, đấy tất không phải "điều lành", nhất lại với người quyền lực, danh vọng một thời như Nguyễn Đức Kiên...
....nhưng tiến trình tố tụng không cứ năm mới, năm cũ, xuân hay hạ vẫn vậy, đến hạn thì phải hoàn tất văn bản, cáo trạng để tòa làm cái phần luận tội, xét xử...
Sau Tết trong trại tạm giam, ông bầu tóc bạc Nguyễn Đức Kiên nổi tiếng một thời đón nhận văn bản mới, đó là cáo trạng (lần hai) của VKSND tối cao. Nói là cáo trạng mới nhưng thực chất chỉ bổ sung thêm một số nội dung theo yêu cầu của tòa hồi trước Tết chứ bản chất vẫn xoay quanh 4 tội danh mà VKS đã truy tố trước đó.
Năm mới nhận cáo trạng, đấy tất không phải "điều lành", nhất lại với người quyền lực, danh vọng một thời như ông Kiên, nhưng tiến trình tố tụng không cứ năm mới, năm cũ, xuân hay hạ vẫn vậy, đến hạn thì phải hoàn tất văn bản, cáo trạng để tòa làm cái phần luận tội, xét xử...
Từ cái ngày ông Kiên vào trại tạm giam, giờ đã là hai Tết. Mà cái Tết năm nay cũng có chữ đầu là "Giáp" như năm khai sinh của ông, khác ở chỗ nay là Giáp Ngọ, còn ông thì tuổi Giáp Thìn (1964). Nhóm tội của ông và đồng phạm về kinh tế, tham nhũng với tài liệu, hồ sơ chất chồng, chân rết mớ ba mớ bảy, lại dích dắc có tên trong cả vụ án của "người em" Huỳnh Thị Huyền Như... nên VKS phải nhiều lần gia hạn tạm giam, CQĐT mới có đủ thời gian để hoàn tất hồ sơ, ra kết luận. Thế nên chỉ thời hạn điều tra đã hai Tết ở trại rồi, chưa biết sau cái Xuân Giáp Ngọ này, tòa sẽ tuyên ông mức án ra sao để nhẩm đếm nốt những cái Tết ngồi ăn bánh chưng trong trại nữa, mà xem thể còn dài, dài lắm.
Bức ảnh bầu Kiên trong trại tạm giam gây chú ý dư luận.
Cũng hai năm nay, cái tên ông gắn chữ "bị can" đằng trước, trong khi ảnh thì lại toàn là ảnh ngoài đời, cái ngày mà ông còn nổi danh "bầu khủng" như cùng vợ đi xem hát, chỉ trỏ trên bục hội nghị hay tư lự bên sân cỏ khi đội bóng của ông gặp "hạn nặng". Có người hỏi: "Viết bị can Kiên sao lại không có ảnh bị can trong trại mà lại trưng ảnh những ngày hoàng kim? Ngựa đã khuỵa vó còn tung thời phi nước đại, liệu có nên"... Ngẫm thì cũng phải, nhưng khặt nỗi, ông Kiên rất "dị ứng" với báo giới. Nhiều báo ngỏ ý muốn vào trại gặp ông, nhưng khi cán bộ chuyển lời, ông lập tức khước từ.
Ngày trước, ông chả bảo với phóng viên là viết gì về ông thì viết nhưng đừng khơi móc làm khổ gia đình, vợ con ông. Suy nghĩ ấy rất phải, bởi theo luật cũng như theo đạo lý, ai sai, ai có tội người ấy chịu chứ đừng vấy sang chuyện khác, sinh lụy hệ những người thân. Khi khám xét, bắt giam, CQĐT làm tốt biện pháp nghiệp vụ nên cũng chẳng có bóng dáng phóng viên nào rình chộp được, thành thử nói về bầu Kiên thì nhiều mà hình ảnh ông sau ngày sa vào tố tụng lại hiếm hoi là vì vậy.
Bởi sự hiếm hoi ấy nên bức ảnh bầu Kiên trong trại tạm giam xuất hiện trên internet mấy ngày rồi bỗng dưng xôn xao hẳn. Trong ảnh, bị can Kiên ngồi bên bàn đá của phòng làm việc, đối diện là cán bộ điều tra đang hướng dẫn ông khai báo. Có bình luận nói ông "xuống sắc", có lẽ bởi không thấy cái bụng phương phi như hồi nào. Nhưng như thế không có nghĩa là bị can gầy yếu, hom hem. Như ông thổ lộ với cán bộ điều tra rằng, từ ngày vào trại, hồi đầu tinh thần bất ổn do sự thay đổi đột ngột về môi trường (từ sống trong dinh thự đến trại tạm giam) nhưng về sau cũng quen, ông thích hợp với lịch gian biểu đêm nghe kẻng đi ngủ, sáng giờ Dần là dậy.
Hơn một năm vào trại tạm giam, giờ ông Kiên "mềm tính" hơn, không cau có, bất hợp tác như trước nữa. Nhiều lúc ông nằm trầm ngâm trong phòng, rồi đứng lặng bên khung cửa sắt to bằng ngón chân, nhìn mưa lất phất... Hỏi chuyện, Nguyễn Đức Kiên bảo, ngày trước ở ngoài cũng mắc bệnh này, bệnh kia, nhưng không hiểu sao giờ thấy khỏe hơn, bụng bớt phệ, giảm rất nhiều ki-lô-gam và ăn uống cũng chừng mực lắm. Ông nói đã trút bỏ được những suy nghĩ dằn vặt mà khi chưa vào trại, đó là điều không bao giờ nghĩ tới...
Nói đến đây, dẫu là bị can, quả thực tôi cũng có lý do để nể ông ở cái khí chất. Tội ông gây ra thì ông phải chịu, tôi không bàn thêm. Nhưng con người ta khác nhau ở cái vị trí, nói nghĩa bóng là cái ghế. Một ông bầu tiền bạc và quyền lực khủng như ông Kiên, ngày còn vang bóng, nặng giọng chút là tất thảy cán bộ ở ngân hàng của ông im re. Sống trên ghế quyền lực, ngủ trong dinh thự, lâu dần nó định hình thói quen ăn sâu vào cốt cách, không dễ gì lay chuyển được. Cắt cái ghế ấy đi, tước thói quen dinh thự bằng giường bê tông ở trại, ấy là sự thay đổi đối nghịch giữa đỉnh núi và vực sâu, nói trong y học thì còn khủng khiếp hơn tụt huyết áp.
Chưa đâu xa, nhiều người có chức quyền vừa phải, bị cách chức hôm trước thì hôm sau suy sụp liền, đi còn chẳng nổi nói gì tụt đôi ba cân có ăn nhằm gì. Ông Kiên bị bắt, đêm trước dinh thự, đêm sau ngồi trại, xét ở bản tính con người, ai cũng vậy, sốc lắm chứ. Thế mà ngồi trong trại, giờ ông đã đủ tỉnh táo để khỏe ra, để bụng bớt phệ, để ăn được, uống được và như ông thổ lộ với điều tra viên là dường như "tự mất" những căn bệnh ngày trước vốn khó trị: bệnh tự cao, bệnh tự đắc, bệnh huyễn hoặc... Xét thế thì đúng là môi trường trại giam có ý nghĩa giáo dục, cải tạo bản tính con người rõ lắm.
Lại nói về bức ảnh bầu Kiên trong trại tạm giam, khuôn mặt tròn và mái tóc bạc thì không lẫn vào đâu được. Đương nhiên, đây là ảnh thật, việc thật, nó làm nhiều người liên tưởng một phiên bản bầu Kiên ngồi uống bia tại biển Vũng Tàu dạo trước. Chả là khi bầu Kiên bị bắt giam mấy tháng, bất ngờ trên mạng xuất hiện bức ảnh một người được cho là "bầu Kiên ngồi uống bia chai tại phố biển Vũng Tàu". Cư dân mạng đổ xô soi xét, hóa ra đấy chỉ là "người có hình dạng giống bầu Kiên", tựa như một phiên bản vậy. Cái trớ trêu là người này có khuôn mặt, phong thái phải nói là khá giống ông Kiên: tóc bạc như sương khói, mặt bầu, mắt sắc và cả cái dáng ngồi uống bia cũng tư lự như... bầu Kiên thật.
Nhắc lại thế để thấy thông tin, hình ảnh về người cũ quyền lực Nguyễn Đức Kiên hút dư luận đến mức nào. Hơn nữa, người mình vốn dễ liên tưởng, dễ tưởng tượng điều gì đó khác với bình thường. Ngay như ông Nguyễn Đức Vân ở Lâm Đồng cũng vậy, báo chí đồn thổi ông Vân giống Tổng thống Obama như đúc, đến mức có bài báo nói: "Phải giật mình vì không thể nào tin nổi trên đời này lại có 2 người giống nhau đến thế. Nguyễn Đức Vân cũng không sao giải thích nổi vì sao ông giống vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ đến vậy. Ông có nước da ngăm đen, trán cao và nhiều nét nhăn lớn, hàm răng đều và trắng, sống mũi cao, thẳng, lông mi rậm dài, đôi mắt nâu và sâu, mái tóc xoăn, ngắn và đen... Đặc biệt, khi cười rất khó để nhận ra đâu là nụ cười của Nguyễn Đức Vân và đâu là của Obama". Tuy nhiên, tôi thì nghĩ khác, giống thì có giống thật, nhưng có lẽ vì nhiều người tưởng tượng quá phong phú nên mới "thột" đến vậy, chứ kỳ thực thì tỷ lệ phần trăm để nói giống hay khác còn chênh nhau nhiều lắm.
Hôm 9/2, VKSND tối cao tống đạt cáo trạng mới với ông Kiên. Nói là mới nhưng thật ra là bổ sung thêm một số nội dung theo yêu cầu của tòa hồi trước Tết, còn 4 tội danh mà bị can Kiên đã "lĩnh ấn" từ VKS thì vẫn vậy. Trong tứ tội mà bị can Kiên bị truy tố, tội có khung hình phạt cao nhất là "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mức án kịch trần là tù chung thân - như đối với "đàn em" Huyền Như đã lĩnh hồi giáp Tết. Hai bị can Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các bị can Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Huỳnh Quang Tuấn, nguyên thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, Nguyễn Đức Kiên với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ đã có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB. Từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, "bầu Kiên" đã thông qua 6 công ty gia đình để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng.
Trong 4 tội danh, "bầu Kiên" bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" cùng các bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn. Các bị can biết rõ quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền 718,9 tỷ đồng. Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB đã cùng với lãnh đạo Công ty ACBS để triển khai thực hiện việc đầu tư mua cổ phiếu ACB không đúng với chủ trương ngày 2/11/2009 của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 687,7 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang nhưng qua xem xét các cơ quan tố tụng đình chỉ bị can. Đến ngày 3/1/2014, TAND Hà Nội qua xem xét đã trả hồ sơ và đề nghị điều tra bổ sung hành vi của bị can Cang và Tuấn. Cáo trạng của Viện KSND Tối cao xác định, 2 bị can này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về việc ký và thực hiện các chủ trương ủy thác trái quy định gây thất thoát cho Ngân hàng ACB. Như vậy, ông Cang không còn lý do để đứng ngoài cuộc khi trách nhiệm pháp lý của ông trong vụ án đã được xác định.
Giáp Ngọ, năm mươi tuổi, Nguyễn Đức Kiên sắp bước ra vành móng ngựa để tòa luận tội. Bản án của luật pháp rồi sẽ được tuyên, nhưng cái đáng đúc kết sau đó không phải ông Kiên sẽ lĩnh bao nhiêu năm tù mà là bài học trong chấp hành luật pháp về quản lý kinh tế lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Người bước ra vành móng ngựa nhận án thì người đang đứng ngoài vành móng ngựa hãy coi đó là bài học thiết thân cho chính mình bởi tội phạm kinh tế có tỷ lệ ẩn khá lớn, không ít hành vi phạm pháp chưa khui lộ vì nhiều lý do.
Chức tước nhiều khi làm người ta ngợp sáng mà không nhìn thấy bóng tối - hành vi phạm pháp dưới chân mình, để lắp đậy bằng thủ đoạn. Mấy năm trước, nếu ai đó nói "bầu Kiên bị bắt", chắc người ta chậc lưỡi "thằng hâm", giáp sắt đâm sao thủng?! Nhưng hiện thực đã chứng minh tất cả, giáp sắt cũng chỉ che đậy phần nào, rồi đến lúc nó lộ diện thì không có gì ngăn cản được. Ngẫm thế lại thấy cuộc chiến bóc gỡ tham nhũng của cơ quan Công an thật gian ải và phải có tầm thế nào mới khui lộ đến vậy...
Mấy năm trước, nếu ai đó nói "bầu Kiên bị bắt", chắc người ta chậc lưỡi "thằng hâm", giáp sắt đâm sao thủng?! Nhưng hiện thực đã chứng minh tất cả, giáp sắt cũng chỉ che đậy phần nào, rồi đến lúc nó lộ diện thì không có gì ngăn cản được. Ngẫm thế lại thấy cuộc chiến bóc gỡ tham nhũng của cơ quan Công an thật gian ải và phải có tầm thế nào mới khui lộ đến vậy...
Theo Đăng Trường
CAND
Điều tra lại vụ án bầu Kiên: Sẽ khởi tố và truy tố thêm bị can? Chỉ sau hơn 20 ngày tiếp nhận hồ sơ (ngày 18-12-2013), mới đây, TAND TP Hà Nội đã quyết định hoàn trả hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm cho cơ quan truy tố để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan. Điều đáng nói là CQĐT từng có quan điểm xử lý đối với những...