Vì sao cuộc tranh luận trực tiếp là ‘cơ hội vàng’ để bà Clinton giành lợi thế trước Donald Trump?
Người Mỹ đang “nín thở” chờ đợi cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump. Cuộc đối đầu mang tính chất bước ngoặt này diễn ra trong bối cảnh chỉ còn 6 tuần nữa là cuộc bầu cử diễn ra.
Hillary Clinton đang đứng trước cơ hội vàng để giành lấy lợi thế của mình (ảnh: National Review)
Tại thời điểm hiện tại, các cuộc thăm dò dư luận cũng không cho thấy sự khác biệt quá đáng kể về tỷ lệ ủng hộ của các cử tri trên toàn quốc dành cho 2 ứng cử viên. Đối với một “kẻ ngoại đạo” như Donald Trump, khoảng cách ngày càng thu hẹp với bà Clinton đã chứng minh rằng tuy ồn ào và gây nhiều tranh cãi nhưng chiến dịch tranh cử của ông phần nào đạt được hiệu quả.
Tuy nhiên, một chính trị gia lão luyện như Hillary Clinton cần phải làm được hơn thế, thay vì chỉ tập trung vạch trần những phát ngôn hớ hênh của đối thủ. Trong một cuộc tranh luận có thể thu hút hơn 100 triệu người theo dõi, nơi mọi điểm mạnh yếu của 2 ứng cử viên sẽ được đem ra mổ xẻ, người dân Mỹ trông đợi ở cựu Ngoại trưởng của họ những chính sách nghiêm túc mang tầm nhìn dài hạn về những vấn đề cụ thể trong đời sống của nước Mỹ.
Vậy, Hillary Clinton cần phải làm những gì để giành lại lợi thế của mình?
Vấn đề của Clinton là chính bà, chứ không phải Trump
Với một nhân vật có khả năng thu hút đám đông và đầy tai tiếng như Donald Trump, truyền thông có xu hướng phóng đại quá mức số lượng “những người ủng hộ Donald Trump”. Tuy nhiên, kết quả những cuộc thăm dò dư luận gần đây lại cho thấy, chỉ chưa đầy 40% người Mỹ cho biết họ có ấn tượng tốt với Trump, ngược lại, có tới 59% thể hiện cái nhìn tiêu cực về tỷ phú bất động sản.
Video đang HOT
Nếu Clinton có thể giành được phiếu bầu của tất cả 59% người đó, cơ hội giành chiến thắng vang dội nhiều khả năng sẽ nằm trong tầm tay của bà. Mặc dù vậy, trong khi cuộc bầu cử đang bước vào giai đoạn then chốt, bà Clinton cùng đội ngũ tranh cử của mình đã giảm dần cường độ công kích đối thủ.
Bởi không gì có thể đảm bảo rằng, toàn bộ 59% số cử tri “không ưa” Donald Trump sẽ quay ra bỏ phiếu cho bà. Nếu dành quá nhiều thời lượng vào khai thác những kẽ hở trong các chính sách của Trump, rất có thể chiến thuật này sẽ phản tác dụng và khiến nhiều người ủng hộ “quay lưng” với bà.
Tận dụng cơ hội “ngàn năm có một”
Theo ý kiến chuyên gia, so với bề dày hoạt động chính trị của Clinton, Trump chỉ là một “cậu nhóc lớp 2″, do vậy những chính sách của mà ông ta đưa ra thường rất ít được truyền thông khai thác. Tuy nhiên, khả năng thu hút đám đông của một ngôi sao truyền hình thực tế như Donald Trump là điều không thể bàn cãi, và cho dù ông ta có nói gì đi nữa, những phát ngôn của tỷ phú này luôn lấn át các chính sách cơ bản và toàn diện của Clinton như đào tạo nghề hay nhà ở cho người dân.
Thế nhưng, theo các nhà phân tích, cuộc tranh luận trực tiếp sẽ là cơ hội vàng để Clinton tập trung trình bày các chính sách đối nội đối ngoại mà bà đã đúc kết được qua hàng chục năm phục vụ cho chính quyền Washington. Các đài truyền hình sẽ không thể tự ý cắt phần diễn giải của Clinton, do vậy người theo dõi qua truyền hình, dù muốn hay không, cũng sẽ ít nhiều để tâm hơn đến các chính sách của bà.
“Vùi dập” Donald Trump bằng 3 cách này:
So với kinh nghiệm chính trị của Hillary Clinton, Donald Trump dường như chỉ là “một học sinh lớp 2 (ảnh: AP)
- Gọi Donald Trump chỉ bằng cái tên “Donald”: Một người luôn bị ám ảnh bởi sự nổi tiếng như Donald Trump luôn muốn được người đối diện gọi bằng những cái tên hoa mỹ như “Quý ngài Trump” hay bằng tên đầy đủ “Donald J. Trump”. Với việc chỉ gọi ông ta bằng cái tên “Donald” cụt ngủn, Clinton đã có thể “đánh phủ đầu” đối thủ và khiến ông ta kém tự tin đi rất nhiều
- Tận dụng biệt danh mà Trump đã đặt cho bà: Trên các trang mạng xã hội, Trump thường chế nhạo Hillary Clinton bằng biệt danh “Crooked Hillary” (Hillary lừa đảo). Tuy nhiên, nữ chính trị gia có thể biến biệt danh mang đậm tính công kích cá nhân này trở thành đòn đánh nhằm vào chính đối thủ của mình, bằng cách chỉ ra rằng, Donald Trump chứ không phải bà mới là kẻ lừa đảo hèn nhát: Không dám nói về bức tường ngăn cách biên giới trước mặt Tổng thống Mexico, lẩn tránh những cáo buộc về việc giả mạo bằng cấp, cũng như thoái thác việc công bố các hồ sơ thuế cá nhân.
- Đánh vào điểm yếu của đối thủ: Sử dụng nghi vấn giả mạo bằng cấp đại học của Donald Trump, Clinton có thể hướng sự chú ý của dư luận vào chính sách giảm học phí đối với sinh viên đại học của mình.
Tập trung vào chính câu chuyện của mình
Nói gì đi chăng nữa, những chính sách cụ thể đề vực dậy nước Mỹ mới chính là điều mà người dân nước này muốn nghe chứ không phải những lời hứa hẹn đao to búa lớn mà hão huyền. Thật may cho Clinton, chính sách kinh tế vẫn là chủ đề mà cử tri Mỹ quan tâm nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, và hoạch định chiến lược cho tương lai là những ý tưởng mà cựu Đệ nhất phu nhân không bao giờ thiếu.
Những ý tưởng như – tăng lương tối thiểu, đánh thuế người giàu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục và hệ thống y tế, mở rộng sản xuất và sử dụng tài nguyên sạch, cũng như bình đẳng giới, không phải là những chủ đề thú vị thu hút sự quan tâm của báo giới, bởi họ không phải là những người có chuyên môn trong những lĩnh vực đó. Thế nhưng, bà Clinton đã có con “át chủ bài” là Tổng thống Barack Obama, người đã liên tục đề cập đến những vấn đề trên tại các chương trình nghị sự trong suốt 2 nhiệm kỳ của mình.
Tập trung vào khai thác những chính sách thiết thực cho chính người dân Mỹ, đồng thời nhấn mạnh vào những thành tựu của mình trong những năm tháng giữ chức vụ Ngoại trưởng và Thượng nghị sĩ New York, sẽ là “quả đấm thép” giúp Hillary Clinton hạ gục đối thủ Donald Trump trong giai đoạn nước rút của cuộc chạy đua trở thành người đứng đầu Nhà Trắng nhiệm kỳ tới.
Theo Người Lao Động
Tổng thống Obama không trung thực trong bê bối email cá nhân của bà Clinton?
Tổng thống Barack Obama bị nghi ngờ dùng "biệt danh" trao đổi thông tin mật với bà Hillary Clinton qua mail cá nhân."
Một trong những tài liệu của FBI điều tra vụ bê bối email của nữ cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa công bố hôm thứ Sáu (23/9) cho thấy Tổng thống Obama đã "nói dối" về việc mình không hề biết việc bà Hillary sử dụng email cá nhân để trao đổi thông tin mật, là mối nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Trong đoạn tài liệu có đề cập đến việc các nhà điều tra tin rằng Tổng thống Obama dưới danh nghĩa một cái tên địa chỉ khác gửi đến hòm thư điện tử cá nhân của bà Hilalry những tin nhắn hồi đáp trong suốt thời gian bà giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những lời tuyên bố trước đây của Nhà Trắng khi nói rằng không biết về lịch sử đen tối trong việc sử dụng email riêng bàn việc chung của bà Hillary.
Theo như gần 200 trang tài liệu điều tra được FBI công bố, một loạt các tin nhắn đến từ địa chỉ chưa được nhận diện được coi là của Tổng thống Mỹ gửi đến hòm thư điện tử của nữ ứng viên đảng Dân chủ từ 28/6/2012 - năm cuối cùng trong nhiệm kỳ giữ chức Ngoại trưởng của bà Clinton.
Tuy nhiên nữ trợ lý của bà Clinton, cô Huma Abedin phản bác: "Nếu như đã xác định địa chỉ đó là của Tổng thống, tại sao những thông tin này lại không được bảo mật".
Theo như trang mạng Politico, Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối công bố nội dung trao đổi email giữa Tổng thống và cựu Ngoại trưởng Clinton, dựa trên quy định đặc quyền liên lạc của Tổng thống.
Sự thực nội dung tài liệu dường như quá nhạy cảm đến mức mà Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng không thể công bố công khai đã dấy lên quan ngại và đặt ra câu hỏi tại sao những thông tin đó lại được trao đổi qua máy chủ email không được bảo mật.
Theo Tin Tức
Bất ngờ vì Mỹ bỏ cấm vận Myanmar Quyết định của Hoa Kỳ gỡ bỏ toàn bộ cấm vận kinh tế đối với Miến Điện, hay Myanmar, gây ngạc nhiên trong nhiều giới, theo BBC. Bà Aung San Suu Kyi đang có chuyến thăm Mỹ. Ảnh BBC Tổng thống Barack Obama không thể đưa ra quyết định này nếu như không có sự chuẩn thuận của bà Aung San Suu Kyi,...