Vì sao Cục Truyền thông Bộ Công an được có 13 cục phó đến năm 2021?
Chiều 20.8, tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức, báo chí đã đặt câu hỏi xung quanh việc sắp xếp lại bộ máy tại Bộ Công an thời gian vừa qua.
Bộ Công an vừa thực hiện sắp xếp lại bộ máy theo hướng bỏ cấp Tổng cục. Việc này được dư luận đồng tình ủng hộ, tuy nhiên, dư luận cũng không khỏi băn khoăn khi Bộ bỏ Tổng cục nhưng lại hình thành nhiều cục với bộ máy khá lớn, như Cục Truyền thông có 13 cục phó với 21 đơn vị cấp phòng, ban trực thuộc. Như vậy liệu có đảm bảo về số lượng cấp phó theo quy định cũng như nguyên tắc tinh gọn bộ máy khi sắp xếp? – báo chí đặt câu hỏi với đại diện Bộ Nội vụ tại cuộc họp báo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 20.8. Ảnh: Thành An
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập cái được rất lớn và chắc chắn được thì mới làm. Nhưng sáp nhập rất khó, khi sắp xếp phải có thời kỳ quá độ, đặc biệt là chính sách về cán bộ.
Ông Thừa dẫn chứng: ở nước ngoài, sắp xếp một cộng một bằng hai rất rõ, thậm chí có sự ganh đua, một năm có bao nhiêu người ra khỏi bộ máy và cho rằng công tác cán bộ của chúng ta là một quá trình được rèn luyện, học tập, phấn đấu đào tạo lâu dài, có cả tập thể xây dựng lên chứ không phải hiển nhiên như nước ngoài. Vì vậy khi sắp xếp, Đảng và nhà nước luôn quan tâm và có độ trễ một chút.
Làm rõ vấn đề theo yêu cầu của của Thứ trưởng Thừa, bà Đào Thị Hồng Minh – Vụ phó Vụ Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết: thực hiện Nghị quyết 18 T.Ư 6 và kế hoạch số 07 của Bộ Chính trị, Bộ Công an là một trong những Bộ đi đầu trong việc xây dựng sắp xếp lại tổ chức Bộ máy của Bộ Công an. Bộ Công an đã trình Bộ Chính trị thông qua, Bộ Chính trị đã cho chủ trương và đồng ý bỏ Tổng cục thuộc Bộ Công an.
Video đang HOT
Bà Đào Thị Hồng Minh – Vụ phó Vụ Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ). Ảnh: Thành An
Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định 01 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an theo hướng bỏ 6 tổng cục và 96 cục thuộc Tổng cục; đồng thời thành lập thêm một số cục mới trực thuộc Bộ.
Khi sắp xếp lại vậy thì số lượng cấp phó tăng cao hơn so quy định. Bộ Chính trị đã cho ý kiến chỉ đạo, số lượng cấp phó các cục của Bộ Công an có thể cao hơn so với quy định nhưng đến 2021, sau khi triển khai thực hiện phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định. Bộ Công an cũng đã cam kết thực hiện việc này, bà Minh nói.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ Nội vụ được "minh oan"
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn không vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Chiều 28-11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương thông báo kết quả kiểm tra, xác minh việc Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ kiểm điểm, kiến nghị kỷ luật ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng bộ này. Đây là một nội dung đã được UBKT Trung ương thông qua tại kỳ họp thứ 19 cách đây ba tuần nhưng đến nay mới triển khai nội dung kết luận tới các đối tượng liên quan.
Thứ trưởng Tuấn không vi phạm
Các nguồn tin cho biết UBKT Trung ương đã kiểm tra, xác minh thận trọng sự việc, kết luận Thứ trưởng Trần Anh Tuấn không vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về bảo vệ bí mật. Tài liệu mà ông Tuấn cung cấp cho báo chí không thuộc diện mật. Việc Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ kiểm điểm, bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật theo quy định là phải bảo mật nhưng rồi để lộ công việc, kết quả này ra bên ngoài gây ảnh hưởng tới uy tín của cán bộ, nhất là khi chưa có kết luận cuối cùng là cần rút kinh nghiệm.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, cuộc kiểm tra, xác minh của UBKT Trung ương được tiến hành hồi tháng 8 theo đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ. Sự việc liên quan đến việc ông Tuấn cung cấp cho báo chí Công văn 766 ngày 17-10-2013 của Tỉnh ủy Hậu Giang gửi Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Công Thương xin Trịnh Xuân Thanh về làm cán bộ tỉnh này. Thời điểm ông Tuấn chia sẻ tài liệu này là nửa cuối năm 2016 khi con đường thăng tiến bất thường của Trịnh Xuân Thanh bị báo chí điều tra, mổ xẻ với nhiều góc khuất...
Cho rằng Công văn 766 là tài liệu liên quan đến công tác cán bộ thì mật nên Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã yêu cầu ông Tuấn kiểm điểm. Ông Tuấn đã giải trình đầy đủ, đưa ra các căn cứ pháp lý khẳng định mình không vi phạm pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước. Không đồng tình với giải trình của ông Tuấn, hồi tháng 7, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã tiến hành bỏ phiếu hai lần: Đầu tiên để kết luận Công văn 766 là mật và ông Tuấn đã làm lộ mật, lần sau là bỏ phiếu về hình thức kỷ luật... Sau đó, ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng, đã ký văn bản đề nghị UBKT Trung ương giải quyết theo thẩm quyền.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Nguồn: TTXVN
Công văn 766 không phải là tài liệu mật
Đáng chú ý, chỉ ba ngày sau cuộc bỏ phiếu, mà theo quy định là phải giữ bí mật tuyệt đối, thì chi tiết kết quả bỏ phiếu hình thức kỷ luật đối với ông Tuấn (tới cách chức) lại bị lộ ra ngoài, một số người đưa lên Facebook. Ông Tuấn cho biết việc này đã tác động tiêu cực tới cá nhân ông cũng như gây dư luận không hay trong cơ quan Bộ Nội vụ, ảnh hưởng tới công việc chung.
Về phương pháp, cách thức làm việc của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, một cán bộ am hiểu công tác kiểm tra cho rằng lẽ ra nếu thấy cán bộ có dấu hiệu vi phạm thì tổ chức có thể yêu cầu người đó báo cáo, kiểm điểm. Trên cơ sở đó người đứng đầu tổ chức đảng báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kỷ luật chứ không nên tự lấy phiếu kỷ luật nhau như vậy.
Trong trường hợp ông Tuấn, việc nhận định rồi bỏ phiếu kết luận Công văn 766 là mật là quá vội vàng. Bởi đây là vấn đề chuyên môn, phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế, UBKT Trung ương đã phải đề nghị Bộ Công an làm rõ có phải là mật không và kết quả là không mật.
Ngoài ra, việc để lộ, lọt thông tin bỏ phiếu như vậy mới chính là lộ bí mật, gây ảnh hưởng không tốt trong nội bộ... Đây là những vấn đề tập thể lãnh đạo Bộ Nội vụ cần rút kinh nghiệm, khắc phục để đoàn kết trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác của đơn vị.
Được biết tại thời điểm Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ kiểm điểm Thứ trưởng Trần Anh Tuấn thì ở cơ quan này còn xảy ra việc bị thất lạc hồ sơ gốc trình Thủ tướng phê chuẩn việc HĐND tỉnh Hậu Giang bầu ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch tỉnh. Lĩnh vực này thuộc trách nhiệm quản lý của một thứ trưởng khác.
Hồi tháng 8, trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, đại diện Bộ Nội vụ cho biết vụ việc đang được Bộ Công an phối hợp làm rõ và khi có kết quả sẽ công khai.
Theo Nghĩa Nhân
Pháp luật TPHCM
Đang làm rõ hồ sơ thất lạc của Trịnh Xuân Thanh Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7 của Chính phủ chiều ngày 3.8, báo chí đặt câu hỏi về việc thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh khi gửi tới Bộ Nội vụ phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Liên quan...