Vì sao cua đá Lý Sơn thành món đặc sản?
Khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg.
Theo lời người dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) thì cũng là cua biển, thế nhưng không như một số đồng loại khác sống dưới nước, cua đá (hay còn gọi là cua dẹp) sống ở khu vực có hang, hốc đá ven bờ trên đảo. Thức ăn của nó là lá, cây cỏ, rong rêu… mọc tự nhiên.
Không như một số đồng loại khác sống dưới nước, cua đá sống ở gành có hang, hốc đá ven bờ trên đảo.
Qua quan sát thì phần mai và các chi của cua đá có màu nâu tím, còn phần bụng dưới có hơi vàng.
Cua đá thường đi ăn vào ban đêm, còn ban ngày trú ẩn trong các hang đá.
Người dân đảo Bé kể: Đến giữa những năm của thập kỷ 90, cua đá ở đây vẫn nhiều vô số mà chẳng mấy ai bắt. Vào mùa nắng nóng, ban đêm người dân nơi đây thường ngủ không đóng cửa. Nên sáng ra quét nhà cua đá bò vào ngổn ngang khắp thềm, phải bắt bỏ ra lại bên ngoài sân.
“Vào thời điểm đó, vùng biển ven bờ trên đảo tôm cua nhiều vô số kể và thịt thơm ngon, vỏ lại mềm. Trong khi đó phần vỏ của loài cua này cứng như đá, bề ngoài trông xấu xí nên không mấy người bắt ăn”, bác Nguyễn Văn Bừng (53 tuổi), người dân nơi đây giải thích.
Video đang HOT
Tuy nhiên vài năm gần đây, khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg. Đó là lý do cua đá bị người dân săn lùng ráo riết, trở nên hiếm dần.
Vì vậy anh Bùi Văn Huệ (sinh 1975, ở xã An Bình (đảo Bé), huyện Lý Sơn) đã nảy sinh ý tưởng nuôi loại cua này. Theo đó năm 2007, trên khoảng 100m2 đất vườn phía sau nhà, anh Huệ đầu tư khoảng 10 triệu đồng để xây tường, giăng lưới rồi nhặt đá chất thành từng đống nhỏ ở bên trong làm nơi trú ngụ để nuôi, với thức ăn là các loại rau muống, rau lang, cơm thừa.
Khu vực nuôi cua của anh Huệ
Người thân của anh Huệ đang bắt cua đá nuôi để bán
Cân cua để chuẩn bị đưa đi bán
Thấy cua phát triển tốt và lợi nhuận mang lại tương đối, vì vậy gần cuối năm 2011, anh Huệ đầu tư mở rộng diện tích lên 600m2. Anh Huệ là người duy nhất ở Quảng Ngãi hiện đang nuôi cua đá biển.
Anh Huệ, người duy nhất ở Quảng Ngãi nuôi đặc sản cua đá
Anh Huệ cho biết: “Cua giống là loại nhỏ bắt ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 30-50gram/con, với giá từ 150.000-250.000 đồng/kg. Sau thời gian nuôi từ 6 tháng – 1 năm thì có thể xuất bán, với trọng lượng đạt từ 0,1-0,3kg/con. Vì nuôi theo hình thức mua con nhỏ bỏ vào, khi ai có nhu cầu thì bắt cua lớn bán ra nên không thể tính lợi nhuận cụ thể được”. Tuy nhiên với tổng số lượng cua lớn nhỏ đang nuôi hiện ước trên 3000 con, sau khi trừ chi phí đã mang lại một nguồn thu khá cho gia đình anh Huệ.
Theo Danviet
Lạ lùng loài chim biết giữ nhà như chó
Chim trích cồ - một loài chim quý hiếm đang được nuôi làm cảnh khá phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt loài chim này có khả năng bảo vệ lãnh thổ rất cao nên có thể nuôi để giữ nhà.
Trích cồ tên tiếng Anh là Purple Swamphen, là loài chim quý hiếm, có màu sắc đẹp, thẩm mỹ, được nhiều người yêu thích. Chim dễ nuôi, dễ sinh sản, khi nuôi quen thì thả lang như gà.
Anh Trần Nhữ Giáp - chủ Vườn chim Việt, nơi đang nhân nuôi khá nhiều giống chim quý hiếm này cho biết: Chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng chim trích cồ được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam. Đây là loài chim sinh sản theo mùa, nhưng mùa sinh sản thay đổi theo khu vực địa lí, thường là mùa mưa ở nhiều nơi, hoặc mùa hè tại những vùng có nhiệt độ cao.
Cận cảnh một con chim trích cồ quý hiếm.
"Chim trích cồ trưởng thành có màu xanh dương và xanh lá cây ở phần ức và bụng; chân, mỏ và trên đầu có màu đỏ tươi rất đẹp. Loài chim này có khả năng bảo vệ lãnh thổ rất cao, từ lâu người ta đã nuôi giống chim này để giữ nhà" - anh Giáp tiết lộ.
Anh Giáp cho biết thêm, khi có người lạ đến, chim bay đá và phát tiếng kêu lớn... Đặc biệt chúng rất lỳ, kể cả chụp lại được, đánh chúng nhưng khi thả ra chúng vẫn đá tiếp.
Chim có sức đề kháng cao và thức ăn của chúng rất phong phú (tiện cho quá trình nuôi): cua, cá, tép, rau, cỏ dại, lúa, gạo, thức ăn gà, củ sắn, giá, kể cả cơm...
Anh Phạm Văn Thế, chủ trang trại đang nuôi trên 100 con trích cồ ở Vĩnh Phúc cũng khẳng định, dựa vào đặc tính của loài chim này, chúng hoàn toàn có thể trông, giữ nhà như chó. "Điều chú ý khi nuôi giống chim này là chất lượng con giống. Con giống phải được mua từ việc ấp nhân tạo hay chim mẹ vừa ấp nở tách chim con nuôi ngay (không để chim mẹ dẫn). Như thế chim con mới dạn người và có đặc tính giữ nhà trong môi trường nuôi làm cảnh" - anh Thế chia sẻ thêm.
Ốc, cua, cá... là loài mà chim trích cồ rất thích ăn.
Nuôi trích cồ mồi làm bổi là một nghề đòi hỏi công phu, lòng kiên trì chứ đam mê không chưa đủ. Trước tiên là việc chọn giống, chăm sóc, bắt từng cặp trống mái nuôi chung cho đến ngày đẻ trứng, ấp con. Riêng trích mồi chọn con giống đã khó, huấn luyện nó trở thành con trích mồi hay đem vào rừng đá lại càng khó hơn.
Cũng theo anh Giáp, mùa sinh sản của chúng từ tháng 4 đến tháng 6. Mỗi năm chúng đẻ làm ba đợt. Đợt đầu đẻ thường 5 - 6 trứng, đợt hai 3 - 4 trứng, đợt ba 2 trứng. Khi đẻ ta lót ổ tròn, lớn như ổ gà. Chim trống và mái vừa sống chung vừa đẻ và ấp. Trích con khi mới nở, người nuôi cung cấp chuột bằm nhuyễn để chim mẹ đút cho con, ngoài ra phải kiếm thêm củ năng, giá, bông súng.
Sau từ 10 - 15 ngày, chim con mới mọc lông đều, lúc đó người nuôi mớm mồi cho chúng ăn để quen hơi. Chim non rất thích nước, nở một vài ngày là chúng nhảy vào thau nước ngâm mình. Nuôi 3 - 4 tháng chim mới đổi màu, thời gian này, người nuôi phân biệt được con trống lớn con, nhỏ hơn là mái.
Một chú chim trích cồ đang nghịch nước ở khu nuôi tại vườn chim Việt.
Theo anh Giáp, đặc biệt, trích trống hay mái đều làm được con mồi đem đi đá, thường thì con mồi mái đá hay hơn con trống vì nó kêu liên tục để dụ trích rừng. Tiêu chuẩn để tạo được con mồi hay phải biết xem tướng: đầu nhỏ, dáng chim thon, ngực nở, móng bự, có giọng kêu to, bền, thu hút chim rừng.
Theo Danviet
Trái hoang thành "kỳ tửu" miền Tây Từ loại trái cây mọc hoang là cà na và hồng quân, rụng xuống nước cá cũng không thèm ăn, một nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã tận dụng và sản xuất thành công loại rượu nhẹ giữ nguyên hương vị đặc trưng "không giống ai" của những loại trái này... Trái hoang Thất Sơn Cách đây nhiều năm, đến vùng...