Vì sao Covid-19 tăng trở lại chỉ tại các tiểu bang này ở Mỹ?
Một số tiểu bang ở Mỹ có số ca mắc Covid-19 cao hơn đến 5 lần so với các bang khác, với nguyên nhân có thể do tỷ lệ tiêm vắc xin còn thấp.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin tại Vermont, tiểu bang có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất ở Mỹ . Ảnh AFP
Theo CNN ngày 6.7, tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước ở Mỹ tăng trở lại sau nhiều tháng đạt tiến triển trong công tác phòng chống dịch.
Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy các bang có tỷ lệ tiêm vắc xin dưới mức trung bình chung có mức lây nhiễm cao gấp 3 lần các bang các bang có tỷ lệ tiêm trên mức trung bình chung.
Cụ thể, tỷ lệ mắc Covid-19 tại các bang có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp là 6 ca mới/100.000 dân mỗi ngày trong tuần qua. Trong khi đó, các bang có tỷ lệ tiêm vắc xin cao có tỷ lệ mắc bệnh là 2,2/100.000 dân mỗi ngày.
Đáng chú ý, bang Arkansas, có tỷ lệ tiêm vắc xin chưa đến 35% dân số, đã ghi nhận tỷ lệ mắc hằng ngày là 16 ca/100.000 dân trong tuần qua, cao gấp 5 lần tỷ lệ trung bình cả nước.
Video đang HOT
Arkansas cũng là 1 trong 10 bang có tỷ lệ mắc Covid-19 tăng hơn 25% trong tuần qua so với tuần trước đó.
Trong khi đó, Vermont dẫn đầu cả nước với tỷ lệ tiêm vắc xin đủ liều là 66% dân số. Nhờ đó, tiểu bang này có tỷ lệ mắc Covid-19 hằng ngày trong tuần qua thấp nhất, ở mức chưa đến 1 ca/100.000 dân/ngày.
Tỷ lệ tiêm vắc xin ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng mắc Covid-19. Theo bác sĩ Jonathan Reiner tại Đại học George Washington, các khu vực phía nam, tây nam và trung tây đang có số ca mắc Covid-19 tăng trở lại.
Florida là một trong những bang bị ảnh hưởng nhiều nhất, chiếm 17% trong tổng số các ca mới trên cả nước. “Sẽ còn có người tử vong cho đến khi chúng ta tiêm chủng tất cả mọi người”, ông Reiner khuyến cáo.
Trước tình trạng một số người trẻ nghĩ rằng họ không cần tiêm chủng, bác sĩ Reiner cho biết bệnh viện của ông có nhiều bệnh nhân trẻ và có người bị biến chứng sau nhiều tháng mắc bệnh.
Hiện tất cả 50 tiểu bang và thủ đô Washington ghi nhận biến chủng Delta, được xem là biến chủng mạnh nhất từ đầu dịch, và ông Reiner nhấn mạnh rằng vắc xin chính là “chiếc vé giúp bạn trở lại cuộc sống”.
Theo số liệu của trang Our World in Data , Mỹ đã tiêm 331 triệu liều vắc xin Covid-19 trên cả nước, trong đó có 157 triệu người đã tiêm đủ 2 liều. Số người tiêm đủ 2 liều chiếm 47,9% dân số.
Thành phố đầu tiên ở Mỹ có thể đạt miễn dịch cộng đồng với COVID-19
Các chuyên gia cho biết thành phố San Francisco ở bang California có thể trở thành thành phố lớn đầu tiên ở Mỹ đạt miễn dịch cộng đồng với COVID-19.
Người dân đi dạo trên phố người Hoa ở thành phố San Francisco, bang California hôm 22/5. Ảnh: Shutterstock
Theo trang Guardian (Anh), Tiến sĩ George Rutherford, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học California, cho biết San Francisco vẫn đang ghi nhận một số lượng nhỏ các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, với trung bình 13,7 ca/ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc COVID-19 thấp này không thể khiến các đợt bùng phát lan rộng hơn.
"Khả năng miễn dịch cộng đồng đang hình thành. San Francisco sẽ ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 đơn lẻ, nhưng sẽ không lan rộng", ông Rutherford nói.
Các chuyên gia ban đầu ước tính virus sẽ khó lây lan nếu 60 - 70% dân số có khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2. Song, khi một số biến chủng nguy hiểm và dễ lây lan hơn xuất hiện, các nhà khoa học cho rằng khả năng miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra khi 80 - 90% dân số được tiêm vaccine COVID-19.
San Francisco đã gần đạt mục tiêu đó. Theo dữ liệu từ cơ quan y tế, gần 80% người dân trong thành phố đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19 và 68% người dân đã được tiêm phòng đầy đủ.
Tiến sĩ Rutherford lưu ý rằng San Francisco có một số lợi thế trong việc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Thành phố này có ít trẻ em so hơn so với những nơi khác, điều này giúp tỉ lệ lớn cư dân đủ điều kiện tiêm phòng. Bên cạnh đó, người dân sinh sống tại đây cũng rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch COVID-19 và ủng hộ tiêm vaccine.
Hơn nữa, San Francisco có diện tích nhỏ bé, cộng đồng đông đúc nhưng được quản lý theo khu vực, cho phép các đội ngũ nhân viên y tế dễ dàng đi đến từng nhà để thuyết phục những người vẫn chưa muốn tiêm vaccine và tiếp cận những người có thể gặp khó khăn khi tiêm chủng.
"San Francisco đã phát triển một mô hình quốc gia về phân phối vaccine công bằng", bà Mary Ellen Carroll, Giám đốc Sở Quản lý Tình trạng Khẩn cấp của San Francisco cho biết trong một tuyên bố. Bà nói: "Việc tiêm vaccine tận nhà, cung cấp vaccine cho những người cao tuổi và người khuyết tật sẽ giúp thúc đẩy San Francisco vượt qua chặng đường cuối cùng trong chương trình tiêm chủng của mình".
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại bang Ohio, Mỹ ngày 10/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiến sĩ Chin-Hong, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, nhấn mạnh San Francisco trước đây cũng là thành phố đi đầu trong cuộc chiến chống bệnh AIDS. Điều này cũng có thể tạo niềm tin vào các biện pháp y tế mà các khu vực khác đang còn thiếu.
Một số ít khu vực trên toàn quốc có tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cao hơn San Francisco, nhưng không có khu vực nào là thành phố lớn.
Bang California đang chuẩn bị mở cửa trở lại và dỡ bỏ hầu hết các hạn chế COVID-19 vào ngày 15/6. Đây là một trong những bang có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trong cả nước, nhưng vẫn đứng sau 11 bang như Vermont, Massachusetts và Hawaii.
Tuy nhiên, ông Chin-Hong cho biết thực tế là California đã trải qua một đợt bùng phát dịch COVID-19 lớn vào mùa đông, điều đó có nghĩa là số lượng người dân đã có kháng thể miễn dịch đặc biệt cao.
"Hiện tại California là một nơi an toàn ở Mỹ. Khi bạn nhìn vào những gánh nặng của đại dịch, đây là một trong những nơi sinh sống an toàn nhất", ông nói.
Anh giúp Mỹ điều tra giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Tình báo Anh đang hỗ trợ Mỹ điều tra nguồn gốc nCoV, trong đó có giả thuyết virus lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, theo báo Anh. Tờ Telegraph hôm 30/5 cho biết giới chức tình báo Anh đã mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc nCoV, sau khi xuất hiện giả thuyết cho rằng virus thoát ra từ phòng...