Vì sao Covid-19 bùng phát trở lại?
Các chuyên gia nhận định đợt bùng phát Covid-19 từ Đà Nẵng có sự xâm nhập từ bên ngoài, song một phần do nhiều người chủ quan, lơ là phòng bệnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nhận định, sau 99 ngày không có dịch trong cộng đồng, Việt Nam xuất hiện hàng chục ca lây nhiễm chưa rõ F0 là một điều không vui, nhưng cũng không bất ngờ vì dịch vẫn đang hoành hành nhiều nước. Nguyên nhân dịch bùng phát trở lại chắc chắn là có sự lây lan từ bên ngoài khi có nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép, không qua kiểm dịch của ngành y tế. Do đó khả năng có những người bệnh đi lại trong cộng đồng là rất cao khiến dịch lây lan nhanh và khó khoanh vùng hơn.
Ngoài ra, một bộ phận mất cảnh giác, chủ quan và bỏ quên các biện pháp chống dịch như đi máy bay không đeo khẩu trang và thắc mắc “hết dịch rồi sao còn phải dùng”, tỏ thái độ khó chịu khi phải đo nhiệt độ. Những người vào chăm bệnh nhân trong bệnh viện không tuân thủ các khuyến cáo phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và dùng nước sát khuẩn.
“Sự buông lỏng ý thức khiến dịch bùng phát lên mạnh mặc dù chính phủ vẫn luôn nhắc nhở phải nâng cao cảnh giác và đề phòng”, ông Nga nhấn mạnh.
Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Điều trị Covid-19 Bộ Y tế, nói rằng thời gian vừa qua “vừa mở cửa vừa nghe ngóng” đã đạt được 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Có thể vì thành tích này mà có tư tưởng ngủ quên trong chiến thắng, và vì vậy quên mất việc đeo khẩu trang đến chỗ đông người, lại tụ tập đông người. Đà Nẵng mở cửa rất sớm cho du lịch, chỉ có nửa tháng đã hơn 80.000 người đến, phát triển kinh tế nhưng không lợi cho phòng chống dịch bệnh.
“Như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: chúng ta thắng trận đầu, nhưng như một vùng trũng thấp, muốn yên bình phải có đê bao thật chắc vì xung quanh các ruộng khác mưa vẫn rất to, chắc chắn rò rỉ”, giáo sư Kính nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch hội Truyền nhiễm Việt Nam, khẳng định dịch phát triển mạnh mẽ trên thế giới nên nguy cơ dịch trở lại Việt Nam rất cao. Bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng không về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc bệnh nhân, nên rất khó kiểm soát, chứ không phải thành phố chủ quan. Nhiều bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ cũng gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Theo bác sĩ Hà, tùy từng giai đoạn, chỉ thị khác nhau, người dân ứng biến phù hợp nhưng vẫn phải luôn có ý thức trong bảo vệ, phòng ngừa dịch bệnh. Các bệnh viện trên cả nước cũng siết chặt hơn tuyệt đối quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh, điều trị, chống nhiễm khuẩn…
Video đang HOT
Các bệnh viện siết chặt quy trình kiểm soát bệnh nhân đến khám, chữa bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ảnh: Thùy An.
Hiện, tình hình phức tạp hơn khi người du lịch trở về từ Đà Nẵng có thể mang theo mầm bệnh, phát tán khắp nơi. Hà Nội và TP HCM đều có trường hợp nhiễm. Ngoài ra, ổ dịch ở Bệnh viện Đà Nẵng phức tạp hơn Bệnh viện Bạch Mai vì đã có nhiều cán bộ y tế, người nhà lẫn bệnh nhân nhiễm virus, mức độ lây lan rộng hơn. Một số tỉnh đã tiến hành giãn cách xã hội để phòng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Toàn ngành y tế đang tập trung cả về nhân lực và trang thiết bị để hỗ trợ Đà Nẵng cũng như các địa phương có dịch, từ kiểm soát dịch bệnh cho đến điều trị bệnh nhân.
“Quan trọng nhất là các cá nhân trong cộng đồng cần tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch của y tế. Nhanh chóng phát hiện các ca F1 và F2 để khống chế, bao vây và cách ly”, chuyên gia nhận định.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo địa phương phải quyết liệt truy tận nơi, tìm từng người mang mầm bệnh. Người dân cần nhiệt tình hợp tác với chính quyền, khai báo đầy đủ, theo dõi sức khỏe bản thân và không lơ là các biện pháp do Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh.
Những việc hành khách tuyệt đối không nên làm khi máy bay đang cất - hạ cánh, chúng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn
Những hành động này còn được xem là gây cản trở cho an ninh hàng không và bạn có thể bị xử phạt.
Theo thống kê, giai đoạn cất cánh và đưa máy bay gây ra tới 14% các vụ tai nạn nguy hiểm, với giai đoạn hạ cánh, con số lên tới 49%. Chính vì vậy, giai đoạn máy bay cất - hạ cánh là hai thời điểm luôn được phi hành đoàn chú trọng nhất, cũng như có nhiều quy tắc an ninh hàng không buộc tất cả các hành khách phải tuân theo. Trong đó có 7 điều hành khách nên tránh nếu không muốn bị phạt vì gây cản trở an ninh hàng không, hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp xấu xảy ra.
1. Không thắt dây an toàn
Khi máy bay cất - hạ cánh, chỉ dẫn đầu tiên và tối quan trọng mà các tiếp viên luôn yêu cầu hành khách tuân theo là thắt dây an toàn. Thắt dây an toàn là để đảm bảo cố định cơ thể của bạn tại vị trí ngồi trong trường hợp thời tiết xấu hay có sự cố gây rung lắc, tăng nguy cơ sống sót trong tình huống xấu hơn. Việc thắt dây an toàn cũng nên được duy trì trên suốt chuyến bay.
2. Để khay ăn hạ xuống
Gập khay ăn trước mặt cũng là là một trong những hướng dẫn đầu tiên các tiếp viên yêu cầu khách làm theo. Tương tự như thắt dây an toàn, gập khay ăn để bạn không va đập vào khay nếu có rung lắc xảy ra, hoặc nếu có trường hợp cần sơ tán gấp sẽ dễ dàng di chuyển, người giải cứu cũng dễ dàng thao tác giúp bạn hơn.
3. Đóng cửa sổ
Mở cửa sổ khi máy bay cất - hạ cánh có nhiều ý nghĩa quan trọng, một trong số đó là tiếp viên hoặc nhân viên mặt đất có thể dễ dàng quan sát tình trạng bên trong/ngoài máy bay. Và ngay cả hành khách cũng thuận tiện nhìn ra ngoài để phát hiện những điều bất thường nếu có xảy ra và báo cho phi hành đoàn.
4. Để ngả ghế ngồi ra sau
Chiếc ghế ngả ngốn của bạn có thể sẽ thành "bệ đáp" của đầu, mặt, tay, chân... người ngồi sau khi có sự cố rung lắc xảy ra lúc cất cánh - hạ cánh. Bạn nên dựng thẳng ghế ngồi và tỉnh táo quan sát xung quanh để dễ dàng xoay sở và không gây ảnh hưởng tới người khác.
5. Sử dụng điện thoại di động
Đây là việc làm tối kỵ. Khi cất - cánh hạ cánh, phi hành đoàn cần trao đổi và nghe theo chỉ dẫn của trạm điều khiển không lưu mặt đất. Chiếc điện thoại của bạn hoàn toàn có thể gây nhiễu sóng, cản trở quá trình kết nối, thao tác của phi công. Tốt nhất là nên để chế độ máy bay và không sử dụng trong khoảng thời gian này để tập trung nghe theo chỉ dẫn của phi hành đoàn.
6. Đeo tai nghe
Các loại tai nghe nói chung đều không được sử dụng khi máy bay cất - hạ cánh. Tiếp viên hàng không thậm chí còn đi từng hàng ghế để kiểm tra. Việc hành khách đeo tai nghe có khả năng sẽ gây cản trở quá trình tiếp nhận chỉ dẫn từ phi hành đoàn trong khoảng thời gian nhạy cảm. Bên cạnh đó, đeo tai nghe với mức âm lượng nhất định có thể khiến tình trạng ù tai của bạn tồi tệ hơn.
7. Tháo giày, dép, đi chân trần
Nhiều người có thói quen lên máy bay sẽ tháo ngay giày, dép ra để ngồi, co chân lên ghế cho thoải mái. Tuy nhiên nên hạn chế và đặc biệt không nên khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh vì để bảo đảm an toàn trong trường hợp hoạn nạn xảy ra. Khi đó, các mảnh sắt, kính, đồ đạc vỡ, hoặc hoá chất, lửa cháy sẽ cản trở lối đi, nên việc đi chân trần sẽ rất nguy hiểm, khó xoay sở vì nguy cơ thương tích rất cao.
Ngoài việc gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng khi có trường hợp xấu xảy ra. Một số hành động còn được liệt vào hành vi cản trở an ninh hàng không, vi phạm quy định của Cục hàng không các quốc gia, và bạn hoàn toàn có thể bị xử phạt vì thiếu chú ý.
Phòng dịch COVID-19: Đi cùng chuyến bay có bệnh nhân dương tính, phải làm gì? Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với COVID-19 trên các chuyến bay. Đi cùng chuyến bay có bệnh nhân COVID-19, phải làm gì? Khử trùng máy bay có bệnh nhân nhiễm COVID-19 - Ảnh minh họa: Đậu Tiến Đạt Vừa qua, Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với COVID-19 trên các chuyến bay. Đi cùng trên...