Vì sao có tục giật cô hồn dịp Rằm tháng 7?
Vào Rằm tháng 7, người Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông, nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn, ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai.
Còn ở Việt Nam, quan niệm dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng chúng sinh.
Phong tục gắn với lễ cúng chúng sinh
Cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh là nghi thức không thể thiếu trong tháng 7 âm lịch. Trong đó, cúng chúng sinh dành cho những vong hồn không có người thờ tự.
Một số nơi có tục giật cô hồn vào Rằm tháng 7. Giật cô hồn là cách nói gọn của cụm từ “giật đồ cúng cô hồn”. Tục này bắt đầu từ nghi thức Vu lan bồn (Lễ Vu lan) trong Phật giáo. Ban đầu chỉ là động tác trẻ em lấy nhanh các đồ cúng và chạy ào đi.
Ở nhiều nơi, tục giật cô hồn biến tướng, gây mất an toàn.
Tập quán giật cô hồn phổ biến ở một số địa phương của Trung Quốc, chủ yếu là vùng Phúc Kiến, gọi là “cướp cô”. Đây là phần hội trong lễ hội Vu lan. Khoảng nửa cuối thời nhà Thanh, do sự biến tướng của lễ hội cướp cô khiến nhiều người bị thương, thậm chí đánh nhau gây nhiều vấn đề xã hội nên triều đình đã cấm tổ chức.
Có người cho rằng việc giành giật đồ cúng cô hồn như vậy là việc bình thường và nếu ăn được những đồ cúng đó sẽ mang đến sự bình an, may mắn. Thậm chí có người tin rằng khi cúng “cô hồn” ngoài đường, có người cướp lộc khi chưa hoặc đang cúng thì gia chủ nên mặc kệ.
Dư luận xã hội phản đối những biến tướng của giật cô hồn.
Tuy nhiên theo thời gian, tục giật cô hồn càng ngày càng có nhiều biến tướng, không còn dành cho trẻ em mà nhiều người lớn cũng tham gia.
Thậm chí nhiều người còn chen nhau giành giật tiền cúng, đồ cúng của gia chủ ngay cả khi họ chưa hoàn thành lễ cúng dẫn tới mất an ninh trật tự, ảnh hưởng an toàn giao thông.
Quan niệm khác nhau về tháng cô hồn ở phương Đông
Trong cuốn Việt Nam phong tục, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính viết: “Rằm tháng 7 gọi là Tết Trung Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mã làm chay về hôm ấy”.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc gọi tháng 7 âm lịch là Quỷ tiết và Thi cô. Các cách gọi đó thể hiện thời điểm để mọi người cầu cúng. Niềm tin trên bắt nguồn từ Đạo giáo, sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân gian Trung Quốc. Lâu dần, dân gian Trung Quốc lưu truyền quan niệm cõi âm do Địa quan Đại đế quản lý.
Quan niệm về tháng cô hồn có từ lâu và mang tính phổ biến.
Video đang HOT
Chính vì thế, tháng 7 âm lịch đặc biệt là ngày Rằm trùng với ngày sinh của Địa quan Đại đế nên cửa địa ngục sẽ mở. Ma quỷ, vong hồn quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho nhân gian.
Vào ngày rằm tháng 7, người Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông, nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn, ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai. Tục đốt mã cũng bắt nguồn từ Trung Quốc.
Quan niệm về tháng cô hồn du nhập vào Việt Nam, dần dần dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. Các chùa thiết lập trai đàn chẩn tế, để “tài pháp nhị thí” cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng.
Trong tháng 7 âm lịch, nhiều quốc gia ở châu Á có phong tục cúng Rằm.
TS. Trần Hữu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng – lý giải khi con người chết đi, có những người trở về thế giới tổ tiên, sau đó được con cháu thờ cúng.
Tuy nhiên, cũng có những người gặp tai nạn mà qua đời, chết bất đắc kỳ tử, chết đường chết chợ, không được con cháu chăm sóc nên phải bơ vơ.
“Người Việt xưa quan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng mà trời đất, âm dương có thể gặp gỡ nhau, nên phải làm lễ cúng chúng sinh cho những linh hồn không có nơi nương tựa”, TS. Trần Hữu Sơn nói.
Tháng 7 Âm lịch cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?
Rằm tháng 7 Âm lịch là dịp lễ quan trọng, còn được biết đến với tên gọi lễ Vu Lan hay xá tội vong nhân; cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm thương nhớ đối với cha mẹ qua lễ Vu lan, đồng thời cũng là thời điểm cúng thí thực cho các cô hồn, cầu siêu cho các vong linh có thể chưa siêu thoát. Vậy việc cúng rằm tháng 7 nên được thực hiện vào ngày và giờ nào?
Thời gian thích hợp để cúng rằm tháng 7
Theo quan niệm dân gian, thời điểm thích hợp để cúng rằm tháng 7 là từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15 tháng 7 Âm lịch, vì người ta tin rằng cánh cửa âm dương sẽ khép lại sau ngày 15 tháng 7 và sau thời gian này, các vong hồn sẽ không thể nhận lễ vật cúng tế nữa.
Có quan điểm cho rằng, vào đúng ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn lang thang, vì vậy gia đình nên cúng trước để bảo đảm lễ vật của mình được người thân đã mất và các vong linh được cúng đón nhận. Nhiều người thường cúng rằm tháng 7 từ ngày mùng 2 Âm lịch trở đi.
Tháng 7 Âm lịch cũng là mùa Vu lan báo hiếu. Ngoài lễ cúng cô hồn, nhiều gia đình chuẩn bị lễ cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, đồng thời đến chùa dự lễ.
Nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?
Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào tốt nhất?
Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối, trong khoảng từ 17h đến 19h, tức giờ Dậu. Dân gian cho rằng đây là thời điểm ánh sáng yếu, các vong hồn có thể nhận lễ vật. Ngược lại, vào ban ngày, ánh sáng mặt trời mạnh sẽ khiến các linh hồn trở nên yếu ớt, khó nhận được lễ vật cúng tế.
Do đó, việc cúng cô hồn vào ban ngày không được khuyến khích.
Hướng dẫn chi tiết cách cúng rằm tháng 7
Lễ cúng Phật
Đối với các gia đình theo đạo Phật và có bàn thờ Phật tại nhà, việc cúng Phật vào ngày rằm tháng 7 là không thể thiếu. Mâm cỗ cúng Phật không cần quá cầu kỳ, điều quan trọng là lòng thành kính của gia chủ. Một mâm cúng chay hoặc đĩa hoa quả tươi là đủ để thể hiện sự tôn kính.
Thời gian thích hợp để cúng Phật là vào buổi sáng.
Lễ cúng gia tiên
Mâm cúng gia tiên có thể là chay hoặc mặn, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình. Phần lớn mọi người chọn mâm cỗ mặn cho lễ cúng gia tiên. Ngoài ra, các lễ vật khác như trầu cau, hương, trà, rượu, vàng mã, trái cây cũng cần được chuẩn bị đầy đủ.
Các bước thực hiện lễ cúng gia tiên bao gồm:
Chuẩn bị mâm cỗ cúng và văn khấn.
Ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc.
Sắp xếp lễ vật trên hoặc trước bàn thờ gia tiên.
Thắp nhang và đèn cầy để mời các vị gia tiên.
Đọc văn khấn gia tiên ngày Rằm tháng 7 một cách rõ ràng.
Khấn vái để mời gia tiên hưởng lễ vật.
Sau khi nhang cháy hết, hạ mâm cúng và thụ lộc.
Lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn thường được tiến hành vào buổi chiều tối, tại sân hoặc ngõ, không nên cúng trong nhà. Các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn bao gồm:
Đĩa muối trắng
Đĩa gạo
Nước, hương, đèn dầu hoặc nến, hoa tươi
5 loại quả (nên có màu sắc khác nhau)
Quần áo giấy, vàng mã
Mía (nguyên vỏ hoặc chặt khúc nhỏ)
Cháo trắng loãng
Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh kẹo...
Nhiều người cho rằng, không nên dùng đồ mặn trong lễ cúng cô hồn để tránh khơi dậy tham sân si của các vong hồn. Nên hoàn thành lễ cúng trước 12h ngày 15 tháng 7 Âm lịch.
Bài viết trên đã giải đáp băn khoăn của bạn về việc cúng rằm tháng 7 vào ngày và giờ nào để đạt được hiệu quả tâm linh tốt nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng 7 một cách chuẩn chỉnh.
4 đại kỵ khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 không nên mắc để tránh gặp điều xui rủi Trước khi thực hiện cúng Rằm tháng 7 âm lịch 2024, các gia đình cần thực hiện bao sái ban thờ. Tuy nhiên, trong khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 nên biết đến 4 đại kỵ không nên mắc để tránh gặp điều xui rủi. Từ xưa ngoài Rằm tháng Giêng cũng có câu "Cúng quanh năm không bằng cúng...