Vì sao có tên gọi cà phê cappuccino?
Nhắc đến Italy, thức uống đầu tiên mà rất nhiều du khách nói đến chính là cappuccino.
Sự ra đời của cái tên cappuccino có nhiều câu chuyện, trong đó phổ biến nhất liên quan đến Marco da Aviano. Ông là thầy tu thuộc dòng Capuchin, người Italy, được Đức Giáo hoàng cử đến Vienna, Áo vào năm 1683. Ngay khi đến đây, ông được phục vụ một tách cà phê. Thầy tu thấy đồ uống quá đắng nên yêu cầu thêm sữa. Sữa và cà phê hòa vào nhau, tạo ra màu nâu nhạt, giống với màu áo của các thầy tu dòng Capuchin. Và cái tên cappucino ra đời từ đó.
Một giai thoại nữa liên quan đến cựu binh có tên Franciszek Jerzy Kulczycki. Người này trở về khi chiến tranh kết thúc, mang theo những bao cà phê bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên chiến trường. Ông mở cửa hàng phục vụ đồ uống tại Vienna. Chính Kulczycki đã đặt tên cho loại cà phê mà ông bán là kapuziner, sau khi thêm sữa, mật ong và các gia vị khác để làm ngọt đồ uống. Không ai biết chính xác Kulczycki mở quán khi nào. Nhưng từ đầu những năm 1800, trong các quán cà phê tại Áo, kapuziner đã được hiểu là cà phê với kem và đường.
Italy là quốc gia tiêu thụ cappuccino lớn nhất thế giới, và nó cũng được coi là thức uống hảo hạng của quốc gia hình chiếc ủng này. Ảnh: Wallpaper Tip
Món cà phê được nhắc đến trong các giai thoại trên đều được pha chế theo phương pháp sữa không được đánh bông như cappuccino ngày nay. Công thức cappuccino hiện tại bắt nguồn từ đầu những năm 1900, khi một người Italy là Luigi Bezzera được cấp bằng sáng chế máy pha cà phê espresso cải tiến. Và từ đó, trào lưu uống espresso (cà phê nguyên bản) trở nên phổ biến. Nối tiếp sự phát triển của nền văn hóa cà phê Italy, người dân bắt đầu sáng chế ra các phiên bản đa dạng hơn, dựa trên nguyên liệu cơ bản là espresso. Một trong số đó là cappuccino được nhiều người yêu thích. Một cốc cappuccino thường sẽ gồm 1/3 cà phê espresso, 1/3 sữa và 1/3 bọt sữa.
Nhiều người Áo vẫn tự hào rằng, đồ uống nổi tiếng khắp thế giới này bắt nguồn từ đất nước họ. Nhưng chính người Italy mới biến nó thành một phong cách sống, thành cái tên nổi tiếng trong làng đồ uống thế giới. Ngày nay, tại quốc gia hình chiếc ủng, đây là thức uống phổ biến hơn cả espresso vì nó có hương vị ngọt ngào hơn. Nó cũng là một trong những đại diện cho ẩm thực Italy.
Có một ngạn ngữ nổi tiếng nói về món đồ uống này là “Người Italy uống cappuccino đến 11h”. Việc người dân không bao giờ dùng sau bữa trưa có thể chỉ là một giai thoại, hoặc một lời đồn. Tuy nhiên, tin đồn này được coi là khá chính xác. Rất ít người Italy dùng cappuccino buổi chiều vì cho rằng thức uống có sữa này sẽ làm đầy bụng, không tốt cho việc tiêu hóa. Theo truyền thống, họ sẽ uống một ly cappuccino vào buổi sáng cho một sự khởi đầu mới nhiều năng lượng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa cappuccino mang phong cách truyền thống của Italy và các nước khác chính là hình thức phần bọt sữa phía trên. Theo phong cách Italy truyền thống, cappuccino gồm lớp bọt sữa màu trắng trên mặt ly, và một vòng nâu (chính là cà phê) bao quanh mép cốc. Với các nước còn lại, cappuccino thường được những người pha chế đồ uống vẽ tỉ mỉ các hình thù nghệ thuật lên lớp bọt.
Cappuccino phong cách truyền thống của Italy (bên phải) và cappuccino được trang trí ở các nước khác. Ảnh: 43factory
Bỏ túi cách pha cà phê cốt dừa thơm béo, ngon khó cưỡng
Cà phê cốt dừa bùi béo khiến nhiều bạn yêu say đắm. Chắc hẳn bạn đang muốn học cách tự pha cho mình một ly cà phê đặc biệt. Vậy hãy để VinID giúp bạn Bỏ túi ngay cách pha cà phê cốt dừa thơm béo, đậm vị, ngon khó cưỡng nhé!
1. Cách làm cà phê cốt dừa bùi béo
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột cà phê: 25g (khoảng 3 muỗng cà phê)
Nước cốt dừa: 80ml
Dừa sấy khô hoặc hạt mứt hoa quả...
Sữa đặc: 60ml
Video đang HOT
Đá viên nhỏ hoặc đá bào.
Những nguyên liệu chính để làm cà phê cốt dừa
Cách làm
Bước 1: Pha cà phê
Nếu có máy pha cà phê, chỉ cần cho bột cà phê vào chung với nước nóng (khoảng 30ml). Bấm nút và chờ đợi là xong.Trường hợp bạn không có máy thì có thể dùng phin để pha.Khi pha với phin, cho khoảng 30ml nước nóng ở nhiệt độ sôi 93 độ vào cà phê để ủ. Đợi 1-2 phút, cho 50ml nước nóng vào phin, chờ đến khi cafe chắt nước xuống hết.
Bước 2: Xay hỗn hợp nước cốt dừa
Các nguyên liệu đã chuẩn bị (nước cốt dừa, sữa đặc, đá nhỏ) cho hết vào máy xay sinh tố và bấm máy xay nhuyễn.
Lưu ý: Dùng máy xay có công suất lớn sẽ giúp đánh hỗn hợp thành tuyết mịn. Xay thời gian lâu hơn để hỗn hợp nguyên liệu thêm mịn hơn. Vì khi xay càng mịn sẽ giúp bạn càng dễ đổ ra ly và nhìn đẹp mắt hơn.
Quan sát thấy hỗn hợp lên bông như tuyết và xốp thì dừng công đoạn xay lại.
Xay nhuyễn hỗn hợp nước cốt dừa, sữa đặc, đá nhỏ
Bước 3: Lắc cà phê cho sủi bọt
Đem cà phê đã pha vào bình và lắc đều. Lắc thật mạnh và đều tay đến khi thấy cà phê sủi bọt dày, mịn màu nâu nhạt là được.
Lưu ý: Nếu không có bình lắc thì đổi thành một chai nhựa để lắc và tạo bọt cho cà phê.
Lắc đều tay cho cà phê sủi bọt
Bước 4: Đổ cafe vào cốc
Cà phê lắc tạo bọt xong đổ vào cốc thủy tinh. Nếu muốn nhìn đẹp hơn, nên chọn loại cốc thủy tinh có miệng rộng.
Bước 5: Đổ hỗn hợp ra pha cùng cà phê
Đổ hỗn hợp nước cốt dừa, sữa đặc và đá đã xay vào cốc thủy tinh. Đổ từ từ và đều tay để giữ lại phần bọt.Tạo hình sao cho cốc cafe của mình có phần chóp cốt dừa thật hấp dẫn và bắt mắt.
Đổ hỗn hợp nước cốt dừa, sữa đặc và đá vào cà phê đã pha
Thành phẩm
Để ly cà phê cốt dừa thêm sức hấp dẫn, có thể trang trí lên trên ly một ít mứt hoa quả hay dừa khô, tùy theo sở thích. Ly cà phê cốt dừa thơm ngon đã sẵn sàng chờ bạn thưởng thức.
2. Cách làm cà phê cốt dừa keto
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột cà phê: 25g (khoảng 3 muỗng cà phê)
Nước cốt dừa: 80ml
Sữa dừa
Stevia dạng lỏngVani
Những nguyên liệu chính để làm cà phê cốt dừa keto
Cách làm
Bước 1: Pha cà phê
Tương tự như cà phê cốt dừa bình thường, đầu tiên bạn cần pha cà phê như Bước 1 ở trên. Sau khi pha xong, bạn làm tiếp các bước sau.
Bước 2: Tạo hỗn hợp sữa dừa
Cho sữa dừa (5 muỗng canh), nhân vani (nửa muỗng cà phê) và Stevia dạng lỏng (1 muỗng cà phê) vào chung 1 tô chịu nhiệt và khuấy đều lên.
Tạo hỗn hợp cùng sữa dừa, vani và Stevia dạng lỏng
Bước 3: Pha hỗn hợp cùng cà phê
Cho hỗn hợp trộn được vào lò vi sóng và bấm nút từ 30-50 giây. Đợi hết thời gian lấy ra, cho thêm 100-200ml nước dừa cùng phần cà phê đã pha trước đó vào và trộn đều. Bạn có thể cho thêm đá lạnh nếu muốn.
Pha hỗn hợp cùng cà phê đã pha trước đó
Bước 4: Đánh bông sữa dừa
Đổ 200ml sữa dừa ra ly và dùng máy đánh bông sữa dừa lên, đánh tầm 10-20 giây để sữa vẫn ở dạng đặc sệt.Sau khi đánh xong, bạn đổ sữa dừa từ từ vào ly cà phê cốt dừa pha ở Bước 3.
Thành phẩm
Ly cà phê cốt dừa theo keto tốt cho sức khỏe đã hoàn thành, sẵn sàng chờ đợi bạn đến thưởng thức.
Thành phẩm ly cà phê cốt dừa thơm ngon
3. Lưu ý khi pha chế cà phê cốt dừa
Tùy theo khẩu vị khác nhau mà bạn có thể thay đổi lượng nguyên liệu cho phù hợp.Nếu thích uống đắng thì có thể tăng lượng cafe nhiều hơn. Ngược lại, nếu thích uống ngọt thì bỏ nhiều sữa đặc hơn. Khi trang trí, bạn không nên bỏ nhiều mứt hoa quả, dừa khô. Trang trí quá nhiều sẽ lấn át hương vị của ly cà phê và làm mất đi tính thẩm mỹ.
Trang trí đơn giản bắt mắt mà không mất đi vị cà phê
Để ly cà phê cốt dừa đạt vị thơm ngon, bùi béo bạn cần đặc biệt chú ý:
Nếu máy xay sinh tố có công suất nhỏ thì bạn nên dùng đá bào để trộn hỗn hợp hiệu quả nhất.Cho đá vừa phải để không làm mất đi vị cà phê.
Với hướng dẫn cách pha cà phê cốt dừa được chia sẻ trên, mong rằng bạn sẽ có cho mình ly cà phê thơm béo, đậm vị. Hãy đến ngay siêu thị VinMart gần nhất để mua nguyên liệu hoặc đặt hàng qua app VinID để chọn cho mình những nguyên vật liệu tốt nhất nhé!
TOP 5 cách làm sinh tố sapoche (hồng xiêm) thơm béo, hấp dẫn, ngon ngất ngây Sapoche (hồng xiêm) là thức quả thơm ngon, hấp dẫn. Nếu là tín đồ của sapoche, thì đừng bỏ qua 5 cách biến tấu cách làm sinh tố sapoche siêu hấp dẫn mà VinID sắp giới thiệu với bạn nhé! 1. Các công thức cách làm sinh tố sapoche thơm ngon 1.1. Sinh tố sapoche Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Sapoche: 4...