Vì sao cơ quan điều tra không đề nghị truy tố em trai Phạm Công Danh?
Dù nhận định Phạm Công Trung (em trai bị cáo Phạm Công Danh) là đồng phạm, giúp sức cho Danh trong việc vay tiền tại BIDV nhưng Cơ quan CSĐT Bộ Công an áp dụng quy định có lợi để không xử lý hình sự ông Trung.
Phạm Công Danh tại phiên tòa hồi tháng 2.2018 ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Trong nội dung bổ sung tài liệu gửi TAND TP.HCM liên quan đến đại án VNCB giai đoạn 2, Viện KSND tối cao cho rằng em trai của bị cáo Phạm Công Danh là ông Phạm Công Trung có dấu hiệu đồng phạm với bị cáo Danh trong việc gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) hơn 6.126 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo Viện KSND tối cao, do Cơ quan CSĐT không đề nghị truy tố ông Phạm Công Trung trong vụ án này nên Viện KSND đang tiếp tục xem xét.
Cụ thể, theo hồ sơ vụ án, Phạm Công Trung nguyên là Tổng giám đốc VNCB; Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, xây dựng, thương mại Việt Trung (gọi tắt Công ty Việt Trung).
Kết quả điều tra bổ sung có căn cứ xác định ông Trung giao hồ sơ pháp nhân của Công ty Việt Trung cho bị can Mai Hữu Khương để Khương và Trung tiến hành lập hợp đồng mua bán khống vật liệu với một công ty khác, trị giá hợp đồng trên 24 tỉ đồng.
Thông qua hợp đồng mua bán khống này, Danh bổ túc vào hồ sơ của Công ty Nhất Nhất Vinh do Danh đứng sau để vay 330 tỉ đồng của Ngân hàng BIDV (tài sản đảm bảo khoản vay là tiền của VNCB được gửi tại BIDV – PV). Do Công ty Nhất Nhất Vinh không trả được tiền cho BIDV, bị BIDV siết nợ, gây thiệt cho VNCB hơn 215 tỉ đồng.
Ngoài ra, Phạm Công Trung thừa nhận đưa một số người đến Sở KH-ĐT làm thủ tục thành lập công ty và lấy thông tin các dự án theo chỉ đạo của bị can Danh.
Video đang HOT
Theo Viện KSND tối cao, hành vi của Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho Danh trong việc vay tiền của BIDV. Tuy nhiên, cơ quan điều tra áp dụng quy định tại Điều 7 bộ luật Hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không đề nghị truy tố Phạm Công Trung trong vụ án này. Do đó, Viện KSND tối cao đang tiếp tục xem xét, đánh giá hành vi, áp dụng pháp luật, khi có đủ căn cứ sẽ đề nghị xử lý sau.
Đồng thời, Viện KSND tối cao đề nghị trong quá trình điều tra công khai tại phiên tòa, nếu cáo căn cứ xác định hành vi phạm tội của Phạm Công Trung thì HĐXX quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 21.6, Viện KSND tối cao đã bổ sung tài liệu và chuyển hồ sơ vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 qua TAND TP.HCM.
Tháng 2.2018, sau hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, HĐXX TAND TP.HCM quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, đề nghị Viện KSND tối cao làm rõ một số vấn đề.
Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra và điều tra bổ sung, Viện KSND tối cao khẳng định kết quả điều tra bổ sung không làm phát sinh, thay đổi nội dung vụ án đã nêu theo cáo trạng năm 2017. Vì vậy, Viện KSND tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố đối với 46 bị cáo và đề nghị TAND TP.HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN – VNCB), Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Sacombank), Phan Huy Khang (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) cùng đồng phạm ra xét xử sơ thẩm lần 2 về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo bị đề nghị đưa ra xét xử về hành vi cho 29 công ty liên quan đến Phạm Công Danh vay tiền tại Sacombank, NH TMCP Tiên Phong (TPBank), NH TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), gây thiệt hại của VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.
Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2018 bãi bỏ tội danh “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ Luật hình sự 1999.Mặt khác, Phạm Công Trung đang điều hành Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (theo ủy quyền của Phạm Công Danh), công ty đang duy trì hoạt động bình thường và đang phối hợp với cơ quan pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự có liên quan đến Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh. Vì vậy, áp dụng quy định tại Điều 7 bộ luật Hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không xem xét xử lý hình sự đối với Phạm Công Trung.
Theo Thanhnien
Cựu Chủ tịch TrustBank tiều tụy ngày ra tòa
Bị đưa ra xét xử về cáo buộc sai phạm gây thiệt hại 470 tỷ đồng, ông Hoàng Văn Toàn gầy hơn lúc bị bắt, tóc bạc nhiều.
Sáng 2/5, TAND TP HCM xét xử ông Hoàng Văn Toàn (cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) và đồng phạm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với khung hình phạt 10-20 năm tù.
Được dẫn đến tòa khá sớm, ông Toàn cùng cựu Tổng giám đốc TrustBank - Trần Sơn Nam trông hom hem, gầy hơn lúc bị bắt và tóc bạc khá nhiều.
Phiên tòa do thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt - Phó chánh tòa Hình sự làm chủ tọa. Tòa cũng triệu tập bị án Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch VNCB), Phan Thành Mai (cựu tổng giám đốc VNCB) với vai trò là người có quyền nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.
Cựu Chủ tịch Hoàng Văn Toàn (trái) và tổng giám đốc Trần Sơn Nam tại tòa hôm nay. Ảnh: Hải Duyên.
TrustBank tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Cổ phần Rạch Kiến có trụ sở tại tỉnh Long An. Tháng 6/2010, TrustBank được nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, bà Hứa Thị Phấn nắm 85% cổ phần và giữ chức vụ Cố vấn cấp cao. Đại diện theo pháp luật gồm ông Hoàng Văn Toàn - Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam.
Ông Phạm Công Danh sau đó mua lại Trustbank từ nhóm cổ đông Phú Mỹ do bà Phấn làm đại diện và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB.
Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, trước khi chuyển giao quyền điều hành ngân hàng cho ông Danh, cuối tháng năm 2012, ông Toàn và dàn lãnh đạo cấp dưới đã thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty Thịnh Quốc vay 370 tỷ đồng và Công ty Đại Hoàng Phương vay 280 tỷ với lãi suất 15% trong thời hạn 12 tháng.
Hai công ty này do ông Danh thành lập, thuê nhân viên bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh làm giám đốc, không hoạt động kinh doanh. Ông Danh chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ khống để hai công ty này vay tiền ngân hàng với mục đích mua lại lô đất hơn 5.000 m2 tại khu vực Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) thuộc một công ty khác của ông Danh trị giá gần 940 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng chính là giá trị lô đất này. Tiền giải ngân được chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh cho ông Danh trả nợ các khoản vay trước đó.
Ông Danh và một số bị án khác được triệu tập đến tòa. Ảnh: Hải Duyên.
Kết quả điều tra xác định, khi phê duyệt cấp tín dụng cho 2 công ty của ông Danh vay vốn, ông Toàn và các thành viên hội đồng tín dụng đã không thực hiện đúng quy định như: hồ sơ vay vốn không có báo cáo tài chính, không đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng, rủi ro... Trên thực tế, các doanh nghiệp này không có hoạt động kinh doanh, hồ sơ vay vốn đều lập khống.
Về tài sản bảo đảm, thực tế lô đất tại Sân vận động Chi Lăng chưa giải tỏa xong, chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư và cũng không có bất cứ hoạt động đầu tư nào. Tuy nhiên, khi cấp tín dụng, hội đồng đã căn cứ vào chứng thư thẩm định về giá trị dự án hình thành trong tương lai.
Hành vi vi phạm trong việc cho vay của ông Toàn và cấp dưới dẫn đến ngân hàng bị thiệt hại 470 tỷ đồng.
Hồi tháng 9/2016, quá trình xét xử giai đoạn một vụ án ông Danh và đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho VNCB, TAND TP HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với các thành viên Hội đồng tín dụng của TrustBank do ông Hoàng Văn Toàn đứng đầu. Đến đầu năm 2017, ông và dàn lãnh đạo cấp dưới bị bắt.
Quá trình điều tra, ông Toàn và các bị can kêu oan cho rằng mình đã làm đúng trình tự thủ tục. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là, sau khi tiếp quản ngân hàng ông Danh cùng dàn lãnh đạo cấp dưới đã điều chỉnh lãi suất xuống 12% và gia hạn khoản vay thêm một năm. Đến hạn tất toán nhưng VNCB đã không thu hồi được các khoản vay này
Theo Hải Duyên (VNE)
Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê: Trả hồ sơ điều tra bổ sung 6 vấn đề Tòa cho rằng có nhiều nội dung chưa được làm rõ nên quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 6 vấn đề nổi cộm trong vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê. Sau nhiều ngày nghị án, sáng nay (7.2) TAND TP.HCM đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch...