Vì sao có người sợ lỗ, ai dễ bị hội chứng sợ lỗ?
Hội chứng sợ lỗ (trypophobia) khiến ta có cảm giác ghê tởm, sợ hãi khi nhìn chùm lỗ nằm sát nhau như bát sen, san hô… Nhưng tại sao có người mắc chứng này? Có cách trị nó không?
Những chùm lỗ có thể bình thường với người này nhưng là nỗi kinh hoàng với người khác – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hội chứng sợ lỗ (trypophobia) là gì?
“Trypophobia không giống như những nỗi ám sợ khác”, Arnold Wilkins, giáo sư danh dự khoa tâm lý học tại Đại học Essex (Anh), một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về căng thẳng thị giác, nhận xét trên Health. Trong khi ám sợ thường được đặc trưng bởi triệu chứng sợ hãi, trypophobia dường như chủ yếu xoay quanh triệu chứng đặc trưng là sự ghê tởm.
Theo một đánh giá năm 2018, phụ nữ dường như có nhiều khả năng bị trypophobia. Chẩn đoán bệnh đồng mắc phổ biến nhất của nó là rối loạn trầm cảm chính và rối loạn lo âu tổng quát. Giáo sư danh dự khoa tâm lý học tại Đại học Essex (Anh) Arnold Wilkins và đồng nghiệp của ông, tiến sĩ Geoff Cole, phát hiện ra rằng khoảng 16% những người tham gia nghiên cứu có các phản ứng bị ám sợ, theo Health.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Bất lực, ghê tởm hoặc sợ hãi
- Nổi da gà, ngứa da hoặc cảm thấy da lâm râm
- Chóng mặt, run rẩy, khó thở
- Đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh
- Nhức đầu
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Tại sao lại sợ những cái lỗ?
Video đang HOT
Vào năm 2013, Arnold Wilkins và Geoff Cole xuất bản một bài báo nêu quan điểm cho rằng ám sợ lỗ có thể là kết quả của một đặc điểm thị giác cụ thể được tìm thấy ở các động vật mang độc, kích hoạt một số phần tiến hóa của não, gây hoảng hốt.
Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kent (Anh) đã đưa ra một lý thuyết khác để giải thích cảm giác khó chịu mà một số người gặp phải khi quan sát các mẫu lỗ. Họ cho rằng đó là một phản ứng tiến hóa đối với các kích thích báo hiệu sự hiện diện của ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm. Nói cách khác, ám sợ lỗ là ghê sợ ký sinh trùng và các bệnh tạo ra cụm hình dạng tròn chẳng hạn như sởi, rubella, ban đỏ, đậu mùa, ve và ghẻ.
Đây là phản ứng thích nghi thông thường nhưng những người mắc chứng trypophobia thì phải trải nghiệm “phiên bản phóng đại và quá mức” của nó, theo Health.
Điều trị trypophobia?
Không có cách điều trị cụ thể và tuyệt đối với ám sợ lỗ. Nhưng các chuyên gia và nhà trị liệu có nhiều cách để giúp những người mắc trypophobia giảm triệu chứng, theo Health:
- Liệu pháp phơi nhiễm (tiếp xúc): Cho người bệnh tiếp xúc dần dần với đối tượng họ sợ hãi với lộ trình nhất định. Theo thời gian, những triệu chứng sẽ giảm bớt.
- Liệu pháp hành vi nhận thức: Bệnh nhân làm việc với nhà trị liệu để “thay đổi” suy nghĩ và hành vi có thể gây ra chứng sợ hãi.
- Các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu có thể giúp làm giảm sự ghê tởm, sợ hãi hoặc lo lắng gây ra bởi chứng ám sợ.
- Thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo lắng cũng có thể làm giảm các triệu chứng.
Khi nhiệt độ quá nóng, điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể con người?
Khi trời quá nóng, cơ thể phải tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường nhằm duy trì hoạt động bình thường. Vậy tác động của nhiệt độ sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Bắc Bộ và Trung Bộ đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt kéo dài với với nền nhiệt độ phổ biến 35-38 độ C, thậm chí, có thiết bị đo được nhiệt độ ngoài trời lúc 14h chiều ngày 1/6 tại Hà Nội còn lên đến 55 độ C!
Theo dự báo mùa bão năm nay đến muộn nên những đợt nắng liên tục ở nhiều khu vực là điều sẽ khiến không ít người phải cảm thấy mệt mỏi vì những thay đổi bên trong cơ thể mình, nhất là người lớn tuổi và trẻ em.
Hãy cùng tìm hiểu xem, liệu khi nhiệt độ quá nóng và kéo dài như vậy thì điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể của con người qua bài viết dưới đây.
1. Sởn/nổi da gà, nổi mẩn đỏ
Da là lớp bảo vệ cơ thể trước những biến đổi của môi trường xung quanh. Tưởng như việc nổi da gà là điều thường xảy ra khi trời lạnh thì trời nóng cũng khiến bản phải sởn da gà đấy!
Giống như cách chúng ta bảo vệ bản thân mình khi trời lạnh bằng cơ chế sởn da gà (giúp co các lỗ chân lông lại để làm tăng thể tích khối cách nhiệt do lông tạo ra, làm ấm da) thì cơ chế này cũng giúp cơ thể chống lại cái nóng quá mức của môi trường.
Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các protein giúp bảo vệ hệ tim mạch trước các bệnh tim mạch (CVD) như đột quỵ, hay bị mệt lử, kiệt sức vì nắng nóng. Ngoài ra bạn còn cảm thấy ngứa, nổi mẩn đỏ rất khó chịu ở da.
Lý do là mồ hôi bị tắc bên dưới da khi các lỗ chân lông bị "đóng lại" gây kích ứng da. Hơn nữa các chất nhờn tiết ra sẽ kết hợp với bụi bẩn bám trên da cũng khiến cho việc thoát mồ hôi càng trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó những nguyên nhân khác như tia cực tím mạnh trong khí quyển, sốc nhiệt do thay đổi môi trường đột ngột từ nơi có máy lạnh ra ngoài trời nắng nóng, bệnh mề đay cholinergic hay dị ứng thời tiết, phấn hoa, phấn trang điểm cũng sẽ khiến da gặp các vấn đề tương tự.
2. Bộ não quá tải: Đau đầu, choáng váng, say nắng
Đau đầu, choáng váng do nắng nóng. Ảnh: Shutterstock
Chắc hẳn bạn đã trải qua cảm giác choáng váng trước cái nóng như đổ lửa, nhất là khi đi ra ngoài trời hay hoạt động quá mức dưới nắng nóng.
Khi hoạt động dưới trời nóng, những tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ - cũng là trung tâm điều hòa thân nhiệt) một cách liên tục khiến trung tâm này bị chấn động và gây rối loạn trong việc điều hòa thân nhiệt.
Khi cái nóng làm cơ thể "quá tải" trong việc điều hòa thân nhiệt một cách tự nhiên kèm theo hiện tượng mất nước cấp, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn và tác động tới vùng mặt cũng như xung quanh mắt (theo WebMD).
Một lý do khác khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đó là do nhiệt độ cao đòi hỏi tim phải bơm máu nhiều hơn tới da khiến mạch máu dãn ra khiến áp suất máu giảm mạnh và lúc này tim càng phải làm việc nhiều hơn. Hệ quả là lượng máu bơm lên bộ não ít hơn khiến não bị thiếu oxy và điều này có thể khiến con người bị choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
3. Tác động tới cơ bắp và các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, hôn mê
Buồn nôn cũng xuất hiện khi nắng nóng tác động xấu tới cơ thể. Ảnh: iStock
Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của cơ thể khi nhiệt độ quá cao gây mất cân bằng chất điện phân và khử nước, đó là tín hiệu của cơ thể khi thiếu hụt nước và chất điện giải như Kali và Natri.
Việc thiếu hụt Natri (chất điện giải quan trọng nhất nhằm cân bằng dịch và pH trong máu, trợ giúp chức năng thần kinh, cơ) do bị mất đi theo tuyến mồ hôi khi trời nóng còn gây ra chuột rút, buồn nôn hay hạ natri máu, và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Đến khi cơ thể quá tải thì một hiện tượng kỳ lạ sẽ xảy ra, đó là việc cơ thể không tiết ra mồ hôi nữa do tuyến mồ hôi ngưng hoạt động. Cơ bắp sẽ trở nên "yếu đuối" hơn bao giờ hết vì thiếu đi năng lượng (được cơ thể tạo nên từ đường glocozo). Đó cùng là lý do khiến bạn cảm thấy lười biếng, uể oải khi trời nóng.
4. Tác động tới tim và thận
Nước tiểu có màu đục tối. Ảnh: Shutterstock
Khi bị mất nước do nhiệt độ quá cao đẩy mạnh quá trình khử nước khỏi cơ thể, nước tiểu sẽ trở nên tối màu hơn (dark urine), trái ngược với khi trong nước tiểu có đủ nước kết tinh, màu nước tiểu sẽ có màu vàng và thậm chí trong trẻo.
Tim bạn sẽ đập nhanh hơn trong quá trình khử nước khỏi cơ thể nhằm bơm đủ máu tới các cơ quan của cơ thể để duy trì các hoạt động bình thường.
Công việc của tim càng trở nên khó khăn hơn khi các mạch máu mở rộng tiết diện làm áp suất máu giảm đi.
Thận cũng bị "quá tải" công việc nhưng lượng máu đưa tới cơ quan này cũng bị ít đi so với thông thường làm cho việc duy trì hoạt động của thận một cách bình thường càng trở nên khó khăn hơn.
Bác sĩ Joseph N. Chorley của Bệnh viện Nhi đồng Texas (Texas Children's Hospital) cho hay: "Với việc giảm đi lượng máu đưa tới thận, sẽ có ít dưỡng khí và dinh dưỡng tới cơ quan này và khiến thận ở trong tình trạng bất lợi".
Trên đây chỉ là một trong những tác động tiêu biểu tới những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, còn vô vàn những hệ quả khác đối với các cơ quan khác khi nhiệt đô tăng cao mà bạn sẽ cần phải lưu ý để hạn chế những tác động xấu tới sức khỏe mùa hè này.
16 hội chứng sợ hãi kì lạ, liệu bạn có mắc? Con người thường có những nỗi sợ hãi mà ngay chính bản thân họ cũng không thể hiểu nổi. Bạn liệu đã mắc phải hội chứng nào trong số 16 hội chứng dưới đây? 1. Hội chứng sợ không gian kín (Claustrophobia) Hội chứng sợ không gian kín. Ảnh: Zhihu Đây là một dạng ám ảnh sợ hãi tương đối thường gặp. Nỗi...