Vì sao có người nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng?
Dịch do virus corona gây ra đang có xu hướng ngày càng tăng số ca mắc bệnh. Thống kê trên toàn thế giới, đến thời điểm hiện tại đã có 1.115 người tử vong do dịch này. Tại Việt Nam ghi nhận 15 ca dương tính với virus Corona và đều là các ca nhẹ.
Bệnh nhân thứ 13 không có biểu hiện bệnh.
Liệu những người nhiễm virus corona chủng mới có khả năng lây bệnh cho người khác ngay cả khi bản thân họ chưa phát lộ những triệu chứng không? Đó là một trong những câu hỏi khó lý giải nhất đang thách thức các nhà khoa học. Nếu ngay cả những người chưa có biểu hiện bệnh cũng có thể lây nhiễm thì việc dập dịch sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Tại Việt Nam, cũng ghi nhận có ca dương tính với Covid-19 nhưng bệnh nhân không sốt, không ho, không có biểu hiện bệnh. Vì vậy, thời gian ủ bệnh có phải 14 ngày như các hướng dẫn trước đây hay không, hay thời gian ủ bệnh kéo dài hơn, biểu hiện bệnh bao gồm những gì… là những nội dung đang được các chuyên gia y tế Việt Nam bàn thảo và hướng dẫn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ, nhiều người cũng thắc mắc hỏi ông về việc bác sĩ cảnh báo thời gian ủ bệnh có thể lên tới 24 ngày nên việc cách ly hiện nay đang áp dụng là 14 ngày có đủ an toàn. Theo bác sĩ, muốn biết chính xác thời gian ủ bệnh bao nhiêu thì phải biết thời gian họ tiếp xúc với người bệnh và điều này phải chờ thời gian rất lâu mới có thể kết luận được; còn thời gian như báo chí đang đưa có thể lên 24 ngày là chưa chính xác.
Video đang HOT
Bác sĩ Khanh phân tích, Corona cũng giống các virus gây bệnh hô hấp khác, thời gian virus trong vùng mũi họng nhưng không gây ra triệu chứng vì chưa đủ lượng virus. Sởi, quai bị, thủy đậu cũng lây như thế, có thể lây dạng tiền chứng khoảng 1-2 ngày trước khi phát bệnh.
Việc nhiều người lo lắng có người tiếp xúc từ ngày 17/1 đến nay mới phát hiện ra virus, vì sao lại lâu như vậy, bác sĩ Khanh giải thích đây có thể là người lành mang virus.
Theo bác sĩ Khanh, người lành mang trùng là không phải lạ. Có những người bị nhẹ, người bị nặng. Con virus này ngoài thông tin bên Trung Quốc thì qua lâm sàng virus Covid-19 có thể đang tiến dần sang thành Humancorona virus.
Humancorona virus phát hiện năm 1960 và nó là con virus kinh điển vẫn gây bệnh cảm lạnh trong mùa đông. Còn virus Covid-19 là chủng virus mới. Đến nay các nghiên cứu về Covid-19 vẫn mới. Các dữ liệu hiện nay đều sử dụng các nghiên cứu từ corona truyền thống và virus corona gây ra bệnh SARS. Chính vì thế, để trả lời chính xác thời gian ủ bệnh và người lành mang trùng trong bao lâu thì các nhà nghiên cứu cần có thêm thời gian.
TS. BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, thời gian ủ bệnh tới bây giờ từ khi tiếp xúc với người có nguy cơ gây bệnh đến lúc phát bệnh từ 2 đến 14 ngày. Người lâu nhất từ khi nhiễm tới phát bệnh là 14 ngày nhưng đây không phải là thời gian duy nhất; tuy nhiên, kết quả thống kê trên nhiều trường hợp cho thấy thời gian ủ bệnh là 14 ngày.
“Tại Vĩnh Phúc, khi 1 người mắc bệnh có thể lây cho người khác, thậm chí có thể lây 100 người nhưng lại chỉ có một số người mắc, còn một số người chỉ mang virus không phát bệnh, giống nhiều bệnh truyền nhiễm khác như cúm và lao. Không phải cứ nhiễm mới có bệnh và có thể nhiễm qua xét nghiệm thấy dương tính nhưng không phải gây bệnh. 100 người nhiễm virus nhưng bao nhiêu người phát bệnh thì chưa ai rõ. Những người có sức đề kháng tốt nếu nhiễm các tác nhân gây bệnh thì có thể không phát bệnh”, bác sĩ Vinh phân tích.
Theo infonet
Mùa virus corona: Vì sao cách ly quá nhiều người là nên mừng?
Dư luận lo lắng trước thông tin quận Bình Tân tiếp nhận và theo dõi hơn 1.000 trường hợp đến từ vùng dịch. Thế nhưng, theo các chuyên gia, việc cách ly (theo dõi tại cơ sở y tế, tại địa phương) nhiều như vậy là điều nên mừng.
Các thông tin mới nhất về Covid-19, tên dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt cho dịch bệnh do virus corona mới 2019-nCoV gây nên cho thấy tại Việt Nam, rất nhiều người đang phải chịu sự cách ly y tế tại cơ sở y tế hay tại địa phương.
Khu cách ly được Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) chuẩn bị trong mùa dịch
Lý giải vì sao TP HCM nói chung và Việt Nam nói riêng có con số cách ly quá "khủng" và vẫn đang tiếp tục chuẩn bị thêm các địa điểm cách ly mới như các bệnh viện dã chiến vậy, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết đơn giản là vì chúng ta đang chống dịch quá kỹ, cách ly quá nhiều lớp.
Theo tiêu chuẩn mà ngành y tế nước ta đề ra trong mùa dịch, người bị cách ly bao gồm cả những người không nhiễm bệnh. Con số cách ly lớn nhất đang là những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có yếu tố dịch tễ là đi về từ vùng dịch. Họ sẽ được cách ly 14 ngày, nếu trong thời gian đó vẫn không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào thì được cho về; nếu có ho, sốt hay các biểu hiện bệnh khác thì sẽ đem đi xét nghiệm.
Các đối tượng bị cách ly xung quanh người bệnh cũng rất rộng. Ngoài người nhiễm và người nghi nhiễm, người có tiếp xúc với người bệnh dù chưa bệnh cũng bị cách ly. Để chắc chắn hơn, những người chỉ tiếp xúc với nhóm "có tiếp xúc với người bệnh" nói trên cũng bị cách ly.
"Mục đích việc cách ly quá nhiều lớp, nhiều người như thế nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ người mang mầm bệnh tiếp xúc được với cộng đồng. Vì thế, có thể nói nếu một địa phương đang có con số cách ly quá lớn là họ đang chống dịch tốt" - bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định.
Anh Thư
Theo nguoilaodong
Bệnh nhân đã khỏi Corona có khả năng mắc lại không? Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc chủng mới virus Corona đã điều trị khỏi sẽ không còn khả năng lây bệnh cho người khác vì miễn dịch của bệnh này có thể kéo dài tới 2 năm. Ảnh minh họa. Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM với những bệnh nhân mắc chủng...