Vì sao có kiểu giết trẻ con khuyết tật tại bộ tộc Kamayurá?

Theo dõi VGT trên

Từ bao đời nay, theo luật tục của bộ tộc Kamayurás ở Brazil, trẻ sơ sinh khuyết tật đều bị giết. Brazil đang tranh cãi về vấn đề này: Có nên tôn trọng luật tục vô nhân đạo của các dân tộc bản địa hay không?

Vì sao có kiểu giết trẻ con khuyết tật tại bộ tộc Kamayurá? - Hình 1

Thổ dân bộ tộc Kamayurá ở Mato Grosso (Brazil) – Ảnh: NEW YORK TIMES

Cách đây hơn 10 năm, Kanhu rời bộ tộc Kamayurá lúc 7 tuổi và từ đó không bao giờ quay về quê cha đất tổ. Điều trần trước Quốc hội Brazil vào tháng 5-2017, cô giải thích: “Nếu tôi ở lại chắc chắn tôi sẽ chết”.

Kanhu mắc bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển (cơ teo dần). Nếu cô không rời đi, thổ dân sẽ giết cô như họ đã từng làm bao nhiêu đời nay đối với trẻ em khuyết tật từ bé.

Còn 20 nhóm có tập quán giết trẻ khuyết tật

Theo số liệu thống kê gần nhất vào năm 2010, tổng số dân tộc bản địa ở Brazil là 897.000 người, chiếm 0,5% dân số.

Bộ tộc Kamayurá có gần 600 người, thuộc nhóm các bộ tộc giết trẻ em nếu chúng bị khuyết tật, con của bà mẹ đơn thân và trẻ sinh đôi vì họ cho rằng chúng mang lại điềm xấu. Theo các nhà truyền giáo Tin lành, còn khoảng 20 nhóm trong hơn 300 dân tộc bản địa ở Brazil tuân theo luật tục này.

Năm 2014, Viện Khoa học xã hội Mỹ La tinh đã công bố “bản đồ bạo lực” ở Brazil . Địa phương đứng đầu là Caracaraí với 19.000 dân, trong đó phần lớn thuộc bộ tộc Yanomami.

Bộ trưởng Bộ An ninh công cộng Amadeu Soares đánh giá bảng xếp hạng này phản ánh mối quan tâm đầu tiên đến vấn nạn giết trẻ em tồn tại trong các bộ tộc.

Hiện nay rất khó đánh giá quy mô các vụ giết trẻ em trong các bộ tộc. Quỹ Thổ dân quốc gia – một tổ chức của chính phủ, không thu thập dữ liệu và cũng không công khai thừa nhận. Khi bị truy hỏi, tổ chức này cho rằng tập quán giết trẻ em chỉ liên quan đến một tỉ lệ không đáng kể các bộ tộc.

“Bàn đến vấn đề giết trẻ em trong nhiều trường hợp là mưu toan bài xích các dân tộc bản địa và thể hiện thành kiến với họ”

Tuyên bố của Qũy Thổ dân quốc gia

Vì sao có kiểu giết trẻ con khuyết tật tại bộ tộc Kamayurá? - Hình 2

Kanhu mắc bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển (ngồi giữa) cùng gia đình được các nhà truyền giáo giúp đỡ chuyển đến ngoại ô thủ đô Brasília – Ảnh: FOREIGN POLICY

Dự luật Muwaji cấm giết trẻ em

Ngày 19-12-1973, Brazil đã thông qua đạo luật số 6001 về quy chế thổ dân. Luật chia các bộ tộc bản địa làm ba nhóm: Các bộ tộc sống biệt lập hoàn toàn, các bộ tộc tiếp xúc hạn chế với thế giới bên ngoài và các bộ tộc đã hòa nhập hoàn toàn vào xã hội.

Luật quy định các bộ tộc như bộ tộc Kamayurá chỉ thực hiện luật liên bang ở mức tương ứng với mức hòa nhập xã hội. Chính đạo luật này đã giúp các dân tộc bản địa khỏi bị truy tố về tội giết hại trẻ em.

Trong khi đó từ nhiều năm nay, các nhà truyền giáo Tin lành đã mở chiến dịch vận động ngăn chặn các bộ tộc giết trẻ em. Kết quả đạt được là một dự luật được Hạ viện Brazil thông qua vào năm 2015 và đang chờ Thượng viện xem xét.

Video đang HOT

Dự luật mang tên “Luật Muwaji”, lấy tên một phụ nữ thổ dân vào năm 2005 không chịu giết người con gái bị khuyết tật theo luật tục.

Năm 2007, lúc nghị sĩ Henrique Afonso đệ trình dự luật, làn sóng tranh cãi gay gắt bùng nổ giữa những người ủng hộ quyền con người phổ quát (chủ trương quyền sống không thể xâm phạm) và những người bảo vệ thuyết tương đối văn hóa (bảo vệ các cộng đồng có quyền tự do tổ chức theo chuẩn mực luân lý riêng).

“Khi chúng ta bàn đến vấn đề giết trẻ em, có nhiều người nói: Đó là văn hóa của họ, chúng ta phải tôn trọng. Nhưng vì tình yêu của Chúa, cần phải ngăn chặn một nền văn hóa bao gồm cái chết của trẻ thơ vô tội”.

Cô Kanhu điều tra trước Quốc hội Brazil vào tháng 5-2017

Vì sao có kiểu giết trẻ con khuyết tật tại bộ tộc Kamayurá? - Hình 3

Các nhà nhân chủng học lập luận do môi trường sống khắc nghiệt nên các bộ tộc ở Brazil phải giết trẻ tật nguyền – Ảnh: CATERS NEWS

Hiệp hội Nhân chủng học Brazil chỉ trích

Hiệp hội Nhân chủng học Brazil đã công bố thư ngỏ chỉ trích dự luật Muwaji là đẩy các dân tộc bản địa vào tình huống của bị cáo.

Hiệp hội này so sánh dự luật Muwaji là hành động trấn áp và gây tổn thương nặng nề đối với các dân tộc bản địa và nhà nước không có quyền xen vào luật tục tuy bị thế giới bên ngoài xem là vô nhân đạo nhưng đã giúp các bộ tộc sống sót trong môi trường khắc nghiệt từ nhiều thế hệ qua.

Một nhà nhân chủng học giấu tên giải thích cần phải hiểu nạn giết trẻ em trong các bộ tộc trong bối cảnh môi trường khắc nghiệt của vùng Amazon. Trong môi trường đó, trẻ em tật nguyền là trở ngại lớn cho sinh tồn.

Nhà khoa học này so sánh: “Một cái chân bị tật dưới mắt chúng ta là điều bình thường, song đối với họ lại không đơn giản”.

Hiến pháp quy định không rõ ràng

Nhiều người dân Brazil đánh giá không thể chấp nhận chuyện chính phủ cho phép các bộ tộc giết trẻ em tàn tật nhân danh bảo tồn văn hóa thay vì để nhà nước chăm lo điều trị.

Nếu dự luật Muwaji được Thượng viện thông qua, Brazil phải sửa đổi đạo luật năm 1973 về quy chế thổ dân. Sau đó, các cơ quan chính phủ phải ban hành hàng loạt biện pháp tương ứng. Ví dụ phải lập sổ đăng ký các sản phụ có nguy cơ (bà mẹ đơn thân, bà mẹ mang song thai) để kiểm soát trẻ sơ sinh sau này, hoặc phải có biện pháp báo tin nếu có vụ giết trẻ em.

Đạo luật sửa đổi cũng phải quy định người biết mạng sống và an toàn của người dân tộc bản địa bị đe dọa mà không báo cáo với chính quyền sẽ bị xử phạt.

Chỉ có điều hiến pháp Brazil năm 1988 lại đưa ra khái niệm chung chung, vừa bảo vệ quyền sống không thể xâm phạm của các dân tộc bản địa vừa bảo vệ các cấu trúc xã hội, phong tục, ngôn ngữ, tín ngưỡng và truyền thống của họ.

Với mâu thuẫn như thế trong hiến pháp, các nghị sĩ trong tương lai sẽ phải đương đầu với thách thức: Nước ngoài có xem luật tục của các dân tộc bản địa là vô nhân đạo hay không?

Vì sao có kiểu giết trẻ con khuyết tật tại bộ tộc Kamayurá? - Hình 4

Nhiều bộ tộc ở Brazil cho rằng trẻ bị tàn tật, con của bà mẹ đơn thân và trẻ sinh đôi là điềm xấu – Ảnh: CATERS NEWS

Năm 2002, Brazil đã phê chuẩn Công ước về các dân tộc và bộ lạc bản địa ở các quốc gia độc lập (được Tổ chức lao động quốc tế thông qua năm 1989).

Điều 8 Công ước nêu: “Những dân tộc được đề cập trong Công ước này phải có quyền được duy trì những tập quán và thể chế của riêng họ, nếu như chúng không trái với những quyền cơ bản được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và với những quyền con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi”.

Luật sư Maíra Barreto đánh giá như vậy theo luật pháp quốc tế, nếu tập quán giết trẻ em không tương thích với quyền con người thì phải bị hủy bỏ.

Theo tuoitre.vn

Nỗi niềm của chị Sáu khuyết tật đất cố đô

Chị Sáu "khuyết tật" - đó là biệt danh mà nhiều người quý mến đặt cho chị Dương Thị Sáu (45 tuổi), giám đốc doanh nghiệp may Sáu Toản ở xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, Ninh Bình.

Nỗi niềm của chị Sáu khuyết tật đất cố đô - Hình 1

Chị Dương Thị Sáu (đứng) hướng dẫn một nữ công nhân khiếm thính cách sử dụng máy may. (Ảnh: T.Q)

Bền bỉ cưu mang người khuyết tật

Sau hàng chục năm kiên trì, bền bỉ với việc truyền nghề, tạo việc làm cho các thanh, thiếu niên khuyết tật, đến giờ chị Sáu không nhớ rõ mình đã cưu mang bao nhiêu số phận. Chị lúc nào cũng tâm niệm khi còn sức chị sẽ làm đến cùng để giúp họ.

Nói về cái tên "Sáu khuyết tật" mà mọi người yêu mến đặt cho mình dù bản thân là người hoàn toàn bình thường, chị Sáu cười giải thích: Nghe mọi người gọi mình với cái tên đó, tôi lại thấy rất vui và hạnh phúc. Từ nhỏ đến lúc lớn lên, thấy các bạn cùng trang lứa khuyết tật bị mọi người xa lánh rất khổ cực nên ngay từ đó mình đã nung nấu ước mong sau này phải làm gì đó để giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng.

"Đến giờ cũng đã giúp được nhiều người, thấy mọi người được xã hội công nhận và tự kiếm được tiền nuôi bản thân, mình thấy cái tên đó gần gũi, thân thương, như một minh chứng khẳng định ước mơ của mình khi xưa đã thành hiện thực", chị Sáu chia sẻ.

Tốt nghiệp THPT chị Sáu xin gia đình đi học nghề may. "Do bố mẹ muốn hướng mình học đại học để sau này làm công chức nhà nước nên khi biết được ý định của mình, gia đình phản đối kịch liệt. Mình lại phải kiên trì thuyết phục ông bà, sau đó bố mẹ hiểu được tâm nguyện của mình nên mới đồng ý cho theo nghề" - chị Sáu nhớ lại.

"Đối với người khuyết tật mình phải có cách dạy riêng, vất vả hơn nhiều so với dạy người thường. Quan trọng là phải có tấm lòng và đặc biệt là sự kiên nhẫn. Dạy người thường phải cố 1 thì dạy người khuyết tật phải cố 10...".

Thời gian học nghề ở Hà Nội chị rất chăm chỉ. Ngoài giờ học, chị đến các xưởng may xin làm thêm, phụ giúp công việc cắt vải, may vá nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tế. Học xong, năm 1990 chị về quê xin phụ việc tại các xưởng may để rèn luyện tay nghề.

Đến năm 1992, chị quyết định vay vốn mở xưởng may và đi các xã kiếm người khuyết tật về dạy nghề cho họ. Thời gian đầu do vốn ít, xưởng nhỏ nên chị chỉ tuyển vài thanh niên khuyết tật về dạy nghề. Chị nhớ lại những khó khăn ban đầu.

Có những bạn thiểu năng, vì chưa có kinh nghiệm tiếp xúc nên khi dạy các bạn không hiểu, chị còn bị cấu cào chảy cả máu. Có bạn học được nghề rồi thì đang làm lại... bỏ đi chơi, không biết đường về. Chị và gia đình nhiều bận phải chạy đôn chạy đáo tìm kiếm.

"May các bạn không bị sao, chứ có mệnh hệ gì thì mình không biết ăn nói thế nào với gia đình người ta" - chị cười hiền.

Nỗi niềm của chị Sáu khuyết tật đất cố đô - Hình 2

Một công nhân khuyết tật may quần, áo tại xưởng của chị Sáu ở Yên Mô. (Ảnh: T.Q)

Qua nhiều lần vấp váp trầy trật như vậy, chị Sáu rút ra kinh nghiệm: "Đối với người khuyết tật mình phải có cách dạy riêng, vất vả hơn nhiều so với dạy người thường. Quan trọng là phải có tấm lòng và sự kiên nhẫn, chịu thương chịu khó. Dạy người thường cố 1 thì dạy người khuyết tật phải cố 10...".

Chị Sáu cho biết, đối với từng trường hợp khuyết tật, chị có các phương pháp dạy và phân công công việc cho phù hợp. Như các em bị câm điếc thường rất khéo tay chị giao cho làm may, em nào bị thiểu năng trí tuệ thì chị giao cho đính cúc, cắt chỉ.

Đối với em bị khuyết tật về chân thì chị đầu tư thêm mô tơ điện để cho các em làm máy... Nhờ thế mà các sản phẩm của cơ sở chị làm ra không chỉ đẹp mà còn rất chất lượng không thua kém gì các sản phẩm của các đơn vị khác trong ngành.

"Dù có nhiều đối tác chia sẻ, giúp đỡ nhưng cũng còn nhiều đối tác vẫn còn kỳ thị không đặt hàng hoặc bỏ đơn hàng vì nhiều lý do. Trong năm 2017, một số đối tác thân quen trong tỉnh đã bỏ đặt hàng khiến cho đơn vị và người lao động của tôi rất khó khăn, hoang mang", chị Sáu chia sẻ.

Mong được tiếp sức

Được sự quan tâm, giúp sức cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Sở LĐTBXH tỉnh Ninh Bình, năm 2006 chị đã thành lập được doanh nghiệp may Sáu Toản.

Từ một cơ sở vài ba công nhân, đến nay doanh nghiệp của chị Sáu có hàng chục công nhân khuyết tật. Trong đó nhiều em đã được chị dạy nghề thuần thục, có thể tự may được quần áo theo đơn đặt hàng.

Là một trong số những người bị khuyết tật ở chân được chị Sáu giúp đỡ, chị Nguyễn Thị Bình (30 tuổi) ở xã Yên Thắng, huyện Yên Mô đến giờ vẫn đang làm tốt công việc của mình tại doanh nghiệp Sáu Toản.

"Có việc làm để kiếm được tiền để nuôi con, đến giờ tôi đã tự tin lên rất nhiều. Mong rằng, thời gian tới có thêm nhiều đơn đặt hàng hơn để chúng tôi có thêm việc làm thêm thu nhập".

Nỗi niềm của chị Sáu khuyết tật đất cố đô - Hình 3

Chị Sáu (áo hồng, đứng giữa) cùng các học viên khuyết tật tại một lớp học nghề may. (Ảnh: T.Q)

Để tạo thêm các công ăn việc làm cho người khuyết tật, chị Sáu tìm đi khắp nơi để kiếm đơn hàng cho đơn vị mình. "Thời gian đầu cũng khó khăn nhưng dần dần mọi người cũng hiểu và chấp nhận đặt thử nghiệm để mình làm. Lâu dần thấy các sản phẩm của tôi làm uy tín, chất lượng, giá rẻ nên lượng hàng đặt ngày càng nhiều. Nhờ thế mà tôi đã tạo thêm được công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật hơn tại địa phương. Trong số đó, phần lớn các đơn hàng được giao về cho các người khuyết tật ở các gia đình trong và ngoài huyện", chị Sáu cho biết.

Đơn vị của chị đã được nhiều đối tác trường học tại nhiều nơi đặt hàng, trong số đó, có nhiều trường học tận tỉnh Lai Châu đã chia sẻ tấm lòng và đặt chị làm đồng phục học sinh gần chục năm nay. Nhưng cũng còn nhiều đối tác vẫn còn kỳ thị không đặt hàng hoặc bỏ đơn hàng vì nhiều lý do. Trong năm 2017, một số đối tác thân quen trong tỉnh đã bỏ đặt hàng...

Hiện, chị Sáu rất mong mỏi các đối tác quen nối lại đơn đặt hàng và cũng mong các trường học, doanh nghiệp trong cả nước đặt hàng, chia sẻ khó khăn với đơn vị, giúp chị có thêm động lực cưu mang thêm nhiều người khuyết tật hơn nữa.

Có điều chị Sáu vẫn luôn canh cánh trong lòng: Quy mô diện tích nhà xưởng của chị rộng chưa đến 50m2, không khác một cơ sở may nhỏ lẻ hộ gia đình. Chị Sáu muốn mở rộng để làm xưởng lớn, thu hút và đào tạo thêm nhiều người khuyết tật, lao động nông thôn có hoàn cảnh khó khăn, nhưng điều kiện kinh tế hiện tại không cho phép chị thực hiện việc đó.

Tâm sự với chúng tôi, chị buồn bã: "Các bạn khuyết tật tìm đến xin học nghề ngày càng đông nhưng cũng không biết làm sao để giúp được hết...".

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật với mức lương trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp của chị Sáu còn tổ chức và nhận dạy nghề cho nhiều học viên khuyết tật ở trong và ngoài tỉnh. Tính đến nay, chị đã dạy nghề may cho khoảng trên 500 người khuyết tật.Bạn đọc muốn chia sẻ, đặt hàng xin liên hệ với chị Dương Thị Sáu ở xóm 2, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) qua số điện thoại: 0978156962.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồngVườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng
10:47:38 03/02/2025
Bi kịch các nam thanh niên Ấn Độ bị gí súng ép phải lấy vợBi kịch các nam thanh niên Ấn Độ bị gí súng ép phải lấy vợ
06:55:27 02/02/2025
Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 nămChuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm
16:47:15 02/02/2025
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?
06:56:10 02/02/2025
Những phát minh kỳ lạ nhất lịch sửNhững phát minh kỳ lạ nhất lịch sử
06:54:49 02/02/2025
Chó cưng hướng đống lá sủa liên tục, người phụ nữ tò mò tới xem thì hốt hoảng phát hiện sinh vật bí ẩnChó cưng hướng đống lá sủa liên tục, người phụ nữ tò mò tới xem thì hốt hoảng phát hiện sinh vật bí ẩn
10:42:20 03/02/2025
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giáDò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá
20:02:46 03/02/2025

Tin đang nóng

SỐC: Từ Hy Viên 3 lần cấp cứu vì nguy kịch ở Nhật, tử vong chỉ sau 5 ngày phát bệnhSỐC: Từ Hy Viên 3 lần cấp cứu vì nguy kịch ở Nhật, tử vong chỉ sau 5 ngày phát bệnh
15:59:44 03/02/2025
Thi hài Từ Hy Viên được hỏa táng ở Nhật, di ngôn hé lộ tâm nguyện sau lần thập tử nhất sinh 9 năm trướcThi hài Từ Hy Viên được hỏa táng ở Nhật, di ngôn hé lộ tâm nguyện sau lần thập tử nhất sinh 9 năm trước
14:50:44 03/02/2025
Dòng tâm sự cuối cùng trên mạng xã hội của Từ Hy Viên trước khi qua đờiDòng tâm sự cuối cùng trên mạng xã hội của Từ Hy Viên trước khi qua đời
16:28:02 03/02/2025
Chồng ca sĩ Hàn lên tiếng về cái chết của Từ Hy Viên: "Tôi không hề ổn"Chồng ca sĩ Hàn lên tiếng về cái chết của Từ Hy Viên: "Tôi không hề ổn"
17:03:19 03/02/2025
Từ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sảnTừ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sản
14:53:32 03/02/2025
Hé lộ số tiền bồi thường vụ bé trai ném pháo làm hư hỏng loạt xe sang Lexus, Porsche: Khác xa con số ước tính 20 tỷ đồng!Hé lộ số tiền bồi thường vụ bé trai ném pháo làm hư hỏng loạt xe sang Lexus, Porsche: Khác xa con số ước tính 20 tỷ đồng!
16:53:56 03/02/2025
Team qua đường "tóm dính" cặp chị - em Vbiz ở sân bay, đưa nhau về ra mắt gia đình hậu hẹn hò bí mật?Team qua đường "tóm dính" cặp chị - em Vbiz ở sân bay, đưa nhau về ra mắt gia đình hậu hẹn hò bí mật?
15:43:43 03/02/2025
Bộ phim đỉnh nhất của Từ Hy Viên: Nữ thần một thời, nhan sắc không đối thủBộ phim đỉnh nhất của Từ Hy Viên: Nữ thần một thời, nhan sắc không đối thủ
15:15:03 03/02/2025

Tin mới nhất

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
Công ty bày hơn 500 tỷ đồng tiền mặt thưởng Tết cho nhân viên

Công ty bày hơn 500 tỷ đồng tiền mặt thưởng Tết cho nhân viên

10:46:15 01/02/2025
Trong cuộc họp chung thường niên của công ty, các nhân viên được tham gia vào cuộc thi đếm tiền mặt, ai đếm càng nhanh càng chính xác sẽ càng nhận được nhiều tiền thưởng.
Bị khách nhầm với anh sinh đôi, tài xế đoàn tụ với gia đình thất lạc sau 30 năm

Bị khách nhầm với anh sinh đôi, tài xế đoàn tụ với gia đình thất lạc sau 30 năm

10:45:01 01/02/2025
Tài xế taxi ở Trung Quốc đã bị khách hàng nhận nhầm với anh trai sinh đôi vì cả hai quá giống nhau, nhờ vậy anh tìm lại được gia đình ruột thịt sau 30 năm thất lạc.
Vườn thú nhận 'gạch đá' khi nhuộm chó thành hổ

Vườn thú nhận 'gạch đá' khi nhuộm chó thành hổ

10:44:02 01/02/2025
Một video được chia sẻ trên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, cho thấy một chú chó con Chow Chow được sơn sọc đen và cam chơi trong chuồng tại vườn thú Qinhu Bay Forest Animal Kingdom ở Taizhou.
Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đe dọa thế nào

Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đe dọa thế nào

08:08:00 01/02/2025
Siêu sao Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan là một trong những cá thể hà mã lùn cuối cùng còn sót lại trên Trái Đất do môi trường sống tự nhiên của chúng đang dần bị thu hẹp bởi nạn phá rừng tràn lan
Những "cây thần linh" nghìn năm tuổi được đồng bào K'Ho Cil bảo vệ

Những "cây thần linh" nghìn năm tuổi được đồng bào K'Ho Cil bảo vệ

17:32:54 31/01/2025
Trên đỉnh Biduop - Núi Bà, nhiều cây thần linh nghìn năm tuổi được đồng bào K Ho Cil tôn kính, bảo vệ. Những người bản địa thường xuyên ôm cây, cầu nguyện để xin được ban phước lành.
Trend năm mới: Bỏ quán cafe, Gen Z chuyển "văn phòng" đến chốn không ai ngờ

Trend năm mới: Bỏ quán cafe, Gen Z chuyển "văn phòng" đến chốn không ai ngờ

17:25:58 31/01/2025
Khi quán cafe dần mất đi sức hút, Gen Z bất ngờ tìm đến những không gian độc lạ để làm việc, tạo nên một xu hướng đầy bất ngờ trong năm mới.
Chuyến thám hiểm tình cờ phát hiện ra nơi sâu nhất của đại dương

Chuyến thám hiểm tình cờ phát hiện ra nơi sâu nhất của đại dương

08:00:10 31/01/2025
Khi một đoàn thủy thủ từ tàu HMS Challenger hạ sợi dây xuống để đo độ sâu trong chuyến thám hiểm năm 1875, họ đã tình cờ phát hiện ra Rãnh Mariana - nơi sâu nhất của đại dương.
Các loài động vật sống thọ nhất thế giới, loài thứ ba trong danh sách có thể sống tới 500 năm

Các loài động vật sống thọ nhất thế giới, loài thứ ba trong danh sách có thể sống tới 500 năm

07:58:41 31/01/2025
Chúng ta cùng điểm qua 5 loài động vật có tuổi thọ cực khủng trên trái đất, dù là đứng thứ 3 thì tuổi thọ của chúng cũng có thể lên tới 500 tuổi nhé!
Những sự kiện thiên văn học lớn nhất năm 2025

Những sự kiện thiên văn học lớn nhất năm 2025

07:20:34 31/01/2025
Cả bảy hành tinh khác trong hệ mặt trời sẽ cùng xuất hiện trên bầu trời Trái đất trong hiện tượng diễu hành hành tinh đặc biệt.
Thái Lan kêu gọi đốt nhang, vàng mã online để chống ô nhiễm không khí

Thái Lan kêu gọi đốt nhang, vàng mã online để chống ô nhiễm không khí

17:13:36 30/01/2025
Trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí, Chính phủ Thái Lan khuyến nghị người gốc Hoa sinh sống tại đây dùng hương điện, đốt vàng mã trực tuyến.
Hình tượng rắn năm Ất Tỵ 2025 ở Trung Quốc

Hình tượng rắn năm Ất Tỵ 2025 ở Trung Quốc

07:24:38 30/01/2025
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, hình tượng rắn đã xuất hiện trên khắp các tỉnh, thành tại Trung Quốc. Với kích thước và sắc thái khác nhau, mang đặc trưng văn hóa vùng miền, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Arda Guler bất mãn với Real Madrid

Arda Guler bất mãn với Real Madrid

Sao thể thao

19:58:48 03/02/2025
Tài năng trẻ của Real Madrid tiếp tục không được sử dụng phút nào sau trận thua 0-1 của đội nhà trước Espanyol ở vòng 22 La Liga.
Lộ diện "báo thủ" khiến Gen.G thua T1, hóa ra lại là cái tên rất được tin tưởng

Lộ diện "báo thủ" khiến Gen.G thua T1, hóa ra lại là cái tên rất được tin tưởng

Mọt game

17:14:45 03/02/2025
Tâm điểm của tuần 3 LCK Cup không gì khác ngoài cuộc chạm trán nảy lửa giữa Gen.G và T1. Mặc dù cả 2 đội tuyển này đều chắc vé đi tiếp vào vòng sau nhưng truyền thống đối đầu rất lâu năm giữa họ hứa hẹn sẽ mang lại một màn so tài cực kỳ...
Án mạng sau cuộc nhậu đầu năm mới

Án mạng sau cuộc nhậu đầu năm mới

Pháp luật

17:06:00 03/02/2025
Ngày 3/2, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Công an TP Đồng Xoài tổ chức xác minh làm rõ vụ án mạng do mâu thuẫn khi nhậu khiến một người bị đâm tử vong.
Cặp "chị em" lệch nhau 9 tuổi thông báo mang thai, chồng trẻ nói 1 câu ai cũng chú ý

Cặp "chị em" lệch nhau 9 tuổi thông báo mang thai, chồng trẻ nói 1 câu ai cũng chú ý

Netizen

16:55:36 03/02/2025
Giữ kín chuyện mang thai từ khi kết hôn, đến hiện tại chuẩn bị lên chức cặp đôi này mới thông báo tin vui đến người hâm mộ.
Đường tình của Từ Hy Viên: Hễ yêu là gây bão táp, 'vỡ mộng cũng chẳng sao'

Đường tình của Từ Hy Viên: Hễ yêu là gây bão táp, 'vỡ mộng cũng chẳng sao'

Sao châu á

16:17:36 03/02/2025
Báo chí Trung Quốc nhận xét chuyện yêu đương của Từ Hy Viên bằng 2 từ táo bạo và liều lĩnh ; cô luôn yêu điên cuồng, bản năng và phớt lờ điều tiếng.
1 Anh Trai "cướp dâu" Tiểu Vy khỏi tay Quốc Anh giữa thanh thiên bạch nhật khiến Trấn Thành bất bình

1 Anh Trai "cướp dâu" Tiểu Vy khỏi tay Quốc Anh giữa thanh thiên bạch nhật khiến Trấn Thành bất bình

Nhạc việt

16:13:12 03/02/2025
Tối ngày 2/2 vừa qua, Erik đã tung ra teaser đầu tiên cho ca khúc Dù Cho Tận Thế. Đây là OST cho Bộ Tứ Báo Thủ - bộ phim Tết của Trấn Thành đang trở thành tâm điểm bàn tán của cư dân mạng.
Cách trang điểm giúp bạn trông trẻ hơn tuổi thật

Cách trang điểm giúp bạn trông trẻ hơn tuổi thật

Làm đẹp

16:07:30 03/02/2025
Lông mày được tạo dáng phù hợp mang lại tổng thể hài hòa cho gương mặt, bởi lông mày quá rậm sẽ trông không được gọn gàng. Lông mày quá mỏng sẽ thiếu tự nhiên, thậm chí thay đổi hoàn toàn diện mạo của bạn.
Lọ Lem nhún nhảy khoe sắc vóc đầu năm, "slay" cỡ nào mà 4 triệu người dính cứng ngắc?

Lọ Lem nhún nhảy khoe sắc vóc đầu năm, "slay" cỡ nào mà 4 triệu người dính cứng ngắc?

Sao việt

15:39:25 03/02/2025
Mới đây nhất, con gái của MC Quyền Linh gây bão mạng xã hội khi lên đồ nhún nhảy, khoe sác vóc thon gọn và cuốn hút khi đi du lịch đầu năm.
Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Sao âu mỹ

15:29:45 03/02/2025
Trong lễ trao giải, khoảnh khắc Taylor Swift 1 mình đứng lên quẩy cổ vũ Sabrina Carpenter diễn trên sân khấu đã trở thành tâm điểm.
Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Phim châu á

15:12:18 03/02/2025
Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên được ra mắt là phim Cá Sấu Triệu Đô (tựa Anh: Million Dollar Crocodile) (2012).
Từ Hy Viên: Nữ thần sắc đẹp đổi đời nhờ Vườn Sao Băng, mất cả sự nghiệp vì cưới đại gia sau 20 ngày gặp mặt

Từ Hy Viên: Nữ thần sắc đẹp đổi đời nhờ Vườn Sao Băng, mất cả sự nghiệp vì cưới đại gia sau 20 ngày gặp mặt

Hậu trường phim

14:56:32 03/02/2025
Từ Hy Viên qua đời đột ngột khiến công chúng vô cùng bàng hoàng. Cuộc đời và sự nghiệp của cô để lại nhiều tiếc nuối.