Vì sao có căn cước công dân gắn chip vẫn cần tài khoản định danh điện tử?
Theo Bộ Công an, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường mạng nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Công an làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân – Ảnh: DANH TRỌNG
Hiện nay, nhiều người dân vẫn còn thắc mắc tại sao có căn cước công dân gắn chip rồi vẫn cần tài khoản định danh điện tử, điều này có gây lãng phí, phát sinh thêm nhiều thủ tục phiền hà hay không…?
Về việc này, Bộ Công an cho hay, hiện nay việc định danh và xác thực cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoài đời thực chủ yếu dựa trên một số giấy tờ nhân thân đã được quy định như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
Trong khi đó, việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử hiện nay cũng chưa có cơ chế để định danh, xác thực thông tin người dùng bảo đảm tính chính xác, đồng nhất, có kiểm chứng.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Video đang HOT
Mặt khác, Bộ Công an với vai trò là cơ quan quản lý dân cư nhận thấy cần có trách nhiệm trong việc xác thực, định danh công dân trên môi trường điện tử, góp phần xác định chính xác thông tin công dân, phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm, phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân còn đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường mạng nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây mất an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử), mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, công dân khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần như trước đây.
Việc này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
Công dân có thể thay thế căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế…
Công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…).
Theo Bộ Công an, danh tính điện tử của công dân Việt Nam gồm số định danh cá nhân (mã số trên căn cước công dân), họ, tên đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi đăng ký thường trú; ảnh chân dung và vân tay.
Tài khoản định danh điện tử bao gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân). Tài khoản này đã được Bộ Công an xác thực thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính chính xác, duy nhất và không thể giả mạo.
Khi thực hiện các thủ tục đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử, công dân cần chuẩn bị căn cước công dân gắn chip còn thời gian hiệu lực. Trường hợp công dân mất căn cước công dân gắn chip hoặc căn cước công dân quá hạn thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử kèm cấp căn cước công dân gắn chip tại cơ quan công an.
Công dân cần chuẩn bị thông tin về các loại giấy tờ mà công dân muốn đăng ký tích hợp vào tài khoản định danh điện tử để cung cấp cho cơ quan công an.
Bộ Công an tích hợp thẻ xanh COVID-19 trên căn cước công dân
Hiện nay, thẻ căn cước công dân đang được tích hợp nhiều tiện ích hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, như: thông tin thẻ xanh COVID-19, tiêm chủng, giấy đi đường, thông tin xét nghiệm, giấy phép lái xe và nhiều tiện ích khác.
Kiểm tra người tham gia giao thông tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại ngã 3 Cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên hướng từ Hà Nam về Hà Nội trên tuyến Quốc lộ 1A. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Về thông tin thẻ xanh COVID-19, công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Đây là những thông tin được đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (C06) cho biết vào chiều 2/10.
Tính đến nay, Bộ Công an đã trả khoảng 45 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử tới tay người dân. Chip điện tử được tích hợp trong căn cước công dân gồm các trường thông tin cơ bản của công dân, có chứa thông tin sinh trắc học, ảnh chân dung và vân tay theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO. Tất cả các thông tin lưu trữ đều được bảo mật, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin bởi Ban Cơ yếu Chính phủ.
Hiện Bộ Công an đang triển khai các ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip, phục vụ các mặt của đời sống xã hội và phục vụ nhân dân thực hiện các thủ tục, giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức.
Đặc biệt với tình hình phòng chống dịch cấp bách như hiện nay, công dân sử dụng duy nhất thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp những tiện ích, như: tích hợp thông tin thẻ xanh COVID-19, tiêm chủng, giấy đi đường, thông tin xét nghiệm, giấy phép lái xe, thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19...; tích hợp người phụ thuộc đi cùng với người có căn cước công dân gắn chip (con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự...).
Cục C06 khẳng định, công dân có thể sử dụng duy nhất thẻ căn cước gắn chip để thực hiện giao dịch đối với những tiện ích nêu trên. Cơ quan chức năng đảm bảo dữ liệu công dân được đối sánh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua quy trình xác minh đảm bảo chính xác.
Bên cạnh đó, dữ liệu công dân được bảo đảm bảo mật tuyệt đối, không ai có thể đọc và sao lưu dữ liệu cá nhân, dữ liệu được tích hợp trên căn cước công dân. Dữ liệu được cập nhật, bổ sung từ rất nhiều nguồn như cơ quan y tế, tổ chức, doanh nghiệp, thông tin tiêm chủng, F0 hay F0 khỏi bệnh.
Ngoài các tiện ích trên, Cục C06 cho biết công dân có thể dễ dàng đăng ký điểm checkpoint cho nơi ở hoặc dán trên các trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp, siêu thị hoặc nơi công cộng. Chức năng quản lý điểm checkpoint giúp doanh nghiệp, tổ chức theo dõi, quản lý về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 của cán bộ, nhân viên và khách ra vào trụ sở cơ quan. Từ đó chủ động đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, kịp thời.
Cũng trong thời gian qua, trong bối cảnh dịch phức tạp, Bộ Công an đã xây dựng, triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip. Đó là các ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nội địa, thông tin quản lý tiêm vaccine phòng COVID-19 được cập nhập tại địa chỉ http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và ứng dụng VNEID sử dụng trên điện thoại di động (ứng dụng đã được đăng tải trên 2 kho ứng dụng AppStore và CHPlay phục vụ đa số người dùng), kết hợp đọc mã QR bằng camera tại các chốt, giảm tải việc tiếp xúc và tăng hiệu quả kiểm soát.
Vì sao việc cấp mã định danh, Căn cước công dân tại TP Hồ Chí Minh còn chậm? Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, công tác cấp Căn cước công dân gắn chip cũng như Mã định danh cá nhân hiện nay còn bất cập và ngành Công an đang nỗ lực khắc phục để người dân không gặp phiền hà, sai sót như vừa qua. Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó...