Vì sao chuyện “tấm biển treo trước cửa phòng riêng của con” trong đề thi Ngữ Văn lớp 11 lại gây tranh cãi gay gắt trên MXH?
Một đề Ngữ văn được cho là đề kiểm tra giữa học kỳ của khối 11 đang gây tranh cãi trên MXH, có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra, ý kiến phản biện cũng không hề kém cạnh…
Cách đây chưa lâu, đề Ngữ văn kiểm tra giữa kỳ của trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế), đang gây ra tranh cãi khá gay gắt trên MXH vì nhiều ý kiến trái chiều, người ta bàn luận về nó khá sôi nổi.
Người cho rằng đây là đề hay, phát huy được tư duy sáng tạo, học sinh có “đất” để trình bày quan điểm của riêng mình. Người lại cho rằng đề có tính áp đặt và có thể gây… tủi thân, chạnh lòng cho một số học sinh.
Nội dung đề thi gây ra tranh cãi như sau:
“Anh/chị sẽ chọn tấm biển nào để treo trước cửa phòng mình?
A. Đây là vùng lãnh thổ của con, bố mẹ không được vào!
B. Cửa phòng con không khóa. Bố mẹ cứ vào nhé!
C. Trước khi vào, bố mẹ nhớ gõ cửa nhé!
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) lý giải sự lựa chọn của anh/chị”.
Video đang HOT
Đề Ngữ văn lớp 11 (câu 1) đang gây tranh cãi gay gắt trên MXH.
Trên một số diễn đàn văn học, nhiều người cho rằng đề áp đặt, thiếu tính thực tế vì có nhiều học sinh hiện tại không hề có phòng riêng, thậm chí đến góc học tập riêng cũng còn chưa có.
Một số còn cho rằng học sinh gia đình chưa có điều kiện để có phòng riêng sẽ cảm thấy chạnh lòng, tủi thân hoặc rất bối rối để trình bày quan điểm của mình vì bản thân các em đã quen với việc không có phòng riêng từ nhỏ rồi. Các em chưa được hưởng cảm giác có phòng riêng nên rất khó có thể làm 1 bài văn cho đúng chứ chưa nói là cho hay.
Một số ý kiến còn gay gắt cho rằng đây là tình huống phi thực tế, không phù hợp với thực trạng hoàn cảnh chung số đông các em học sinh.
Tuy nhiên, ngoài những ý kiến trái chiều này thì nhiều người cho rằng đề hay, chẳng có gì là phi thực tế: “Đề này hay lắm luôn ấy, nếu các em không có phòng riêng thì cũng có thể tưởng tượng mà nhỉ? Văn học đâu cần chính xác 100% đâu? Ngày xưa cô bảo tả con mèo nhưng nhà em không nuôi mèo thì vẫn phải tả chứ?” , hoặc “phải có phòng riêng mới làm được bài thi nay mới là áp đặt, phi thực tế” .
Ảnh minh họa
Một số ý kiến trung lập cho rằng “phán xét” đề đúng hay sai là không cần thiết vì “quan trọng là các em có viết ra được chính kiến của mình không” .
Thầy Ngô Đức Thức, Hiệu trưởng trường THPT Hai Bà Trưng, đã đặt câu hỏi ngược phản biện cho những ý kiến trái chiều như thế này: “Với mình, đó là một đề hay vì chỉ là tình huống giả định. Một số người nói đề trái đạo lý, tôi nghĩ không chính xác. Cấp tiểu học có đề Văn kể chuyện về người mẹ, vậy những cháu bị mẹ bỏ rơi có bị xúc phạm không?” .
Dù có gây ra nhiều tranh cãi, nhưng số đông đồng tình cho rằng đây là 1 đề thi hay, gần gũi với tâm lý độ tuổi của các em học sinh lớp 11. Đề cũng giúp các em có cơ hội thể hiện được cá tính và quan điểm riêng của bản thân. Đề cũng không hề áp đặt vì văn học là có sự tưởng tượng, dưới góc nhìn của mình, dù ngay cả các em không có phòng riêng cũng có thể đưa ra ý kiến, lý lẽ của mình một cách hợp lý và dễ dàng.
Thêm nữa, câu chuyện đời sống riêng tư và sự tôn trọng cần có từ cha mẹ dành cho các con (đặc biệt độ tuổi từ khi dậy thì) cũng là điều cần thiết và đáng phải đặt ra thành 1 vấn đề để bàn luận.
Phòng riêng ở đây không chỉ là ranh giới về không gian mà là câu chuyện của tâm lý lứa tuổi, của sự tôn trọng cần có và cách ứng xử của các thành viên trong gia đình. Điều mà các bậc cha mẹ thường hay càm ràm về “những đứa trẻ đang độ tuổi lớn lên” hư đốn, khó bảo. Nhưng cha mẹ không chịu “nhìn ngược lại” chúng đang cần gì ở cha mẹ mình, cần được tôn trọng ngược lại như thế nào.
Có lẽ nhờ tranh cãi này mà nhiều cha mẹ đã có cái nhìn thấu đáo hơn về vấn đề sự tôn trọng quyền riêng tư của con cái. Điều mà nhiều đứa trẻ sắp trưởng thành cảm thấy phẫn nộ khi nhật ký bị cha mẹ đọc lén, đồ đạc bị xê dịch và sự áp đặt cố hữu của những bậc cha mẹ luôn cho rằng mình đúng.
Vừa về ra mắt đã bị bạn trai sai rửa lá bánh để "quen dần bổn phận" nhưng lời tuyên bố thẳng thừng của cô lại khiến anh tím tái mặt mày
"Hôm 27 Tết bạn trai rủ em về nhà anh ra mắt, bảo nhân dịp năm hết Tết đến, anh chị em nhà trong nhà về đông đủ thì đưa em về giới thiệu gia đình...", cô gái kể.
Hẹn hò, tìm hiểu là giai đoạn đẹp nhất của mỗi cặp đôi khi yêu, đồng thời cũng là khoảng thời gian vàng để đôi bên thăm dò xem đối phương có thật sự là một nửa hoàn hảo của mình. Đôi khi chỉ trong một sự việc nhỏ, một tình huống bất ngờ lại giúp bạn nhìn ra chân tướng, bản chất của người ấy giống câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây.
Câu chuyện như sau: " Yêu nhau hơn năm, hôm 27 Tết bạn trai rủ em về nhà anh ra mắt, bảo nhân dịp năm hết Tết đến, anh chị em nhà trong nhà về đông đủ thì đưa em về giới thiệu gia đình. Ra Tết đi xem được ngày cưới luôn vào mùa xuân là đẹp nhất.
Bài chia sẻ của cô gái
Đúng hôm hai đứa rồng rắn nhau về quê thì mưa rét, đã thế lại còn đi xe máy, em ướt hết 1 nửa người phía dưới, rét tím cả môi. Đi gần 60km mới tới nơi, ngồi còn chưa kịp ấm người lại, nói chuyện với mẹ anh ấy vài câu thì anh đưa em ra sân giếng, chỉ vào đống lá dong sai em rửa để tối bố mẹ anh gói bánh. Chỗ lá ấy nhiều chất đống, chẳng biết nhà anh ấy định gói bao nhiêu mà mua nhiều lá tới vậy. Có điều trời tuy đã tạnh mưa nhưng rét buốt rét, quan trọng hơn, em vừa đi đường xa như thế anh lại sai làm, không cần quan tâm tới sức khỏe bạn gái. Lúc đó em cũng chạnh lòng nhưng vẫn nhẹ nhàng nửa đùa nửa thật bảo: 'Ngày đầu về chơi, anh lại để người yêu rửa từng này lá bánh. Nếu anh ngồi rửa cùng thì em sẽ rửa'.
Mặt bạn trai em tỉnh bơ bảo: 'Đấy là công việc sau này em phải làm nên tập dần đi cho quen. Rửa vài cái lá có gì đâu mà bảo anh rửa cùng. Anh là đàn ông, không bao giờ có chuyện ngồi làm mấy việc kiểu như thế này, em nhớ sau này đừng nhắc lại'.
Nghe giọng trịch thượng khi ấy của bạn trai làm em lộn ruột vô cùng. Trên thành phố, hai đứa tuy cũng hay đi ăn đi chơi với nhau nhưng anh luôn tỏ ra lịch thiệp, tâm lý chứ hoàn toàn không bao giờ áp đặt, ép buộc em.
Cố giữ bình tĩnh, nói trời lạnh lại vừa đi xa về, em không thể ngồi rửa từng đó lá bánh. Giọng anh vẫn tiếp tục lên gân lên cốt: 'Có vài cái lá, nhiều nhặn gì mà em phải lấy lý do thoái thác. Đây cũng là cơ hội để em thể hiện bản thân với nhà chồng tương lai đó'.
Đến đây thì em tự hiểu con người thật của bạn trai là thế nào nên thẳng thắn trả lời, không cần giữ ý tứ: 'Em lấy chồng, không phải đi xin việc mà phải thể hiện bản thân. Kể cả có đi xin việc, em cũng sẽ cân nhắc lựa việc hợp với mình. Nhân đây em nói thẳng, vị trí làm vợ anh không hợp với em nên em từ chối thể hiện mình. Với em, để đánh giá một 1 người vợ có nhiều khía cạnh lắm, không chỉ đơn thuần là biết rửa lá bánh. Đặc biệt không bao giờ em chấp nhận cảnh sống chồng bảo gì phải nghe đó và em không lấy 1 người chồng không biết hiểu cho suy nghĩ của vợ, cũng như không biết thương xót, lo cho người phụ nữ của mình. Tóm lại chúng ta dừng lại ở đây'.
Ảnh minh họa
Không nghe thêm bất cứ một lời giải thích nào từ người yêu, em xách túi bắt xe ôm ra đường lớn để đón ô tô về thẳng. Anh ta gọi cỡ nào cũng không nghe máy, nhắn tin em không trả lời. Tới sáng nay mở máy, em nhận được ồ ạt không biết bao nhiêu lời nhắn của anh ta nhưng cũng chỉ toàn bảo em bướng bỉnh, trẻ con. Đúng là bản chất con người rồi, em nói vậy mà anh ta vẫn không hiểu thì có cố lấy về em nghĩ bản thân cũng chỉ khổ nên tốt nhất chia tay".
Phụ nữ sợ cảnh làm dâu nhưng còn sợ lấy phải chồng gia trưởng vô tâm hơn rất nhiều bởi làm dâu có khó nhưng có chồng đứng sau hậu thuẫn, họ sẽ không cảm thấy cô độc, vẫn còn động lực cố gắng. Ngược lại, lấy phải chồng vô tâm, phụ nữ sẽ thấy cô độc một đời. Do vậy khi yêu, bất cứ cô gái nào cũng mong có thể chọn được cho mình một người đàn ông phù hợp với bản thân. Có thể anh ấy không hoàn hảo nhưng phải biết quan tâm tới cảm xúc, suy nghĩ của vợ, đặc biệt là tôn trọng cô ấy. Thật tiếc, cách hành xử của chàng trai trên khiến bạn gái của mình thất vọng nên cô ấy mới dứt khoát chia tay như vậy.
Bố bị tai biến, chồng cấm về ăn Tết nhà ngoại khiến vợ "vùng dậy", làm điều không tưởng trong suốt 5 năm qua "Tức nước vỡ bờ", cô vợ quyết chống lại sự áp đặt bấy lâu của nhà chồng, dù có phải nhận những lời trách cứ cay nghiệt. Tết đã đến rất gần, nhiều gia đình trăn trở câu chuyện về nội hay ngoại đoàn tụ. Định kiến xã hội xưa mặc định người phụ nữ phải đón Tết cung gia đình nhà chồng....