Vì sao chủng virus phát hiện tại Đà Nẵng lây nhanh nhưng không tăng độc lực?
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhận định, chủng virus SARS-CoV-2 mới vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên độc lực không thay đổi so với chủng cũ.
“Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong giai đoạn đầu dịch bùng phát. Nếu truy vết, phong tỏa tốt các vùng có dịch, tình hình sẽ dần được kiểm soát”, GS.TS Nguyễn Văn Kính nhận định
Sáng 29/7, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia nhận định, số ca mắc mới sẽ tăng. Hà Nội, TPHCM và Đắk Lắk là ba địa phương mới nhất xuất hiện ca mắc trong cộng đồng.
4 ca mắc ở Hà Nội, TPHCM, ắk Lắk
Chiều tối 29/7, Bộ Y tế thông báo 4 ca mắc mới COVID-19, trong đó Hà Nội, TPHCM, Đắk Lắk ghi nhận những bệnh nhân đầu tiên lây lan trong cộng đồng ở giai đoạn 3 của đại dịch tại Việt Nam. Bệnh nhân nam 23 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội trở thành người đầu tiên mắc COVID-19 ở Hà Nội sau hơn 100 ngày Thủ đô không có ca mắc cộng đồng. Nam thanh niên này du lịch Đà Nẵng từ ngày 12-15/7; bị sốt, ho, mệt ngày 23/7; tự cách ly ở nhà ngày 25-28/7; đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư ngày 28/7, được lấy mẫu. Ngày 29/7 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Ca bệnh đầu tiên tại Đắk Lắk là nữ, 21 tuổi, ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin Lắk. Từ ngày 22/6-17/7, nữ thanh niên này thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 20/7, bị sốt, đau họng; ngày 27/7, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Kết quả xét nghiệm ngày 29/7 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hai ca bệnh tại TPHCM là bệnh nhân nam, 57 tuổi, quốc tịch Mỹ, sống ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng và vợ (46 tuổi, nguyên quán TPHCM). Người vợ chăm sóc chồng khi ông này sốt, ho, khó thở, đau mình và nhập viện Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.
Trước đó, sáng 29/7, Bộ Y tế cho biết có thêm 8 ca mắc mới COVID-19 đều ở Đà Nẵng. Chiều 29/7, Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hội chẩn quốc gia để tìm hướng điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân nặng. Báo cáo từ điểm cầu Bệnh viện Đà Nẵng, TS Lê Đức Nhân, Giám đốc bệnh viện, cho biết, có 5 bệnh nhân COVID-19 nặng, đều có bệnh lý nền là suy thận mãn, tăng huyết áp, gout, tim mạch, COPD, thậm chí có cả bệnh ung thư. Đêm qua, Bệnh viện Đà Nẵng chuyển 2 bệnh nhân số 436 và 438 ra điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2. Đã có 2 bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nền đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng phải can thiệp ECMO.
Vì sao chủng mới lây nhanh nhưng không tăng độc lực?
Về chủng virus mới gây bệnh COVID-19 tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhận định, chủng virus SARS-CoV-2 mới vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên độc lực không thay đổi so với chủng cũ. “Virus SARS-CoV-2 có những biến đổi liên tục trong quá trình lan tràn ra toàn thế giới. Hiện tại, virus này có tới 99 chủng đã được biết, trong đó tại Việt Nam đã ghi nhận 6 chủng. Các biến chủng mới, bao gồm cả chủng vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 cũ. Điều này lý giải tại sao gần đây, thế giới ghi nhận tới 1 triệu ca mắc mới trong 3 ngày, trong khi trước đây khoảng 1 tuần mới lên tới con số này”, GS Kính nói.
Video đang HOT
“Độc lực của virus chủng mới không tăng lên so với chủng virus ban đầu. Bằng chứng là hiện nay thế giới đã cán mốc hơn 16,8 triệu người mắc COVID-19, nhưng số ca tử vong đang dần được kiểm soát. Việc nắm rõ về tốc độ lây lan, độc lực của chủng SARS-CoV-2 mới sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh COVID-19 một cách hiệu quả”, ông nhận định. Vị chuyên gia dịch tễ hàng đầu Việt Nam cho rằng, nếu truy vết, cách ly tất cả từ F0 đến F3 thì sẽ khống chế được nguy cơ lây virus ra cộng đồng. Bên cạnh truy vết, cần tạm thời phong tỏa những vùng có nhiều bệnh nhân, thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường các hoạt động dự phòng như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên… theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Hà Nội: 3 ngày xét nghiệm 21.000 người
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu trong 3 ngày tới phải xét nghiệm xong cho khoảng 21.000 người về từ Đà Nẵng. Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội, Phó Giám giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội Trương Quang Việt cho biết, qua rà soát, trong số 21.000 người từ Đà Nẵng về có 87 trường hợp có triệu chứng sốt, ho, khó thở. Đã lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn tự cách ly tại nhà, có 6 trường hợp âm tính, còn lại đang đợi kết quả. Về hiện trạng và năng lực xét nghiệm, ông Việt cho biết, CDC Hà Nội hiện có 1 máy tách chiết, 2 máy Realtime-PCR. Năng lực xét nghiệm vẫn là 500 mẫu/ngày. “Với máy móc hiện có, nếu đủ sinh phẩm, CDC có thể xét nghiệm 500 – 700 mẫu/ngày. Nếu bổ sung máy trong vòng vài ngày có thể nâng cấp lên 1.700 đến 2.000 mẫu/ngày, nhân lực đáp ứng được”, ông Việt nói.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẵn sàng đón 120 ca Covid-19 từ Guinea Xích Đạo
Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đón đoàn công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước, trong đó có 120 ca dương tính nCoV.
Một vài giờ trước thời điểm chuyến bay hạ cánh sân bay Nội Bài (29/7), các nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang chuẩn bị những công tác cuối cùng cho việc tiếp nhận điều trị. Chuyến bay có 219 hành khách, trong đó 120 ca đã được xác nhận dương tính SARS-CoV-2.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc bệnh viện, cho biết, đơn vị dành toàn bộ các khoa phòng tại cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) với 400 - 500 phòng bệnh để phục vụ điều trị, chăm sóc các trường hợp này.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội)
Bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 được tiếp nhận tại ba khoa là Nhiễm khuẩn tổng hợp, Nội tổng hợp và Virus ký sinh trùng. Những trường hợp âm tính hoặc chưa có kết quả xét nghiệm sẽ rải rác phân về các khoa phòng khác. Riêng Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực dành để điều trị cho các trường hợp có diễn tiến nặng.
Tại Khoa Cấp cứu, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa, đã cùng đồng nghiệp trao đổi, phân công nhiệm vụ lần cuối trước khi tiếp đón bệnh nhân. Theo kế hoạch, tất cả các hành khách trên chuyến bay sẽ được tiếp nhận tại Khoa Cấp cứu, sau đó phân luồng di chuyển tới các khoa phòng khác.
Bác sĩ Trần Văn Bắc trong cuộc họp tại Khoa Cấp cứu trước giờ tiếp nhận bệnh nhân
Bác sĩ Bắc thông tin, khoa hiện đã chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị bao gồm máy thở, máy hút đờm, bình oxy, bộ đặt ống nội khí quản... để sẵn sàng cấp cứu cho các trường hợp nặng.
Các khu vực điều trị đều có hệ thống monitor theo dõi bệnh nhân kết nối với chuông cảnh báo bên ngoài. Khi người bệnh rơi vào tình huống xấu, bác sĩ sẽ được báo động để ứng cứu kịp thời.
Toàn khoa có khoảng 32 giường, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị và vấn đề giãn cách tránh lây nhiễm, khoa dự kiến tiếp nhận tối đa 15 bệnh nhân nặng.
Các giường bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi giường đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét để hạn chế khả năng lây nhiễm
Hệ thống máy thở, bình oxy cho các trường hợp nặng
Dụng cụ đặt ống nội khí quản cấu tạo dạng hộp trong suốt, có vị trí để bác sĩ cho tay vào thao tác, giúp giảm thiểu sự phơi nhiễm cho nhân viên y tế
Hệ thống monitor theo dõi bệnh nhân kết nối với chuông cảnh báo bên ngoài hỗ trợ bác sĩ ứng cứu kịp thời khi người bệnh rơi vào tình huống xấu
Bên cạnh các phòng bệnh phía ngoài, hai phòng áp lực âm với hệ thống thông khí riêng được dành để điều trị cho những trường hợp có nồng độ virus cao, khả năng lây nhiễm lớn.
Bác sĩ Bắc chia sẻ, do tạm thời chưa có bệnh nhân nặng, Khoa Cấp cứu hiện chỉ phân công bốn y bác sĩ trực tại khoa để phối kết hợp cùng các khoa phòng khác. Hơn 20 nhân sự khác còn lại ở vòng ngoài, sẵn sàng cho việc huy động khi cần thiết.
Hai phòng áp lực âm với hệ thống thông khí riêng được dành để điều trị cho những trường hợp có nồng độ virus cao
Tại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, điều dưỡng Phạm Thị Kim Phương cùng đồng nghiệp cũng khẩn trương chuẩn bị, sắp xếp các đồ dùng tiêu chuẩn đặt tại phòng cách ly cho bệnh nhân. Mỗi gói đồ gồm kem đánh răng, bàn chải, dầu gội, sữa tắm, cốc uống nước.
Chị Phương tâm sự, đây là lần thứ hai chị cách ly tại bệnh viện để tham gia chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. "Tôi đã có 15 năm trong nghề, những lần cách ly thế này rất nhớ hai con ở nhà, nhưng đây là nhiệm vụ chung nên tôi sẽ cố gắng hết sức", điều dưỡng Phương tâm sự.
Các nữ điều dưỡng chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho người bệnh
Các phòng bệnh tại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân
Dự kiến, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp sẽ tiếp nhận điều trị cho khoảng 40 bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết thêm, bệnh viện bố trí khoảng 250 nhân viên, bao gồm cả y bác sĩ, bảo vệ, nhân viên vệ sinh, hậu cần để phục vụ cho viêc chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 lần này. Tất cả sẽ cách ly tại viện để tránh nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng.
Cách ly 121 nhân viên y tế TPHCM tiếp xúc bệnh nhân COVID-19 Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết thêm, đã lấy mẫu xét nghiệm 121 nhân viên y tế, bác sĩ có tiếp xúc với bệnh nhân, kết quả âm tính. Hiện các trường hợp này đã thực hiện cách ly theo quy định. Chiều 29/7, Bác sĩ Tăng Chí Thượng cho biết tình hình sức khỏe...