Vì sao chung cư nhà ở xã hội ở Khu dân cư Bình Đa, Đồng Nai ách tắc ?
Sau hơn 2 năm triển khai, dự án Khu dân cư Bình Đa bị tạm dừng để làm thủ tục chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Hiện quy hoạch chi tiết 1/500 nhà ở xã hội đã có, tuy nhiên đang chờ phê duyệt.
Chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội
Dự án Khu dân cư Bình Đa có diện tích gần 2,3 ha, được xem là khu “đất vàng” tại mặt tiền đường Vũ Hồng Phô (P.Bình Đa, TP. Biên Hòa) được UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi từ Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico), sau đó giao cho Công ty cổ phần phát triển nhà Bình Đa ( Bidaco) thực hiện dự án (quyết định 3802 ngày 14.11.2016).
Hai khu nhà với 39 căn đã xây dựng tại Khu dân dư Bình Đa. Ảnh LÊ LÂM
Trước đó, ngày 29.6.2016, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Bình Đa với số lượng 235 căn nhà, tổng diện tích sàn khoảng 44.762 m 2 gồm căn hộ chung cư 144 căn, nhà liền kế 77 căn, biệt thự 14 căn. Tổng mức đầu tư khoảng 403 tỉ đồng, thời hạn thực hiện là 5 năm. Đến 10.2017, UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định điều chỉnh tăng từ 235 căn lên 325 căn nhà với tổng diện tích xây dựng hơn 54.000 m 2. Vốn đầu tư hơn 717 tỉ đồng.
Trước khi UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định giao đất, ngày 4.11.2016, Sở TN-MT Đồng Nai có tờ trình đề xuất quyết định trên. Đáng chú ý, trong tờ trình này Sở TN-MT cho rằng theo luật Đất đai 2013 thì khu đất trên phải thực hiện giao đất theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp xây dựng nhà tái định cư, nhà ở xã hội và nhà công vụ. Tuy nhiên, Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai viện dẫn nhiều lý do, nhiều điều luật rồi kết luận “Trường hợp Bidaco sử dụng đất để xây dựng khu thương mại và nhà ở cao tầng theo quy hoạch là đúng quy trình”.
Thế nhưng ngày 10.12.2019, UBND tỉnh Đồng Nai lại ra quyết định dừng dự án để thực hiện các thủ tục đảm bảo cho việc chuyển đổi mục tiêu từ “nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội theo đúng quy định pháp luật”. Tại thời điểm tạm dừng, dự án Khu dân cư Bình Đa đã xây dựng gần như hoàn thiện 2 dãy nhà phố (39 căn).
Cũng tại thời điểm này, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra dấu hiệu sai phạm. Đến tháng 9.2020, Thanh tra tỉnh Đồng Nai có quyết định thanh tra toàn diện đối với dự án này.
Video đang HOT
Trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn hiện vẫn chưa có kết luận thanh tra.
Lý do chưa phê duyệt
Sau khi dự án bị tạm dừng, cuối năm 2019, Sở Xây dựng Đồng Nai chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, UBND TP.Biên Hòa và Bidaco bàn hướng giải quyết. Theo đó, thống nhất chuyển đổi toàn bộ dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Tháng 3.2020, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản chấp thuận đề xuất này.
Đến nay dự án đã bị tạm dừng được 2 năm. Ảnh LÊ LÂM
Từ cơ sở trên, Sở Xây dựng cùng UBND TP.Biên Hòa, chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu nhà ở xã hội tại dự án trên.
Theo đó, dự án gồm 3 chung cư nhà ở xã hội với quy mô 13 tầng cùng 1 tầng hầm (dự kiến 616 căn) và nhà phố liền kề (39 căn đã xây dựng). “Khu dân cư được quy hoạch theo tiêu chuẩn độ thị loại 1, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân và các gia đình có thu nhập thấp tại khu vực”, đồ án quy hoạch nêu.
Tháng 12.2020, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai Lê Mạnh Dũng trình đồ án quy hoạch này lên UBND tỉnh phê duyệt, trong đó Bidaco được chọn làm chủ đầu tư, nhưng đến nay UBND tỉnh vẫn chưa phê duyệt.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Bidaco cho biết việc dự án bị tạm ngừng rồi chậm phê duyệt đồ án quy hoạch chuyển qua nhà ở xã hội đã gây nhiều tổn thất cho công ty.
“Chúng tôi tuân thủ đúng pháp luật, từ xin chấp thuận địa điểm, chủ trương đầu tư, xin giao đất, giấy phép xây dựng từ khi thực hiện dự án thương mại cũng như khi được chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Việc chậm phê duyệt Quyết định đồ án quy hoạch chi tiết dự án nhà ở xã hội gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho công ty”, ông Chương nói.
Cũng theo ông Chương, số tiền mà công ty bỏ ra để đầu tư xây dựng 2 block nhà với 39 căn đã gần hoàn thiện, cùng với các chi phí kèm theo đã hơn 100 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, lý do UBND tỉnh Đồng Nai chưa phê duyệt vì có ý kiến của Ủy viên UBND tỉnh Đồng Nai, cho rằng cần đợi có kết luận thanh tra, và “Đây là dự án Khu dân cư nhà ở xã hội được xây dựng mới nên phải chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật”.
Covid 24h: Nỗ lực kiểm soát dịch phía Nam, TP HCM muốn 'phủ' vaccine trong tháng 8
Chính phủ đặt mục tiêu TP HCM kiểm soát Covid-19 trước 15/9; ngành y tế thành phố mong muốn có đủ vaccine để tiêm hết cho 7 triệu người trong tháng 8.
Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 ban hành ngày 10/8 của Chính phủ đặt mục tiêu, TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch trước 15/9; các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai trước 1/9; các tỉnh, thành khác phấn đấu kiểm soát dịch trước 25/8.
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 phải đảm bảo chặt chẽ, thực chất, "tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc chặt ngoài, lỏng trong".
Trong 14 ngày giãn giãn cách, các tỉnh, thành phải xác định và bảo vệ "vùng xanh" (vùng an toàn); có lộ trình, biện pháp để giảm cấp độ nguy cơ dịch bệnh tại các vùng vàng (nguy cơ), vùng cam (nguy cơ cao); khoanh chặt, thu hẹp vùng đỏ (nguy cơ rất cao). Trong 28 ngày, chính quyền phải kiểm soát được dịch trên địa bàn, cô lập vùng đỏ ở phạm vi hẹp nhất.
Lực lượng tình nguyện viên và công an kiểm soát ra vào tại "vùng xanh" ở cư xá Đô Thành ngày 24/7. Ảnh: Hà An.
Ngày 10/8, TP HCM ghi nhận thêm 3.956 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn lên 129.751. Trong hôm qua, thành phố có 2.964 trường hợp được xuất viện. 15 ngày qua, số ca nhiễm mới tại đô thị lớn nhất nước dù còn cao nhưng không "đột biến", vẫn trên dưới 4.000 ca.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC), sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách ở các cấp độ, những nỗ lực của TP HCM đã có những tín hiệu tích cực. Cụ thể là biểu đồ ca mắc Covid-19 đã dần đi ngang, số F0 được điều trị khỏi bệnh ngày càng nhiều.
"Dù vậy, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm đã làm dịch bệnh thấm sâu vào cộng đồng và tình hình dịch ở TP HCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, có thể kéo dài", đại diện HDCD đánh giá.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết tính từ ngày 8/3 đến trưa 9/8, thành phố được phân bổ gần 4,2 triệu liều vaccine và đã tiêm được 3,4 triệu liều. Với tốc độ tiêm khoảng 250.000 liều mỗi ngày như hiện nay, nếu được Bộ Y tế phân bổ đủ vaccine TP HCM có thể tiêm vaccine cho toàn bộ hơn 7 triệu người trên 18 tuổi trên địa bàn trong tháng 8, thay vì 70% như dự kiến.
TP Hà Nội đã bước qua 17 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hôm qua, Thủ đô ghi nhận 61 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn trong đợt dịch thứ tư lên 2.140.
Sau một ngày ban hành quy định "siết" việc cấp và sử dụng giấy đi đường, hôm 10/8 Hà Nội điều chỉnh theo hướng giảm bớt giấy tờ và tăng cường xử lý trực tuyến. Người đi đường chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) kèm theo giấy đi đường. So với quy định ban hành hôm 8/8, thành phố giảm bớt các loại giấy tờ gồm: lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Công an kiểm tra giấy đi đường của người dân trên đường Nguyễn Chí Thanh, sáng 9/8. Ảnh: Ngọc Thành.
Hôm qua, 494.400 liều vaccine AstraZeneca về đến sân bay Nội Bài nâng tổng số vaccine Covid-19 do Covax hỗ trợ Việt Nam lên hơn 9,1 triệu liều, trong đó hơn 5 triệu liều Moderna (chính phủ Mỹ tặng), còn lại là AstraZeneca.
Sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, đến nay Việt Nam đã tiêm gần 10 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó hơn một triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi. TP HCM đang là địa phương có tốc độ tiêm vacine nhanh nhất cả nước.
Ngày 10/8, cả nước ghi nhận 8.385 ca nhiễm mới (giảm 938 ca so với hôm qua) tại 39 tỉnh thành. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 224.147, ở 62 tỉnh thành. TP HCM vẫn là vùng dịch lớn nhất nước với 129.751 ca nhiễm, tiếp đó Bình Dương 31.851, Long An 11.292, Đồng Nai 9.189, Bắc Giang 5.742, Đồng Tháp 4.146, Hà Nội 2.140...
4.428 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 10/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 80.348. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 491. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20.
Hôm qua, Tiểu ban điều trị của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 thông báo 388 ca tử vong. Trong đó, TP HCM (308), Bình Dương (44), Long An (10), Đồng Tháp (5), Cần Thơ (4), Đồng Nai (4), Hà Nội (3), Tiền Giang (3), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Đà Nẵng (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1).
Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM Chính phủ thống nhất ưu tiên dồn nguồn vaccine cho TP HCM, một phần tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An để khu vực này đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất. Ngày 10/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sau các chuyến thị sát ở TP HCM và nhiều địa...