Vì sao chưa thể dùng trực thăng chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lý giải nguyên nhân chưa thể dùng trực thăng chữa cháy rừng khi gió phơn thổi mạnh ở Hà Tĩnh.
Trưa 1/7, ngay sau hội nghị tiếp xúc cử tri Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục thị sát kiểm tra tình hình chữa cháy rừng khi lửa lại bùng lên ở xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Quan sát điểm cháy cuối cùng ở xã Trường Sơn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các lực lượng chữa cháy tiếp tục dập lửa dứt điểm các điểm còn âm ỉ, không để lửa bùng lại trong ngày hôm nay và lan sang khu vực rừng có đường dây 500 kV.
Trong khi bàn phương án với các lực lượng chữa cháy tại hiện trường, trả lời ý kiến của phóng viên về việc sử dụng trực thăng chữa cháy rừng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã nhận được ý kiến này nhưng thấy rằng chữa cháy bằng trực thăng phải cần sử dụng liên tiếp từ 3 đến 5 chiếc dội nước liên tục ở một điểm cháy, trong khi đó tình trạng cháy rừng phủ rộng trên nhiều huyện của nhiều tỉnh việc huy động trực thăng là khó khăn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục thị sát trực tiếp việc chữa cháy rừng tại huyện Đức Thọ vào trưa 1/7 ngay sau khi tiếp xúc cử tri. (Nguồn: VGP)
Không chỉ vậy, tình hình gió phơn Tây Nam thổi mạnh trong suốt thời gian qua cũng ảnh hưởng tới khả năng tháo nước trúng điểm cháy, đặc biệt là ảnh hưởng tới an toàn bay nên Chính phủ chưa điều động trực thăng của Binh đoàn 18, Tổng công ty Bay Bộ Quốc Phòng ứng cứu.
“Với tình hình cháy ở các điểm diện rộng như vậy thì huy động các lực lượng tại chỗ và dập lửa bằng các thiết bị máy thổi, cưa xăng là hiệu quả hơn cả. Trong tháng 7 này thời tiết tiếp tục nắng nóng gay gắt, các tỉnh không chủ quan, tính toán nhu cầu sử dụng thiết bị chữa cháy này để báo cáo Chính phủ duyệt chi đột xuất”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh có rừng bị cháy rà soát, xác định và phân loại các loại rừng đã bị cháy để tính toán phương án hỗ trợ cho bà con trồng rừng. Bên cạnh đó, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn giữ vững tinh thần sẵn sàng để ứng phó với mưa lũ, biển động vì áp thấp nhiệt đới trong những ngày tới đây.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt với nhân dân việc không được đốt rơm rạ trong nắng nóng khi trên đường đi thị sát vào xã Trường Sơn, ông vẫn thấy người dân đốt rạ trên đồng ruộng, dễ gây hoả hoạn với rừng và khu dân cư.
Với tình hình cháy ở các điểm diện rộng thì huy động các lực lượng tại chỗ và dập lửa bằng các thiết bị máy thổi, cưa xăng là hiệu quả hơn cả. (Nguồn: VGP)
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, vào 5h30 sáng nay (1/7), tất cả các điểm cháy rừng ở 7 huyện của Hà Tĩnh đã tắt lửa sau các nỗ lực không mệt mỏi của hơn 15.000 cán bộ, chiến sĩ, kiểm lâm viên và dân quân tự vệ.
Tuy nhiên, lửa vẫn âm ỉ ở dưới gốc rừng và lửa tiếp tục lại bùng lên (vào giữa buổi sáng nay) ở các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên vì gió phơn Tây Nam thổi mạnh. Tới 12h30 trưa, các điểm cháy rừng bùng phát đã được dập ở Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.
Ông Đặng Ngọc Sơn cho biết riêng xã Trường Sơn (huyện Đức Thọ) là điểm cháy cuối cùng của Hà Tĩnh tới đầu giờ chiều 1/7 và đang được gần 400 người bao gồm lực lượng quân đội, công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ dập lửa.
“Điểm cháy này ở trên triền núi cao, không thể dùng máy bơm và vận chuyển nước lên dập được nên phương thức dập lửa vẫn là dùng cành cây để dập và máy thổi để khoanh vùng cháy”, ông Sơn cho biết.
Vẫn theo ông Đặng Ngọc Sơn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia vừa có thông báo về áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa to ở miền Trung từ ngày mai (2/7) nên có thể chấm dứt hoàn toàn cháy rừng. Tuy nhiên, Hà Tĩnh và một số tỉnh ven biển miền Trung khác sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình hình biển động và lũ quét, lũ ống.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cũng cho rằng khi trời mưa to vào ngày 2/7 thì tình trạng cháy rừng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ chấm dứt nhưng phải tính toán ngay việc phục hồi rừng bị cháy, coi đây cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Ông Tuấn cho rằng đối với khu vực rừng bị cháy mà khó phục hồi thì các địa phương cần có chính sách hỗ trợ bà con trồng rừng trở lại.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Dự báo mùa khô năm 2019 ở Kon Tum sẽ khắc nghiệt
Dự báo mùa khô năm 2019 ở Kon Tum sẽ khắc nghiệt và kéo dài. Để quản lý và bảo vệ hàng trăm ngàn héc-ta rừng, ngành chức năng tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Kon Tum chủ động phòng, chống cháy rừng trước nguy cơ mùa khô năm 2019. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong đó, chú trọng công tác phòng, loại trừ các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng như phát quang nương rẫy, khai thác đót, lồ ô...
Huyện Đăk Tô chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ hơn 11.800 héc-ta rừng tự nhiên và hơn 7.175 héc-ta rừng trồng. Trong đó, diện tích rừng tre nứa và rừng trồng các loại là những diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Đặc biệt, mùa nắng nóng cao điểm cũng đồng thời là mùa đốt nương làm rẫy của người dân.
Vì vậy, lực lượng chức năng huyện Đăk Tô đã xây dựng nhiều phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện; tập trung đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn kiện toàn và duy trì hoạt động 9 tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng cấp xã và 67 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn, khối.
Đặc biệt, huy động nhiều lực lượng vào công tác quản lý và bảo vệ rừng, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", xây dựng đường ranh cản lửa, tuyên truyền sâu rộng nâng cao ý thức của người dân,...
Cũng là huyện có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, huyện biên giới Ngọc Hồi thực hiện nhiều phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô. Ngọc Hồi có địa bàn trải rộng, diện tích rừng chủ yếu phân bổ xa khu dân cư, vì vậy, ngay từ đầu mùa khô, lực lượng chức năng của huyện đã tích cực triển khai xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy rừng.
Chú trọng công tác tuyên truyền, từ đầu mùa khô năm 2019 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện đã thực hiện tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng được 21 cuộc cho 7 xã với hàng nghìn lượt người tham gia. Xác định phương châm phòng là chính, các đơn vị chủ rừng chủ động tu sửa, làm mới các công trình phòng cháy như làm đường băng trắng cản lửa, xây dựng và tu sửa các chòi canh lửa, các hồ, bể chứa nước, các bảng tuyên truyền cố định, bảng dự báo cấp cháy rừng, bảng quy ước bảo vệ rừng, biển tam giác cấm lửa...
Ông Dương Đắc Thế, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Ngọc Hồi cho biết: Để công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả, không để xảy ra cháy rừng, Hạt đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến nhân dân các quy định của pháp luật quản lý bảo vệ rừng; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và thực hiện tốt công tác dự báo cấp cháy rừng.
Đồng thời, tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc cơ sở, đơn vị chủ rừng triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng; Phân công các đơn vị trực 24/24 giờ trong mùa khô hanh, bố trí người và phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở những điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao... Nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, từ đầu mùa khô năm 2019 đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra cháy rừng./.
Theo Quang Thái/TTXVN
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ động viên lực lượng chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh Chiều 30/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến hiện trường vụ cháy rừng ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chỉ đạo, động viên các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Cùng đi có ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở ban ngành liên quan. Sau khi nghe lãnh đạo Hà Tĩnh báo cáo nhanh về...