Vì sao Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng được đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương đang lấy ý kiến nhân dân về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2015 cho ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng xây dựng Việt Nam – ngân hàng mới đây đã được Ngân hàng Nhà nước mua với giá 0 đồng.
Văn bản lấy ý kiến nhân dân về những trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đợt 2 năm 2015 (bổ sung) được đăng tải trên website của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.
Vụ Nghiên cứu Tổng hợp (Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương) đang lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân được đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đợt 2 (bổ sung) năm 2015. Trong số 7 cá nhân được bổ sung đề nghị phong tặng danh hiệu này, trường hợp ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), đã gây ra băn khoăn trong dư luận vì vào tháng 2 vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của ngân hàng này với giá 0 đồng/cổ phần.
“Dư luận băn khoăn là phải. Khi chúng tôi thẩm định hồ sơ cũng đưa ra băn khoăn như vậy nên đã có công văn yêu cầu phía Ngân hàng Nhà nước giải trình rõ hơn về đề xuất khen thưởng này, bởi trước đó ngân hàng này đã bị mua lại với giá 0 đồng”- một lãnh đạo Vụ Nghiên cứu Tổng hợp (Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương) trả lời PV Dân trísáng 7/9.
Video đang HOT
Theo vị này, ngày 3/8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản phản hồi Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương và khẳng định từ năm 2006-2015 ông Nguyễn Văn Tuân giữ chức vụ phó tổng giám đốc một ngân hàng khác; đến ngày 5/3/2015 ông Tuân được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng. Những sai phạm của Ngân hàng Xây dựng không liên quan đến thành tích của ông Nguyễn Văn Tuân.
“Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định những sai phạm của Ngân hàng Xây dựng không liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuân nên chúng tôi đã có văn bản bổ sung đề nghị khen thưởng như vậy”- vị này lý giải.
Lãnh đạo Vụ Nghiên cứu Tổng hợp (Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương) cho biết việc xét thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2015 được dựa trên thành tích giai đoạn từ năm 2006-2014. “Phải 2 lần được danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ ngành, sau đó mới được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Quá trình xem xét trong vòng 6-8 năm gần đây, thủ tục bên dưới họ làm từ trước hết rồi nên đến năm 2015 mới trình”- vị này giải thích rõ hơn.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định những sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng không liên quan đến cá nhân ông Nguyễn Văn Tuân.
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Theo điều 15 Luật Thi đua Khen thưởng, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau: Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Thế Kha
Theo Dantri
Không dùng ngân sách mua nhà băng yếu kém
Đại diện Chính phủ cho biết nếu phải mua cổ phần nhà băng yếu kém như VNCB, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng nguồn vốn huy động bên ngoài, chứ không lấy từ ngân sách.
Đại diện Chính phủ cho biết nếu phải mua cổ phần nhà băng yếu kém như VNCB, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng nguồn vốn huy động bên ngoài, chứ không lấy từ ngân sách.
Trước phiên họp báo thường kỳ chiều 1/4, Văn phòng Chính phủ nhận được nhiều ý kiến lo ngại chủ trương mua lại các nhà băng thua lỗ sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải ôm vào một khoản nợ xấu lớn, rất khó xử lý và nguy cơ mất vốn cao.
Về vấn đề này, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết quan điểm nhất quán của cơ quan điều hành không dùng ngân sách để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, và mua lại - xử lý ngân hàng yếu kém nói riêng. "Nguồn để xử lý chủ yếu là từ vốn huy động trong và ngoài nước. Trong trường hợp phải bỏ tiền ra để mua cổ phần của đơn vị yếu kém thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng nguồn vốn của mình theo quy định", ông Nên cho biết.
Sau khi mua lại, cơ quan quản lý sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý. Nợ xấu của các ngân hàng yếu kém (phần lớn có liên quan hoặc có tài sản bảo đảm là bất động sản) sẽ được thu hồi, xử lý triệt để bằng các biện pháp cơ cấu lại. Đồng thời, ông Nên tin rằng, các hoạt động kinh doanh mới của ngân hàng cũng sẽ tạo lợi nhuận bù đắp các tổn thất còn lại (nếu có), nên không lo ngại về khả năng thu hồi.
Không chỉ vậy, đại diện Chính phủ còn cho biết, sau tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước, sẽ thu được tiền từ bán lại các cổ phần đã mua cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài trường hợp của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) vừa qua, Ngân hàng Nhà nước từng nhắc tới khả năng sẽ xử lý Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank) theo phương án mua lại cổ phần.
Theo VnExpress
Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ như thế nào? Tuy không tỏ ra công khai nhưng rõ ràng đã có sự rạn nứt trong "mối quan hệ đặc biệt" giữa Mỹ và Anh kể từ khi London quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng mà không hề tham vấn Mỹ. Không những vậy, ngày 16/3, cả Đức, Pháp và...