Vì sao Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Viettel được cấp bậc hàm trung tướng?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Đầu tháng 8.2018, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng bàn giao công việc cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng ở Tập đoàn Viettel.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa ký Văn bản số 2206/TTKQH-TT công bố 7 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Trong 7 nghị quyết có Nghị quyết số 562a/2018/UBTVQH14 ngày 11.8.2018 về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Cụ thể, Trung tướng: Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Thiếu tướng: Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam; Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có số lượng không quá ba; Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có số lượng là một; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội có số lượng không quá ba gồm: Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghệ thông tin và an ninh mạng.
Video đang HOT
Tại sao có Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn ra nghị quyết 562a nêu trên? Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết:
Theo điều 15 của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được sửa đổi năm 2014, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
“Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 562a về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ Quốc phòng cũng như đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nói.
Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được công bố thành lập tháng 1.2018. Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.
Cũng trong tháng 1.2018, Cục Gìn giữ hòa bình của Bộ Quốc phòng cũng ra mắt. Cục này nâng cấp từ Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (thành lập năm 2013) với mục tiêu phát triển hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Cũng trong tháng 1.2018, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được đổi tên từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương; thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Viettel chuyển giao quyền lực và công bố chiến lược giai đoạn 4.0
Ngày 3/8/2018, tại trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Viettel đã tổ chức Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn.
Theo đó, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) bàn giao chiến lược giai đoạn 4 của Viettel và bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng.
Như vậy, sau 3 giai đoạn phát triển kéo dài gần 30 năm, từ một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 - 1999) trở thành một công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2010) và hiện là một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 - 2018), Viettel sẽ bước vào giai đoạn thứ tư sớm hơn dự kiến 2 năm.
Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel.
Chiến lược của Tập đoàn trong giai đoạn tiếp theo 2018 - 2030, đó là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao, trở thành top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó top 10 về Viễn thông và CNTT; Top 20 về Công nghiệp Điện tử Viễn thông; Top 50 về Công nghiệp an toàn, an ninh mạng. Cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%.
Trong chiến lược giai đoạn 4 của mình, Viettel cũng xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,... từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
Viettel cũng tiếp tục duy trì mô hình kiểu mẫu về doanh nghiệp nhà nước, nhận thực hiện các việc khó mang sứ mệnh quốc gia.
Tại lễ bàn giao, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel khẳng định: "Thừa hưởng thành tựu vẻ vang của Tập đoàn, văn hóa đặc sắc của Viettel, đội ngũ kế cận sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó dựa trên việc giữ nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định tập thể nhưng vẫn phải giữ vai trò cá nhân xuất sắc, phải xác định rõ lĩnh vực, sản phẩm mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển, chú ý các chế độ, chính sách về người lao động, phải làm cho người lao động hạnh phúc, yêu mến Viettel"./.
Thái Linh
Theo toquoc
Không "nới" cơ cấu các Cục trưởng công an có hàm Trung tướng Chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), UB Thường vụ Quốc hội nêu nguyên tắc, về vị trí Cục trưởng có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng cần kết thừa luật 2014, không thay đổi về cơ cấu theo hướng quy mô lớn hơn... UB Thường vụ Quốc hội vừa gửi xin ý kiến các đoàn đại...