Vì sao chồng Hàn tự tử cùng cô dâu Việt?
Biết tin vợ mình tự tử, người chồng Hàn Quốc cũng tìm đến cái chết để “trọn tình” với người vợ kém mình 20 tuổi.
Vì mâu thuẫn “mẹ chồng nàng dâu”?
Ngày 21/1, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Busan (Hàn Quốc) cho biết, cơ quan này vừa nhận được yêu cầu trợ giúp của cộng đồng người Việt ở thành phố Gumi (Hàn Quốc) liên quan đến cái chết của Nguyễn Thị Diễm Trinh (23 tuổi). Cô dâu Việt này dùng dây thắt lưng treo cổ tự tử vào chiều 16/1 tại nhà trọ.
Chị Trinh lấy chồng người Hàn Quốc từ năm 2009, hai vợ chồng sau khi lấy nhau đã chuyển đến sống tại đảo Jeju, Hàn Quốc.
Sau 4 năm chung sống, hai vợ chồng Trinh đã có với nhau 1 đứa con trai, nhưng theo chị Thiền (chị gái của Trinh), năm đầu ở Hàn Quốc, Trinh không sống chung với mẹ chồng. Sau khi sinh cu Bin, chồng cô dâu Việt đưa vợ về ở cùng với mẹ.
Do cu Bin mắc phải một bệnh lý về não nên hiện 3 tuổi mà bé vẫn chưa biết nói chuyện. Đây được cho là nguyên nhân mẹ chồng bắt Trinh phải sinh thêm con. Trinh phản đối vì điều kiện kinh tế còn eo hẹp, dành tiền trị bệnh cho Bin thì bị mẹ chồng mắng. Mâu thuẫn với mẹ chồng, nên Trinh đã xin mẹ chồng ở riêng.
Vợ chồng Nguyễn Thị Diễm Trinh
“Hơn một tháng trước, chồng Trinh thấy vợ có dấu hiệu trầm cảm nên khuyên bồng con về Việt Nam chơi một thời gian cho đầu óc thanh thản nhưng em tôi không về Cần Thơ mà sang Gumi, Hàn Quốc thuê nhà ở gần đứa em út. Vài ngày sau, mẹ tôi nhận được điện thoại của chồng Trinh nhờ gia đình ra sân bay đón Bin (con trai của Trinh) về Thới Lai nuôi giúp. Lúc đó chồng Trinh hốc hác, còn Bin ốm yếu nên mẹ tôi chỉ biết khóc”, chị Thiền cho biết thêm.
Video đang HOT
Đến ngày 16/1 thì người nhà của Trinh nhận được tin Trinh đã tự tử bằng chiếc thắt lưng tại phòng trọ riêng ở Pusan, Hàn Quốc.
Nghe được tin con mình tự tử, mẹ của Trinh là bà Phạm Thị Tuyết Hải đã sang Hàn Quốc làm lễ an táng cho người con gái.
Đến ngày 18/1, bà Hải tiếp tục nhận tin buồn khi người chồng Hàn Quốc của con gái bà vì quá thương nhớ người vợ mà cũng tự tử theo.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Danh, chủ tịch UBND H.Thới Lai, TP Cần Thơ nhận định: Chị Trinh chết có thể do buồn phiền chuyện gia đình
Ước mơ đổi đời
Được biết, Trinh là con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em gái. Mẹ chỉ sinh con một bề, gia đình nghèo khó, nên cha mẹ Trinh chia tay nhau. Cha Trinh lấy vợ khác, mẹ Trinh cũng được một người đàn ông gá nghĩa, chung sức nuôi ba chị em.
Theo lời kể của bà Năm (mợ Trinh), cách đây bốn năm, thấy nhà quá nghèo, chỉ có công đất ruộng, cha mẹ làm thuê không đủ sống, Trinh nghe lời người ta “xúi” nên đã lên TPHCM lấy chồng nước ngoài.
Trinh được người đàn ông Hàn Quốc hơn mình khoảng 20 tuổi, làm nghề xây dựng “chấm”. Cưới xong, gia đình cô chỉ còn dư hơn 1,5 triệu đồng.
Thời gian đầu, Trinh và chồng ở riêng, cuộc sống bình yên đến khi cô sinh con (tên Bin) và về ở với mẹ chồng ở đảo Jeju. Sau đó, con trai Trinh mắc bệnh về não, hơn ba tuổi vẫn không biết đi, nói.
Theo lời kể của gia đình Trinh, từ khi về ở với mẹ chồng, cô gặp rất nhiều rắc rối. Gần đây, mẹ chồng buộc cô phải sinh thêm con nữa. Trinh phản đối thì phải chịu đựng sự chì chiết của mẹ chồng.
Khi biết chuyện, mỗi lần Trinh điện thoại về, bà Hải đều khuyên con trở lại gia đình chồng. Ở Pusan, Chi cũng khuyên chị mình nên chịu đựng và quay lại đảo Jeju.
Giấc mơ đổi đời không thành, hoài bão “hy sinh” thân mình đáp đền cho cha mẹ vẫn chưa được thực hiện. Trinh ra đi, để lại nỗi đau cho cả gia đình ông bà Hải. Khi người chồng của Trinh tự tử đã để lại di chúc với nguyện vọng an táng Trinh ở đảo Jeju, nơi mà hai người đã có khoảng thời gian chung sống hạnh phúc.
“Khi Trinh đi lấy chồng nước ngoài, gia đình cũng đã khuyên can nhiều vì nghe nhiều bi kịch của những người vợ làm dâu xứ người. Nhưng Trinh vẫn nhất quyết ra đi. Khi biết tin vợ chồng chung sống hạnh phúc, lại sinh được 1 đứa con trai thì cả nhà ai cũng mừng. Nhưng ai ngờ, được mặt nọ lại mất mặt kia. Mâu thuẫn mẹ chồng làng dâu xảy ra ở cả những nước tiên tiến khiến cho nguyên nhân xảy ra bi kịch đau lòng” – gia đình Trinh nói.
Theo 24h
Lũ lượt tìm đến "địa ngục trần gian"
Vẫn le lói những "điểm sáng" trong số các cô gái lấy chồng ngoại, nhưng chuyện nhiều cô dâu Việt đẫm nước mắt, thậm chí chết oan khuất vẫn được kể suốt bao năm nay ở miệt ĐBSCL.
Và có vẻ như, những chuyện đau lòng, chết chóc đó chưa bao giờ là bài học. Những cô gái miền Tây vẫn lũ lượt tìm đến "địa ngục trần gian"...
Những cù lao xuất ngoại
Bao đời nay, Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng là huyện có cuộc sống rất thuần... miền Tây. Một ngày của năm 1990, A Sị - một kỹ sư người Đài Loan có mặt trong đội thi công một công trình của nhà nước Việt Nam ở Cù Lao Dung - phải lòng cô thôn nữ tên Dự ở xã An Thạnh Nhứt. Một năm sau, họ thành vợ chồng và dắt díu nhau về Đài Loan sinh sống và đều đặn gửi tiền về cho gia đình.
Từ đó, An Thạnh Nhứt rộ lên phong trào lấy chồng Đài Loan. Theo thống kê chưa đầy đủ của huyện Cù Lao Dung, xã An Thạnh Nhứt là nơi có nhiều người lấy chồng Đài Loan nhất với trên 500 trường hợp đến thời điểm này. Hôm tôi ngồi trên phà cắt sông Hậu đến Cù Lao Dung, người lái phà buồn tái tê kể chuyện: "Đã có hàng trăm cô gái lần đầu tiên lên cái phà này để rời Cù Lao Dung, họ lên đất liền và mất hút luôn bên xứ người, một đi không trở lại...".
Rồi cũng có một người trở về là chị Dự. Chị không quay về một mình mà cùng chồng con và một giống xoài lạ của Đài Loan mà thời điểm đó Việt Nam chưa có. Vợ chồng chị Dự mua đất, trồng xoài và thành... tỉ phú sau một thời gian ngắn. Hôm tôi tìm đến, vợ chồng chị Dự không có mặt ở Việt Nam. Ông Lê Hoài Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Nhứt - xác nhận: "Ông A Sị - chồng của cô Hồ Thị Dự - về đây trồng xoài trúng lắm. Diện tích trồng đến thời điểm này đã rộng đến 7ha". Cũng theo ông Thanh, vợ chồng chị Dự giao cho các anh em bên này quản lý và hai vợ chồng qua qua về về, chứ không ở hẳn Việt Nam.
Một cù lao khác tên là Tân Lộc (ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) nằm giữa sông Hậu thơ mộng, được người đời gán cho nhiều cái tên khác nhau: Cù lao hèm cù lao tỉ phủ, cù lao mang nợ, cù lao Đài Loan... Mỗi tên gọi gắn liền với đặc điểm thăng trầm của xứ này, như: Nơi đây từng có đến 200 lò đường 50 tỉ phú từng mắc nợ đến gần 1.000 tỉ đồng và có đến trên... 600 phụ nữ lấy chồng Đài Loan.
Riêng chuyện lấy chồng Đài Loan, ở cù lao này còn lưu truyền một chuyện nghe đầy huyền thoại. Năm 1993, ông Võ Minh Phương (ấp Phước Lộc, xã Tân Lộc) làm ăn thất bại, nợ nần chồng chất, rồi được mai mối gả con gái cho một người Đài Loan. Hai năm sau con gái con rể về Tân Lộc, rủ cả gia đình sang Đài Loan du lịch. Sau khi du lịch về, ông cất nhà khang trang và tiếp tục gả cô gái út cho một người Đài Loan khác. May mắn đến với ông thêm lần nữa khi cô con gái út lấy được anh chồng giàu có, gửi tiền về cho vợ chồng ông tiêu xài tưởng chừng không hết.
Con gái không được nhiều quyền tự do tranh luận với cha mẹ về hôn nhân là một trong lý do khiến số người lấy chồng ngoại ở miền Tây nhiều. Ảnh: H.V.M
Nhưng vợ chồng A Sị, chị Dự hay con gái ông Phương chỉ là những điểm sáng hiếm hoi của phong trào lấy chồng ngoại ở khu vực ĐBSCL. Bởi như cù lao Tân Lộc, theo gương ông Phương, nhiều gia đình khác ở Tân Lộc có con gái đồng loạt lấy chồng Đài Loan, thậm chí nhiều gia đình có đến 3 - 4 người (đến bây giờ là 600 người), nhưng không phải ai cũng có cơ hội làm cho cha mẹ nở mày nở mặt với xóm làng. Buồn hơn, có nhiều người đến... 3- 4 lần lấy chồng Đài Loan.
"Họ ly dị với người này, về nước thông qua mai mối lại tiếp tục lấy người khác, rồi ly dị, rồi lại lấy chồng. Hiện Tân Lộc có ít nhất 15 đứa trẻ cha Đài mẹ Việt, được mẹ gửi về ngoại nuôi để sang Đài Loan làm dâu lần thứ hai, thứ ba..." - ông Lê Minh Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc - kể. Ông bảo "chúng tôi không thể ngăn cản được. Họ đến UBND xã xác nhận tình trạng hôn nhân, là cấp chính quyền mình phải làm đúng luật các đoàn thể cũng tuyên truyền vận động, nhưng cũng chẳng ăn thua".
Bất lực với lấy chồng ngoại chui?
Theo thống kê chưa đầy đủ, ĐBSCL có trên 100.000 cô gái lấy chồng nước ngoài, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, gần đây có sự chuyển hướng sang lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc. Địa phương có người lấy chồng nước ngoài nhiều nhất là Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng... Đáng nói là phần lớn trong số này chồng... chui, tức không đăng ký qua sở tư pháp địa phương.
Lấy ví dụ Hậu Giang - nơi có cô dâu Võ Thị Minh Phương vừa ôm hai con nhảy lầu tự tử bên Hàn Quốc - hiện có đến 4.000 cô gái lấy chồng nước ngoài, tuy nhiên, con số báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh này cho thấy, trong năm 2012 chỉ có trên 400 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài, còn những năm trước chỉ có 100-200 người.
Nhiều người lần đầu tiên lên phà rời cù lao, sau đó lấy chồng ngoại và không bao giờ trở về nữa...
Tại Sóc Trăng, chỉ riêng một xã đã có đến 201 người lấy chồng nước ngoài, nhưng con số chính thức của Sở Tư pháp Sóc Trăng thì... "toàn tỉnh chỉ có 210 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài" (?). Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng - ưu tư: "Sự chênh lệch về con số này cho thấy hôn nhân bất hợp pháp tăng cao. Chúng tôi đã mở nhiều đợt tuyên truyền đến các huyện, thành, thị xã trong tỉnh để người dân hiểu và đăng ký kết hôn chính thức, nhưng kết quả thu được lại không như mong muốn".
Thực tế, con đường "chính ngạch" đăng ký kết hôn với người nước ngoài xem ra còn quá xa lạ với những người dân vùng quê nghèo của ĐBSCL. Và đây là một trong những lý do dẫn đến bi kịch. Tôi tìm gặp ông Kim Sà Wach - Phó Chủ tịch UBND xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, nơi trong năm 2012 có đến gần 70 cô gái lấy chồng Trung Quốc, diễn ra sau khi cơ quan Công an thị xã Vĩnh Châu phát hiện đường dây môi giới lấy chồng ngoại bất hợp pháp và 10 cô gái trốn thoát trở về trong đau đớn mà tôi đã kể ở kỳ trước.
Ông Wach nói: "Chúng tôi rất đau xót cho những gia đình nghèo gả con lấy chồng nước ngoài chỉ nhận được 5-10 triệu đồng. Ở xứ lạ quê người không biết nó làm gì, sống ra sao cả, có đứa bị hành hạ, sống trong tủi nhục, nghe kể mà thương đứt ruột". Ông thở dài: "Người dân đến đây xác nhận tình trạng hôn nhân, biết thế nào cũng lấy chồng Trung Quốc, chúng tôi hết lời giãi bày, nhưng họ không tin. Đến khi con gái bị ngược đãi nơi xứ người, họ mới nhận ra, thì đã muộn".
Tương tự ông Wach, bà Nguyễn Thu Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng - khẳng định: "Để ngăn chặn việc môi giới hôn nhân bất hợp pháp, chúng tôi đã tuyên truyền nhiều đợt, nhiều lần, giúp chị em nhận thức đúng đắn về quyết định của mình khi lấy chồng nước ngoài". Đồng quan điểm này, bà Trần Hồng Chiến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu - nói: "Hầu hết môi giới hôn nhân với người nước ngoài đều ở vùng nông thôn - nơi có cuộc sống khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế. Chúng tôi không có quyền cấm phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, khi gặp trường hợp như vậy chúng tôi chỉ biết tư vấn, phân tích thiệt hơn để gia đình tự quyết định".
Một thực tế rất đau lòng nữa, việc một cô gái ở miền Tây có lấy chồng ngoại hay không, phần lớn là do cha mẹ quyết định chứ sự đồng ý hay phản đối của họ chỉ mang tính... tham khảo. Đơn giản, quan niệm hôn nhân kiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" thời phong kiến hiện vẫn còn ăn sâu tại nhiều vùng sông nước miền Tây. Không ít người trong con số 100.000 cô dâu nói trên đã đau khổ, ngậm ngùi chấp nhận lấy một người chồng bất đồng ngôn ngữ, khác xa tập quán, chẳng có tình yêu. Họ quan niệm lấy chồng nước ngoài là cách duy nhất để báo hiếu cha, mẹ...
Trở lại với nhân vật Lộc mà tôi đã kể ở kỳ trước. Khi biết tin Lan lấy chồng nước ngoài vì chữ hiếu, chỉ với mục đích đánh đổi 200 triệu đồng trả nợ cho gia đình, anh không hề trách Lan mà chỉ tủi phận mình nghèo. Hôm tôi với Lộc ngồi trong quán nước bên đường, gặp lúc ai đó ca điệu lý con sáo có đoạn "ai đưa con sáo sang sông, để cho con sáo xổ lồng bay xa...". Bất giác Lộc quay sang tôi nói bâng quơ: "Do con sáo bị nhốt trong lồng lâu quá, hổng cho nó đi đâu cả và chưa ai dạy nó đường bay về nên nó mới đi mất phải không anh?".
Không thể đổ lỗi cho nghèo khó
Thạc sĩ Lâm Thành Đắc - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bạc Liêu - nói: "Không thể đổ cho nghèo khó nên lấy chồng nước ngoài. Vùng ĐBSCL còn nghèo nhưng đâu đến độ khó khăn như các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía bắc? Cũng không thể đổ hết cho vì hám lợi mà lấy chồng ngoại vì số tiền mà cha mẹ các cô đem về chỉ trên 10 triệu đồng. Ở đây trong sâu thẳm của nó là văn hoá. Chính nền nếp gia đình, trình độ nhận thức xã hội, văn hoá ứng xử, đạo đức gia đình là nguyên nhân dẫn đến các cô gái nông thôn vùng ĐBSCL lấy chồng ngoại nhiều hơn các khu vực khác".
Theo 24h
Lấy chồng ngoại: Nước mắt và máu Lại một cô dâu Việt lấy chồng ngoại bỏ mạng nơi xứ người. Ai đó đau xót hỏi cô Võ Thị Minh Phương đã là nạn nhân thứ bao nhiêu? Nhưng giấc mộng lấy chồng ngoại hình như còn lâu mới tỉnh! Tro cốt của Võ Thị Minh Phương cùng hai con đã được chuyển từ Hàn Quốc về quê nhà trong tâm...