Vì sao cho thôi chức Phó Chủ nhiệm và ĐBQH với Tướng Lê Đình Nhường?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh khóa XIV và thôi nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội đối với Thiếu tướng Lê Đình Nhường.
Thiếu tướng Lê Đình Nhường (ảnh quochoi.vn).
Tối nay (12.4), theo nguồn tin của Dân Việt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV đối với Thiếu tướng Lê Đình Nhường kể từ ngày 12 tháng 4 năm 2019.
Bên cạnh Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn có Nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với Thiếu tướng Lê Đình Nhường, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do đã bị thi hành kỷ luật về Đảng và có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe, kể từ ngày 12 tháng 4 năm 2019.
Thiếu tướng Lê Đình Nhường từng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật Cảnh cáo vào tháng 12.2018. Theo kết luận tại kỳ họp 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Trung tướng Nguyễn Văn Ba, Thiếu tướng Lê Đình Nhường và một số cá nhân khác cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát trong vụ án liên quan một số cán bộ lãnh đạo Tổng cục và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) tiếp tay, bao che cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet (vụ cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và đồng phạm).
Video đang HOT
Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Trung tướng Nguyễn Văn Ba, Thiếu tướng Lê Đình Nhường phải chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị với cương vị là người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo Danviet
Tổng Bí thư yêu cầu kết thúc điều tra 21 vụ án trong năm 2019
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu trong năm 2019, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (ảnh TTXVN).
Sáng 21.01, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh những kết quả đã đạt được. Đó là, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về PCTN có bước tiến mới quan trọng; từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng". Trong nửa nhiệm kỳ qua và trong năm 2018, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN, nhất là các quy định về chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;...
Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện chế về kinh tế - xã hội và PCTN, từng bước khắc phục những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật là nguyên nhân phát sinh tiêu cực, tham nhũng, "lợi ích nhóm".
Phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ưng về PCTN (ảnh TTXVN).
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc về tham nhũng, kinh tế đồng bộ, hiệu quả, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của Đảng, Nhà nước; có sức cảnh báo, răn đe mạnh mẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra xuống đến cả cấp ủy cấp huyện và cơ sở; các cấp ủy, UBKT các cấp đã tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; xử lý nghiêm cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu, cả cán bộ cấp cao, kỷ luật từ trên xuống dưới, kỷ luật đảng đi trước, tạo tiền đề, mở đường cho thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm sai phạm. Trong năm 2018 cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương đã thi hành kỷ luật 38 cán bộ, đảng viên diện Trung ương quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Ngành Thanh tra, Kiểm toán có nhiều cố gắng, quyết liệt, làm rõ nhiều sai phạm, kiến nghị, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan, thu hồi nhiều tài sản cho nhà nước. Trong năm 2018, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108 nghìn tỷ đồng, hơn 1.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 2080 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 101 vụ, 151 đối tượng. Đã tập trung thanh tra, công khai kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm tại nhiều dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm (vụ việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ; các dự án đầu tư lớn thua lỗ, kéo dài...).
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ/498 bị cáo. Riêng năm 2018, đã kết thúc điều tra 23 vụ/222 bị can (tăng 43,75% số vụ so với năm 2017); đã truy tố 20 vụ/ 251 bị can (tăng 66,7% số vụ so với năm 2017); đã xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 bị cáo (gấp gần 5 lần số vụ so với năm 2017), với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình (có 05 bị cáo (4 người) bị phạt tù chung thân; 09 bị cáo phạt tù trên 20 năm đến 30 năm tù...).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ ra những mặt hạn chế, khuyết điểm: Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; Việc kết luận thanh tra một số dự án trọng điểm; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án, xác minh một số vụ việc còn chậm so với yêu cầu của Ban Chỉ đạo; Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở còn hạn chế; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực ("tham nhũng vặt") vẫn xảy ra ở nhiều nơi gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp; ...
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước năm 2019 và những năm tới, sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước đang chuyển sang giai đoạn mới, cao hơn, ngày càng đi vào chiều sâu; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhân dân đòi hỏi công tác PCTN phải tiếp tục quyết liệt, duy trì được phong trào, xu thế như hiện nay.
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã nhấn mạnh những việc cần làm trong thời gian tới. Trong đó tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được khởi tố, điều tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc mới. Trong năm 2019, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án, xét xử phúc thẩm 10 vụ án và kết thúc xử lý đối với 43 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Theo Danviet
Nhiều sở, ngành ở TP.HCM tránh né cung cấp thông tin cho báo chí Trong khi hầu hết báo chí trong buổi gặp đều cho rằng, việc cung cấp thông tin cho báo chí của các sở, ngành "trên nóng dưới lạnh", Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết: "TP xem báo chí như là người đồng hành trong sự phát triển". Chiều 2.4, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND...