Vì sao chính quyền ông Trump đóng cửa 2 lãnh sự quán ở Nga?
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang tạm dừng các hoạt động tại 2 lãnh sự quán ở Nga, viện dẫn lý do về vấn đề an ninh.
Đóng cửa 2 lãnh sự quán
Reuters hôm nay, 19/12, đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau khi tham vấn Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan đã ra quyết định đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Vladivostok, miền viễn đông và tạm đình chỉ hoạt động tại lãnh sự quán ở Yekaterinburg, ngay phía đông dãy núi Ural.
Cùng lúc đó, AP cũng cho biết chính quyền Tổng thống Trump đã thông báo với Quốc hội rằng họ dự định đóng cửa hai lãnh sự quán cuối cùng còn lại của Mỹ ở Nga. Thông báo đã được gửi đến Quốc hội vào ngày 10/12 nhưng ít được chú ý vào thời điểm đó.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao, quyết định là một phần trong “những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và bảo mật của cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ tại Nga”.
Tuy nhiên, theo thông báo gửi Quốc hội của chính quyền ông Trump, việc đóng cửa có liên quan đến quyết định giới hạn số lượng nhà ngoại giao Mỹ được làm việc tại Nga mà Moscow đưa ra năm 2017.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh quyết định này không ảnh hưởng đến các lãnh sự quán Nga tại Mỹ.
Video đang HOT
Trước đó, trong tuần này, khi được hỏi về các báo cáo của truyền thông Nga rằng hai lãnh sự quán có thể bị đóng cửa, Đại sứ quán Mỹ tại Moscow cho biết họ đã đình chỉ các hoạt động tại lãnh sự quán Vladivostok và lùi các hoạt động ở Yekaterinburg đến tháng 3 vì đại dịch.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã trở nên căng thẳng bởi các vấn đề từ xung đột ở Syria đến Ukraine, cũng như những cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào chính trị của Mỹ, mà Moscow phủ nhận.
Các tin tặc được cho là đang làm việc cho Nga bị cáo buộc đã tấn công trên diện rộng các cơ quan chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân. Ông Pompeo cho biết hôm thứ Sáu, rõ ràng là rằng Nga đã tham gia vào các cuộc tấn công khiến các đội an ninh mạng máy tính trên toàn thế giới phải cố gắng để hạn chế thiệt hại.
Điện Kremlin sau đó phủ nhận sự liên quan của Moscow.
Tại cuộc họp báo thường niên hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông hy vọng Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ giúp giải quyết một số vấn đề khó khăn trong quan hệ giữa Moscow và Washington.
Cơ sở ngoại giao duy nhất còn lại
Sau khi đóng cửa 2 lãnh sự quán nói trên, cơ sở ngoại giao duy nhất mà Mỹ sẽ có ở Nga là Đại sứ quán ở Moscow.
Nga đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St.Petersburg vào năm 2018 sau khi Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle.
Lãnh sự quán ở Vladivostok đã tạm thời đóng cửa vào tháng 3 vì đại dịch COVID-19. Các nhân viên ở đây đã bắt đầu loại bỏ các thiết bị nhạy cảm, tài liệu và các vật dụng khác. Lãnh sự quán ở Vladivostok và Yekaterinburg có tổng cộng 10 nhà ngoại giao Mỹ và 33 nhân viên địa phương.
Thời điểm đóng cửa chính xác vẫn chưa được xác định. Các nhân viên ngoại giao Mỹ sẽ được chuyển đến đại sứ quán ở Moscow, trong khi nhân viên địa phương sẽ bị sa thải, theo thông báo. Bộ Ngoại giao ước tính việc đóng cửa vĩnh viễn lãnh sự quán Vladivostok sẽ tiết kiệm được 3,2 triệu USD mỗi năm.
Trong tương lai, Mỹ sẽ không có cơ quan đại diện ngoại giao nào trong một khu vực rộng lớn của Nga. Điều này có thể gây bất tiện cho du khách Mỹ ở vùng viễn đông của Nga, cũng như người Nga trong khu vực đang tìm kiếm thị thực đến Mỹ, vì tất cả các dịch vụ ngoại giao sẽ được xử lý ở Đại sứ quán tại Moscow.
Thông điệp của Putin về ý tưởng 'liên minh quân sự Nga - Trung'
Putin lần đầu đề cập đến một liên minh quân sự với Trung Quốc, nhưng đây dường như chỉ là thông điệp "nhắc nhở" gửi tới chính quyền Biden.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/10 lần đầu đề cập đến khả năng thành lập liên minh quân sự Nga - Trung trong một cuộc họp với các chuyên gia trong và ngoài nước. Putin cho biết dù Nga không cần liên minh quân sự với Trung Quốc song "điều đó hoàn toàn có thể xảy ra về lý thuyết", khiến nhiều người băn khoăn về ý nghĩa của tuyên bố.
Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, ngày 17/12 nhận định Putin đề cập đến liên minh quân sự với Trung Quốc nhằm gửi tín hiệu tới Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden rằng Washington không nên gia tăng căng thẳng với Moskva và Bắc Kinh.
"Mặc dù Nga và Trung Quốc nhiều khả năng không lập bất cứ liên minh quân sự nào, Putin muốn phát thông điệp rằng Mỹ nên hiểu rằng điều đó vẫn có thể xảy ra và họ nên thận trọng hơn trong quan hệ với Nga và Trung Quốc", Trenin nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, ngày 22/10. Ảnh: RIA Novosti .
Cơ hội Mỹ cải thiện quan hệ với Nga và Trung Quốc dưới thời chính quyền Biden sắp tới là thấp. Tổng thống đắc cử Mỹ đã đưa ra quan điểm cứng rắn về các vấn đề mà Tổng thống Donald Trump tránh đề cập, đồng thời sẽ "tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga vì nhiều lý do". Washington sẽ yêu cầu Moskva nhượng bộ nhiều để đổi lấy việc dỡ bỏ trừng phạt, Trenin nhận định.
Theo chuyên gia này, bất chấp tuyên bố của Putin, việc Nga và Trung Quốc thành lập liên minh quân sự là rất khó xảy ra, do Moskva vẫn theo đuổi mục tiêu chính là "một tay chơi độc lập".
"Nếu căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng gia tăng và chia thế giới thành hai phe rõ rệt, Nga có thể không còn lựa chọn nào ngoài nhập phe do Trung Quốc dẫn đầu và lập tức phải xuống chiếu dưới", Trenin nói. "Kịch bản này hoàn toàn bất lợi cho Nga".
Nếu Biden hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung, Nga sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi tình trạng quan hệ lạnh nhạt với Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ cân nhắc kỹ trước khi tăng cường quan hệ với một nước Nga đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây. "Nga sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về địa chính trị và chính sách kinh tế", Trenin nói,
Sau khi giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài ở Viễn Đông, Nga và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trenin nhận định Biden coi mối quan hệ Nga - Trung là "không tự nhiên và không vững chắc". "Tổng thống đắc cử Mỹ cho rằng Trung Quốc không đánh giá cao Nga và chỉ lợi dụng nước này để thu về lợi ích cho mình", Trenin nói.
Chuyên gia này dự đoán nếu quan hệ Mỹ - Trung và Mỹ - Nga tiếp tục xấu đi, một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á có thể nổ ra và liên quan đến tên lửa. "Mỹ muốn duy trì ưu thế quân sự của mình trước Nga và Trung Quốc. Mỹ chỉ dừng phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung để dùng trong khu vực này chỉ khi Trung Quốc nhượng bộ một số vấn đề", Trenin nói.
Cố vấn thân cận của Biden nhiễm nCoV Cedric Richmond, người được Biden bổ nhiệm làm cố vấn Nhà Trắng, được xác nhận nhiễm nCoV, Tổng thống đắc cử Mỹ sau đó xét nghiệm âm tính. Văn phòng chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 17/12 thông báo cố vấn Nhà Trắng tương lai Cedric Richmond đã nhiễm nCoV và sẽ được cách ly trong 14...