Vì sao chim non sớm thành ác điểu?
Hiện tượng thanh thiếu niên tụ tập băng nhóm trộm cắp, hút chích, nguy hiểm hơn là dùng hung khí giải quyết mâu thuẫn theo kiểu xã hội đen, đã lan tràn từ thành thị đến nông thôn khiến xã hội bất an. Theo báo cáo của các đơn vị nghiệp vụ, số vụ phạm pháp hình sự ở độ tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Vì sao những con chim non sớm thành ác điểu?
Những sát thủ còn ở tuổi vị thành niên
MANH ĐỘNG, LIỀU LĨNH
Cao Tấn Tài (SN 1993, quê Tiền Giang, tạm trú phường Đông Hưng Thuận, quận 12) vốn là đứa trẻ ngoan. Nhưng từ lúc bố mẹ ly hôn, học đến lớp 7 Tài phải nghỉ để phụ mẹ gánh vác chuyện cơm áo gạo tiền. Sớm vào đời lại thiếu sự quan tâm giáo dục đã khiến Tài trở thành đứa trẻ hung hăng, lỳ lượm, thường thắng cuộc mỗi khi đánh nhau. Với chiến tích này, Tài được nhóm bạn bè hư hỏng, côn đồ tôn làm thủ lĩnh. Vì muốn chứng tỏ là những tay “anh chị”, Tài và đồng bọn đã lạnh lùng tước đoạt mạng sống của đối phương, dù mâu thuẫn nhỏ nhặt.
Trưa 3-10-2010, Tài cùng đám bạn gồm Phan Công Quốc, Nguyễn Thanh Duy, Nguyễn Ngọc Tú, Lê Đình Hoàng Vũ, Phạm Thị Thùy Tiên, Lê Thị Cẩm My và Lém, Nghĩa tổ chức nhậu tại phòng trọ của Tiên trên đường Trường Chinh (P. Đông Hưng Thuận, Q12). Chiều cùng ngày, Vũ cho biết có hẹn “nói chuyện” với hai thanh niên tại Metro gần cầu vượt Tân Thới Hiệp (Q12), vì trước đó Vũ nhắn tin cho bạn gái nhưng gửi nhầm vào máy của họ. Vũ rủ cả bọn cùng đi. Sau khi gặp nhau, có lẽ do lực lượng của Vũ hùng hậu hơn nên hai bên giải hòa. Trên đường về, Vũ chở Lém, Tài đi một mình cùng tốp chạy trước, còn xe Tú chở Quốc và Duy theo sau. Đến chợ Cây Sộp, ba tên chạy sau gặp anh Lê Hoài Anh đang đậu xe trên lề chờ bạn là Nguyễn Trọng Thiên (cùng SN 1991) đi chợ. Thấy Quốc cứ nhìn chăm chăm vào mình với ánh mắt khó chịu, nên Hoài Anh lên tiếng: “Tụi bây nhìn cái gì”. Nghĩ bị xúc phạm, Quốc bảo Tú tăng tốc chạy về nhà trọ của My (bạn gái của Tài) gần đó kể lại cho “đại ca” nghe. Để chứng tỏ uy danh, Tài lệnh cho Quốc lấy hai con dao cho hai tên lận lưng rồi kêu Duy – Tú chở đi tìm Hoài Anh “tính sổ”. Đến nơi, Duy và Tú đứng ngoài trông xe còn Tài và Quốc lấy khẩu trang đeo vào rồi rảo tìm đối thủ. Khi gặp Hoài Anh và anh Thiên, Tài rút dao (dạng mã tấu) đuổi chém anh Thiên trọng thương, còn tên Quốc dùng dao Thái Lan đâm khiến anh Hoài Anh tử vong ngay tại chỗ.
Video đang HOT
Hiện nay, do độ lưu thông đông đúc, nhiều người lại thiếu ý thức khi tham gia giao thông nên nhiều vụ quẹt xe đã xảy ra. Nhưng thay vì bình tĩnh giải quyết thì một số thanh niên lại sử dụng hung khí dẫn đến án mạng. Điển hình, chiều 28-10-2010, Dương Văn Vinh Cảnh, Trần Văn Đạt (cùng SN 1989, tạm trú P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân), Nguyễn Thị Minh Tú (SN 1989, trú Q8), Nguyễn Long Phi (tức Tý, SN 1986, ngụ Q6) và một số bạn bè đến khu vực đường Tên Lửa nhậu. Khoảng 22 giờ, Cảnh lấy xe máy BS: 52K7-9345 đi công chuyện, đến đường số 10-11 gần cư xá Đài Ra Đa (P13Q6) thì xảy ra va chạm với xe Exciter màu đen BS: 54K3-8600 do Nguyễn Quang Ngọc (tên khác là Lượm, SN 1994, ngụ Q. Bình Tân) điều khiển chở Lê Minh Phương (tự Bé Tư, SN 1990, ngụ Q6) làm hai phương tiện hư hỏng nhưng không bên nào chịu nhận lỗi.
Thấy yếu thế hơn, Cảnh móc ĐTDĐ kêu Đạt và Phi tới hỗ trợ. Phía đối phương cũng điều động thêm Diệp Tú Huy (tự Tý, SN 1990, ngụ Q6) là chủ xe Exciter. Tới nơi, Huy đề nghị Cảnh bồi thường nhưng không được chấp thuận. Đang lúc giằng co, thấy chân Cảnh chảy nhiều máu, Đạt vội vã dìu lên xe chở đi cấp cứu nhưng lại lao vào cây cau kiểng gần đó làm cả hai té xuống đường. Nhân cơ hội này, Phương nhặt cục gạch ống bên lề chạy đến đập vào mặt Cảnh. Đạt can ngăn cũng bị tấn công nên bỏ chạy về kho số 12 trên đường Đặng Nguyên Cẩn (Q6), kéo thêm đồng bọn mang hung khí đến giải vây. Thế trận đổi chiều, Phương, Huy và Ngọc nhanh chân chui vào quán cà phê lánh nạn, đồng thời gọi điện báo công an phường.
Thấy công an xuất hiện, băng của Cảnh rút về kho số 12, Huy cũng chở Phương – Ngọc về nhà trọ của Huy ở ấp Chiến Lược, phường Bình Trị Đông (Q. Bình Tân) củng cố lại lực lượng để tiếp tục hỗn chiến. Tại nhà trọ, Huy chuẩn bị bốn con dao cùng một cây chĩa rồi gọi điện cho các tên Lê Tùng Anh Nhật (tự Nhật “Bình Phú”, SN 1994), Nhật “Long Khánh”, Nguyễn Minh Đức (SN 1991, quê Sóc Trăng), Lê Thanh Duy (SN 1988, cùng trú Q6), Toàn và Hải, mang thêm một mã tấu, hẹn cùng đi thanh toán băng của Cảnh. Lúc 0 giờ ngày 29-10, phát hiện Cảnh, Phi, Đạt và Trần Huỳnh Minh Huấn (SN 1991), Phạm Văn Thảo (SN 1994, trọ cùng phòng với Đạt) đang đứng trước kho số 12, nhóm Huy xông vào chém túi bụi làm phe đối phương hầu hết dính đòn, riêng Cảnh tử vong do vết thương quá nặng.
Không chỉ thanh thiếu niên lưu manh, côn đồ, vô công rỗi nghề mà ngay cả giới học trò cũng tụ tập thành băng nhóm, sẵn sàng dùng dao búa giải quyết hiềm khích. Cách đây hơn ba tháng, qua khiêu khích nhau, một nhóm học sinh lớp 10 Trường Nam Sài Gòn (Q7) đã dùng dao sát hại bạn học ở Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm, quận 3. Vụ việc xảy ra vào chiều 18-11-2010, sau khi tan lớp, hai em Khấu Ngọc Quang và Đặng Hoàng Tiến (cùng SN 1995, ngụ Q3) đạp xe về đến trước số 6E Tú Xương thì bị bốn đối tượng gồm Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Hoàng Nhật (cùng SN 1995, đang học Trường Nam Sài Gòn), Lê Trọng Quý và Phạm Ngọc Quyên (cùng ngụ Q1) hành hung. Trong lúc giằng co, Dư dùng dao đâm vào ngực Tiến dẫn đến tử vong.
Tại cơ quan điều tra, Quyên khai trước đó ba ngày, giữa Quyên và Tiến xảy ra cãi vã tại lớp, được bạn bè can ngăn nên xô xát chưa xảy ra. Sáng 17-11, Quyên kể lại chuyện cho bạn trai là Nguyễn Hoàng Nhật nghe, Nhật nói sẽ “tính sổ” vì cũng có mâu thuẫn với Tiến. Trước đó, trong một lần cùng Dư đi xe máy đến trường đón Quyên, cả hai bị Tiến khiêu khích. Gặp lại nhau ở giao lộ Tú Xương – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Dư hất hàm hỏi Tiến: “Lúc nãy mày chửi ai?”, Tiến bảo “muốn gì đến chợ Bàn Cờ nói chuyện”. Dư lặng lẽ chạy xe về nhà. Sáng hôm sau, nghe Nhật rủ chiều đi đón Quyên, biết sẽ gặp Tiến để giải quyết mâu thuẫn hôm trước, Dư lén lấy dao lê của cha cất trong tủ bỏ sẵn vào cặp rồi thẳng tay đâm chết Tiến.
Tương tự, chiều 9-3-2011, Phạm Nguyễn Minh Nhân (SN 1991, ngụ Q. Bình Thạnh) đến Trường Ngô Thời Nhiệm (đường Điện Biên Phủ, P7Q.Bình Thạnh) đón bạn gái học lớp 11 là H.K.T thì bị Ngô Hoàng Phúc, Nguyễn Thanh Sơn (học cùng lớp với T.) trêu ghẹo, dẫn đến mâu thuẫn. Không chịu lép vế, Nhân gọi ba đồng bọn mang hung khí đến ăn thua đủ với đối phương. Hậu quả, Phúc phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN?
Qua tìm hiểu nhân thân, chúng tôi nhận thấy phần lớn thanh thiếu niên hư hỏng đều học vấn thấp, cha mẹ ly hôn hoặc do kinh tế khó khăn cha mẹ phải bươn chải mưu sinh, không còn thời gian quan tâm giáo dục con cái. Hậu quả, khi đã bị nhiễm thói hư tật xấu, thích ăn chơi nhưng lười lao động, chúng sẽ tụ tập băng nhóm rủ nhau gây án. Bên cạnh đó, không ít trẻ phạm pháp là con cái của những gia đình khá giả, được cha mẹ cưng chiều, đòi gì có nấy nhưng lại lén lút sử dụng tài sản vào mục đích bất chính, trong khi các bậc sinh thành chẳng màng quan tâm tìm hiểu…
Để phòng ngừa, ngăn chặn thanh thiếu niên sa vào con đường tội lỗi, ngoài trách nhiệm giáo dục của nhà trường, quản lý của gia đình, lực lượng công an cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như Hội cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… cùng góp phần cảm hóa, giáo dục. Theo Điều lệnh cảnh sát khu vực (CSKV) quy định thì lực lượng này có trách nhiệm lập danh sách, theo dõi các loại đối tượng, quản lý theo pháp luật trên địa bàn được phân công phụ trách (kể cả đối tượng lưu động), trong đó có trẻ em hư phạm pháp. Tùy theo tính chất hoạt động của từng loại đối tượng, CSKV phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ, các tổ chức quần chúng, nhà trường, gia đình đối tượng, người có uy tín để thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục, hoặc có đối sách phù hợp, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của công an cấp trên.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một chỉ huy công an phường khẳng định, nếu CSKV và các ban ngành, đoàn thể cùng phối hợp thực hiện tốt điều lệnh quy định thì sẽ hạn chế đáng kể trẻ em hư; nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn vẫn còn một khoảng cách khá xa, đòi hỏi người có tâm huyết, tận tụy với công việc được giao. Vì vậy, việc kéo giảm tình trạng trẻ em phạm pháp vẫn đang là vấn đề nan giải, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ.
Từ những yếu tố trên cho thấy, khi gia đình hời hợt, không quản lý chặt chẽ con em, cộng đồng buông lỏng không có biện pháp uốn nắn, răn đe kịp thời chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến những con chim non sớm thành ác điểu.
Theo Công An Tp
Bắt kẻ cầm đầu đường dây bán trẻ cho ổ mại dâm
Hai chị em X và T đang tuổi vị thành niên, thường trú tại huyện Mường Tè, Lai Châu đã bị chị họ là Hỏ Thị Quyên lừa bán cho một ổ mại dâm ở biên kia biên giới.
Ngày 14.3, Đồn biên phòng 297 Ma Lù Thàng (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) đã câu nhử được đối tượng cầm đầu về Việt Nam và bắt tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ.
Chân dung đối tượng cầm đầu Phạm Thu Lý.
Đối tượng bị bắt và được cho là cầm đầu đường dây buôn bán người là tú bà Phạm Thu Lý, SN 1977, trú tại Phố Lu, Bảo Thắng, Lào Cai. Phạm Thu Lý được cho là đối tượng nhận "hàng" từ Việt Nam đưa sang và là chủ chứa của một ổ mại dâm bên Trung Quốc.
Theo lời khai của Hỏ Thị Quỳnh (SN 1982), trú tại bản Xa Đá, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, sau khi đưa X và T sang Trung Quốc, Lý hứa sẽ trả cho Quyên 10.000 NDT (tương đương với 33 triệu đồng) nhưng Lý mới đưa trước cho Quyên 500 NDT.
Đại tá Phạm Văn Hải, Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy (Bộ đội Biên phòng Lai Châu) cho biết: Các đối tượng của vụ án đến nhiều tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai do Phạm Thu Lý và Hỏ Thị Quyền là người chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên đối tượng gây án ở nước ngoài nên rất khó khăn trong việc bắt giữ.
Hiện nay, vụ án đã được chuyển sang Công an tỉnh Lai Châu tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Dân Việt
Bi hài những cụ ông 'khát tình' làm bố bất đắc dĩ Cô bé 14 tuổi nhiều lần bị ông lão 70 rủ làm "trò người lớn" ở vườn chuối, rồi đến khi cô bé sinh con, mang đi giám định ADN thì cụ ông mới thừa nhận hành vi tội lỗi của mình. Vụ án "vườn chuối" và chuyện cụ ông "xin thề" Có lẽ, những nạn nhân là các em bé, trẻ em...