Vì sao chim mái ngày càng ít hót
Ở đa số các loài chim chỉ có con trống hót, chim mái đang mất dần khả năng này. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra căn nguyên của điều bí ẩn này.
Loài người thật may mắn vì những loài chim ăn thịt khổng lồ này đã tuyệt chủng / Chim diều lửa táo bạo cướp cá của ngư dân
Trong tự nhiên, các động vật khác đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách đi tiểu hoặc bằng cách cọ xát để lưu mùi hương của chúng ở khắp mọi nơi. Ngay cả con người cũng có cách đánh dấu lãnh thổ của mình – đó là xây tường, rào. Tuy nhiên, lũ chim lại không làm vậy. Chúng có cách của riêng mình – đó là hót. Lũ chim sẽ hót đi hót lại bài đó trong nhiều giờ.
Và nếu bài hát thu hút được một bạn tình trong quá trình tuyên bố lãnh thổ, điều đó càng khiến con chim trống có thêm nhiều quyền lực. “Có gần 10.000 loài chim trên thế giới và mỗi loài có cách kết đôi khác nhau”.
Chim mái ngày càng ít hót.
Có thể bạn quan tâm
Chim mái không có nhiều nhu cầu về bảo vệ lãnh thổ hay thu hút bạn tình như chim trống.
Tuy nhiên, việc chim mái ít hót một cách bất thường – thậm chí ở một số loài chim mái còn hoàn toàn không hề biết hót – khiến các nhà khoa học băn khoăn tìm lời giải.
Nghiên cứu của tiến sỹ Karan Odom thuộc Đại học Maryland, Baltimore (Mỹ) đã giúp chúng ta hiểu được bản chất của vấn đề này.
Theo ông Odom và các đồng sự, nguyên nhân là chim mái thường xuyên phải ở trong tổ ấp trứng. Nếu cất tiếng hót, chúng sẽ thu hút các loài thú săn mồi tìm đến. Và khi đó, không chỉ tính mạng của chúng mà cả trứng và những đứa con nhỏ cũng sẽ gặp nguy hiểm.
Vì sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn?
Video đang HOT
Loài chim biển Fratercula cirrhata là hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng, sống thành đàn đông đúc trên bờ Bắc Thái Bình Dương. Ở Nga, chúng được tìm thấy ở Kamchatka, Chukotka, Sakhalin, Kuril và các đảo Commander.
Loài hải âu này có kích thước bằng một con quạ, nhưng nổi bật nhờ một cái mỏ lớn màu đỏ. Thức ăn chính là cá nhỏ và chúng thường bay ra biển khơi để kiếm ăn.
Công bố kết quả nghiên cứu trên Journal of Experimental Biology, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để theo dõi sự trở về của những con hải âu cổ rụt từ chuyến bay, ghi lại nhiệt lượng do chim tạo ra.
Trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh, nhiệt độ của mỏ chim đã giảm 5C (từ 25C xuống 20C), trong khi nhiệt từ lưng chim hầu như không thay đổi. Mỏ chim chiếm 10-18% tổng lượng trao đổi nhiệt, mặc dù diện tích của mỏ chỉ bằng 6% tổng diện tích cơ thể của con chim.
Theo giáo sư Kyle Elliott ở Đại học McGill, mỏ đã trở thành một công cụ tiến hóa để làm mát chim trong chuyến bay. Trong suốt chuyến bay, sự giải phóng năng lượng ở chim tăng lên đáng kể. Như được phát hiện qua các nghiên cứu về các loài chim mỏ lớn, trong chuyến bay, mức tiêu thụ năng lượng của chúng cao hơn 31 lần so với lúc nghỉ ngơi. Điều này tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Tác giả chính của công trình nghiên cứu Hannes Schraft nói rằng các loài chim này toả ra nhiều nhiệt trong chuyến bay như một chiếc đèn sợi đốt.
Cơ thể của chim được cách nhiệt tốt nhờ lớp lông, điều này là cần thiết cho chúng khi lặn xuống nước của đại dương, vì vậy, mỏ phục vụ cho điều chỉnh nhiệt. Giáo sư Kyle Elliott chia sẻ rằng kết luận trên xác nhận ý tưởng rằng sự điều hòa nhiệt độ cơ thể đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành tiến hóa mỏ ở một số loài chim.
Đây cũng là một ví dụ về sự cân bằng, khi cấu trúc bên ngoài được củng cố để thực hiện một chức năng mới. Theo cách tương tự, đôi tai của loài thỏ sống trên sa mạc đã trở nên lớn hơn để giúp chúng hạ nhiệt.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Ảnh động vật: Cá sấu ăn thịt đồng loại tàn khốc
Kinh hãi cá sấu ăn thịt đồng loại, thằn lằn cắn rắn cố thoát thân, bọ ngựa cưỡi đầu rắn... là những hình ảnh động vật tuần đẹp nhất.
Ảnh động vật ấn tượng do nhiếp ảnh gia Jens Cullman ghi lại cảnh cá sấu khổng lồ xé xác, ăn thịt đồng loại rất tàn khốc trong vườn quốc gia Mana Pools, Zimbabwe.
Chim bách thanh mớm mồi cho chim non trên cành cây trong một khu rừng ở thành phố Gangneung, Trung Quốc.
Chim bồ câu bay trước đài phun nước trong một ngày nắng đẹp tại thành phố Kiev, Ukraine. (Nguồn: Telegraph)
Hai chú sư tử núi con được phát hiện tại vùng núi Santa Susana gần thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.
Gấu nâu mẹ bới cát để tìm sò khi đàn con đứng nhìn trên bờ biển ở Alaska, Mỹ. (Nguồn: Telegraph)
Cặp hổ trắng con nằm nghỉ trong vườn thú ở Liberec, CH Czech. (Nguồn: Telegraph)
Con thằn lằn cắn vào thân con rắn đang cố gắng nuốt nó vào trong bụng tại thung lũng Santa Ynez, bang California, Mỹ.
Bọ ngựa cưỡi trên đầu rắn trong một khu vườn ở Yogyakarta, Indonesia. (Nguồn: Telegraph)
Đại bàng đầu trọc bố bắt được một con cá chép mang về tổ cho con ăn ở bang California, Mỹ. (Nguồn: Telegraph)
Voi dùng vòi hất bùn đất lên cơ thể trong vườn thú ở Buenos Aires, Argentina (Nguồn: Telegraph)
Các sấu bị mắc kẹt trong bùn khô do hạn hán trên sông Pilcomayo nằm giữa biên giới Paraguay và Argentina. (Nguồn: Telegraph)
Chim hải âu cổ rụt ngậm cá trong miệng trên đảo Farne ở ngoài khơi bờ biển Northumberland, Anh. (Nguồn: Telegraph)
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Đây là danh sách toàn bộ 160 loài sinh vật đã tuyệt chủng trong thập niên 2010 Các tổ chức phi lợi nhuận đang cố gắng chống lại cuộc khủng hoảng. Nhưng danh sách dài các loài được tuyên bố tuyệt chủng này sẽ cho bạn thấy cuộc khủng hoảng đang nghiêm trọng đến mức độ nào và sự xuất hiện đơn thuần của con người ở bất cứ đâu cũng có thể gây ra một thảm họa sinh thái....