Vì sao “Chiến lược chống xâm nhập” của Việt Nam chưa hiệu quả?
Theo tiến sĩ Ngô Thường Thư (trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam -RSIS), những trang bị mới của Việt Nam cũng không thể hoàn thiện được chiến lược A2/AD bởi sự chênh lệch lớn về số lượng vũ khí.
Ảnh minh họa.
Việt Nam là nước có lợi thế về địa chính trị hết sức quan trọng đối với sự ổn định và thịnh vượng của Đông Á nói riêng và thế giới nói chung, bởi Trung Quốc ngày càng phô diễn cho thế giới thấy những hành động ngang ngược vô đạo, bẻ cong lịch sử, bất chấp luật pháp quốc tế và xâm chiếm lãnh thổ chủ quyền của láng giềng.
Do đó tiềm lực và khả năng quốc phòng của Việt Nam luôn được các chuyên gia quân sự và chính trị theo dõi sát sao.
Tờ Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) mới đây có đăng tải bài viết của Tiến sĩ Ngô Thường Thư là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc trường đại học công nghệ Nam Dương (Nanyang Technological University – NTU) – Singapore.
Bài viết đặt câu hỏi: Mặc dù Việt Nam gần đây đã có những khoản đầu tư quan trọng cho quốc phòng nhằm đối phó với việc môi trường chiến lược của khu vực đang thay đổi, nhưng những động thái quốc phòng trên của Việt Nam có tạo ra sự khác biệt nào trong việc cân đối lại sức mạnh quân với Trung Quốc trên Biển Đông?
Theo tiến sỹ Ngô, trong mười năm qua, Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đầu tư về khả năng phòng thủ trên không và hải quân. Việt Nam đã và đang mua sắm và trang bị các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 từ Nga, cùng với tàu ngầm Kilo Đề án 636, cũng như một số loại tàu chiến mặt nước và các hệ loại hệ thống tên lửa.
Những đơn hàng vũ khí trong thời gian gần đây đã tiết lộ nên một khuynh hướng quốc phòng mà Việt Nam muốn hướng tới đó là nâng cao khả năng chiến lược “Chống tiếp cận/ Chống xâm nhập khu vực” (A2/AD), nhằm ngăn chặn khả năng xâm nhập của đối phương đối với vùng lãnh hải của Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô trong bài viết của mình đã đưa ra một số lý do và cho rằng, khi đối mặt với sức mạnh quân sự vượt trội của Bắc Kinh, thì những trang bị mới của Việt Nam cũng không thể hoàn thiện được chiến lược A2/AD đang theo đuổi và có thể không đạt được mục tiêu như đã dự định.
Video đang HOT
Thứ nhất, là khả năng giám sát, khả năng giám sát là chiếc chìa khóa cho chiến lược A2/AD, nhưng nền tảng hiện nay cho khả năng giám sát hàng hải của Việt Nam lại khá là mong manh. Hiện tại Việt Nam đã giới thiệu ba loại máy bay giám sát hàng hải như, DHC-6-400, M-28P và C-212, những máy bay này được trang bị cho lực lượng không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, các loại máy bay cánh quạt này lại có tốc độ chậm, rất dễ để trở thành con mồi cho các máy bay chiến đấu của đối phương, hay các loại tên lửa ngoài tầm nhìn hoặc các loại tên lửa phòng không trên tàu chiến.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã đưa vào trạng bị và khai thác một vệ tinh viễn thám sử dụng công nghệ của Pháp, nhưng chức năng của nó cho các nhiệm vụ của chiến lược A2/AD có thể lại bị hạn chế.
Vệ tinh viễn thám có chức năng là để quan sát các thông tin về địa lý và địa chất chứ không thể cung cấp hình ảnh sống thời gian thực và thông tin tình báo của các tàu chiến nước ngoài. Ngoài ra việc vệ tinh này được Pháp quản lý cũng có thể họ sẽ không hợp tác với các yêu cầu về quân sự từ Việt Nam do áp lực từ phía Trung Quốc.
Nếu lực lượng giám sát trên không không thể tìm thấy mục tiêu hàng hải cho cuộc chiến thì hầu như các đơn vị chiến đấu sẽ khó có thể chiến đấu một cách hiệu quả và khó có thể tối ưu hóa được hỏa lực.
Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh minh họa)
Thứ hai, Việt Nam có một số lượng nhỏ của các hệ thống trang thiết bị vũ khí hiện đại, nhưng ít hơn nhiều so với một trong những bên có tranh chấp với họ. Ví dụ, với số lượng các máy bay chiến đấu, cùng với các loại tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, thì số lượng này của Việt Nam vẫn ít hơn một nửa so với số trạng bị của Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc.
Với lực lượng nhỏ, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong một cuộc chiến tiêu hao, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam có thể giúp khắc phục một số nhược điểm không đối xứng trong ngắn hạn, tuy nhiên cuộc chiến có thể sẽ kéo dài. Quân đội Trung Quốc cũng có thể triển khai lực lượng tàu ngầm bên ngoài căn cứ quân sự lớn Cam Ranh của Việt Nam để giám sát các hoạt động của hải quân Việt Nam.
Thứ ba, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều mua một số hệ thống trang thiết bị vũ khí của Nga, như máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo 636 và tên lửa phòng không S-300 PMU-1. Trung Quốc là quốc gia đã sử dụng thành thạo và nắm bắt được tất cả các kỹ năng chiến thuật chiến đấu của các loại trang bị vũ khí này, tuy nhiên Việt Nam có thể chưa. Do đó quân đội Việt Nam có thể sẽ bị mất đi chiến thuật bất ngờ, vốn là yếu tố bù đắp cho những điểm yếu của họ.
Thứ tư, đó là những hạn chế về ngân sách quốc phòng cũng là yếu tố ngăn cản việc Việt Nam đặt hàng vũ khí với số lượng lớn. Do đó khó có khả năng quân đội Việt Nam sẽ có một khả năng đáng kể trong tương lai gần.
Với những lý do trên Tiến sĩ Ngô đã kết luận rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam có thể không thành công cho mục tiêu A2/AD.
Tuy nhiên trong bài viết này Tiến sĩ Ngô cũng lưu ý rằng, những nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam không phải là vô hiệu trước sức mạnh khổng lồ của Trung Quốc với hai lý do.
Tiêm kích đa năng Su-30 MK2
Thứ nhất, Việt Nam có thể để ngăn chặn Trung Quốc tốt hơn nhiều so với trước đó. So với cuối của thế kỷ trước, hiện nay tiềm lực quốc phòng của Việt Nam đủ sức răn đe để Trung Quốc phải suy tính kỹ hơn so với trước đó nhiều lần.
Để đảm bảo một kết quả thắng lợi, quân đội Trung Quốc sẽ phải triển khai nhiều hơn nữa các đơn vị chiến đấu để đối phó với Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai nhiều đơn vị sẽ làm giảm yếu tố bất ngờ chiến lược và để lại một không tích cực về Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế.
Việc Philippines khi đối mặt với áp lực chiến lược từ Trung Quốc, họ đã tăng cường khả năng quốc phòng của mình bằng cách ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (EDCA) với Hoa Kỳ, từ đó những khoản đầu tư đáng kể của Việt Nam cũng có thể gây nên những khó khăn nhất định đối với ý định mở rộng lãnh thổ hay sự quyết đoán của Trung Quốc.
Thứ hai, việc Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng cũng có thể là một “lá bài mặc cả” trên bàn đàm phán với các cường quốc khác. Những khoản đầu tư của Việt Nam cho quốc phòng nhằm làm giảm đi sự can thiệp của cường quốc khác và đảm bảo và bảo vệ các cam kết và lợi ích của mình chứ không phụ thuộc vào quốc gia nào.
Điều này sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng răn đe mở rộng hoặc sự can thiệp từ bên ngoài từ một bên thứ ba, từ đó sẽ giúp cải thiện đáng kể cán cân quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng khả năng kinh tế và quân sự, thì bên thứ ba muốn can thiệp để hỗ trợ Việt Nam cũng có thể sẽ ngần ngại vì sẽ có những hao tổn lớn.
Theo Infonet
Việt Nam chuyển hướng vũ khí Nga sang vũ khí châu Âu?
Vũ khí châu Âu đang dần thay thế các phần cứng quân sự Nga trong quá trình hiện đại hóa Quân đội Việt Nam.
Thỏa thuận mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295 từ châu Âu cho thấy Việt Nam đang có những bước dịch chuyển quan trọng để tìm thêm những nguồn cung cấp vũ khí mới, dần thay thế cho vũ khí Nga.
Theo tạp chí quốc phòng hàng tuần Jane's Defense Weekly, trong năm 2013, Không quân Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295 với trị giá ước tính 100 triệu USD từ hãng Airbus DS của châu Âu.
Theo Jane's thì thỏa thuận trên được coi là hợp đồng quân sự lớn nhất mà Việt Nam ký kết với một nhà cung cấp vũ khí châu Âu, nối tiếp sau hợp đồng mua 3 máy bay tuần thám biển CASA C-212-400 được Việt Nam và Airbus ký kết trong năm 2008. Trong đó, cả ba máy bay C-2012-400 đều được chuyển giao cho Không quân VIệt Nam từ tháng 8/2012 đến đầu năm 2013. Cả 3 máy bay tuần thám biển C-212-400 đều được Việt Nam biên chế cho Lữ đoàn không quân 918 và hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ của Cảnh sát Biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 2012, Hải quân Việt Nam cũng được đầu tư hiện đại hóa phi đội máy bay trực thăng bằng việc đặt mua 2 trực thăng vận tải tầm xa EC-225 Super MK II từ hãng Eurocopter (châu Âu) phát triển cho nhiệm vụ vận tải, trinh sát, tuần tra và tìm kiếm cứu nạn.
Jane's bình luận rằng, việc Việt Nam mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295 cho thấy chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Hà Nội và châu Âu, nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí và dần thay thế cho các phần cứng quân sự do Nga cung cấp.
Nga sẽ vẫn tiếp tục thống trị thị trường quốc phòng Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần của vũ khí Nga tại Việt Nam sẽ giảm dần trong tương lai. Nguyên nhân chính là cơ chế chính sách xuất khẩu quốc phòng ngày càng cởi mở hơn từ các hãng xuất khẩu vũ khí châu Âu, Israel, Nhật, Canada... , họ đã sẵn sàng bán những sản phẩm quốc phòng mới nhất cho Việt Nam nhằm tìm được chỗ đứng trên thị trường buôn bán vũ khí của các quốc gia Đông Nam Á.
Rõ ràng trong những năm gần đây, vũ khí phương Tây đã và đang thể hiện được ưu thế của họ về chất lượng, độ tin cậy và các chính sách hậu mãi sau bán hàng khác, những điều này đã thu hút được sự chú ý đáng kể từ Việt Nam.
Tạp chí quốc phòng Anh nói rằng, xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng châu Âu sang Việt Nam trong năm 2012 lên đến 102 triệu Euro (137 triệu USD), năm 2011 là 75 triệu Euro và năm 2010 là 34 triệu Euro. Trong giai đoạn 2001 - 2004, doanh số cung cấp các phần cứng quân sự của châu Âu cho Việt Nam được ước tính trung bình là 3,1 triệu Euro mỗi năm.
Theo Đất Việt
Báo Trung Quốc: Việt Nam muốn nhập khẩu thêm 1 tiểu đoàn K-300P Bastion từ Nga Việt Nam có kế hoạch mua thêm 1 tiểu đoàn K-300P Bastion, 1 đại đội Su-30MK2 và 1 lô hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga. Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion P của Việt Nam, mua của Nga Trang mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn mạng tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga ngày 14 tháng 7 đưa tin,...