Vì sao chiến đấu cơ Nga khiến NATO phập phồng?
Các chiến đấu cơ Nga đang xuất hiện thường xuyên hơn ở không phận châu Âu để thử phản ứng của NATO và mô phỏng các điều kiện chiến đấu, một chuyên gia Anh nhận định.
Chuyên gia Igor Sutyagin nói với hãng tin BBC rằng, việc các phi công Nga không liên lạc đầy đủ với các kiểm soát viên không lưu là “không thân thiện” và “đối đầu”.
“Họ đang huấn luyện trong các điều kiện sát với chiến đấu”, ông Sutyagin thuộc Viện Các dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI) mô tả.
Một máy bay Typhoon của Không lực Hoàng gia Anh đang chặn một phi cơ Tu-95 Bear ở phía bắc Anh hồi tháng 9. (Ảnh: EPA)
Quan hệ giữa Nga và NATO vốn đã trở nên căng thẳng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Và giờ đây, liên minh quân sự này cho biết, trong tuần đã chứng kiến một sự gia tăng “bất thường” các chuyến bay của Nga.
“Kremlin đang chơi từ một vị trí yếu”, ông Sutyagin bình luận. “Giống như trò Poker vậy – cố dọa phương Tây và làm dấy lên lo sợ”.
Hôm 30/10, NATO đã ra thông báo tổng kết trong 48 giờ trước đó, các phi cơ của khối đã chặn 8 máy bay quân sự của Nga trên bầu trời biển Bắc/Đại Tây Dương, 4 chiến đấu cơ trên biển Đen và hơn 10 chiến đấu cơ ở vùng Baltic.
Trong tất cả các vụ việc này, máy bay Nga đều bay trong không phận quốc tế. NATO cho biết, các phi công của khối đã bám theo “để xác định rõ máy bay và bảo vệ không phận của liên minh”.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, máy bay Nga không thông báo kế hoạch bay, cũng không dùng hệ thống tiếp sóng hoặc duy trì liên lạc radio với kiểm soát không lưu dân dụng. NATO khẳng định, kiểu hành xử như vậy tạo ra một mối đe dọa cho hàng không dân dụng.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Sutyagin, những chuyến bay cận sát biên giới NATO “không có gì mới”, nhưng mật độ dày lên như hiện nay cùng tình trạng không liên lạc đầy đủ “cần được xem xét trong bối cảnh chính sách của Nga – nhằm đối đầu với phương Tây, chứ không phải hợp tác”.
Sutyagin lưu ý rằng, Baltic cũng là một khu vực bận rộn với các chuyến bay quốc tế, vì vậy nếu phi công không liên lạc thì có thể bị coi là “vô trách nhiệm”.
Trước tình trạng khủng hoảng ở Ukraina, NATO đã tăng cường các hoạt động tuần tra trên không ở các nước Baltic gồm Estonia, Latvia and Lithuania. Phía Kremlin coi việc các nước này gia nhập NATO năm 2004 là một hành động thù địch, vì họ từng là một phần của Liên Xô và vẫn có khoảng một triệu người Nga sinh sống ở đó.
NATO cho biết, nước này đã hơn 100 lần chặn máy bay Nga kể từ đầu năm đến nay – gấp 3 lần so với năm ngoái. Moscow dùng các máy bay cả mới lẫn cũ, trong đó có loại ném bom Tu-95 Bear – có từ thời Chiến tranh Lạnh – và cả các chiến đấu cơ MiG-31.
Sự hiện diện của Bear là thường thấy ở khu vực biển Bắc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Máy bay ném bom Nga có thể được trang bị tên lửa hành trình, song chúng cũng có thể dùng tên lửa giả trong những chuyến bay này, theo ông Sutyagin.
“Đây là một sự tập dượt tốt với họ – để xem điều gì xảy ra, kiểm tra thời gian phản ứng, tốc độ và nơi xuất kích và cả các chiến thuật ngăn chặn”, vị chuyên gia Anh nhận định.
Theo Sutyagin, Không lực Nga hiện vẫn chưa có các máy bay tàng hình hoàn toàn khỏi màn radar, nhưng họ đang tiến hành 6 thử nghiệm.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo các đợt triển khai quân sự mới tới Bắc Cực, nơi Nga đang khai thác các mỏ dầu và khí đốt mới. Một căn cứ hải quân lâu dài cũng đang được thiết lập trên quần đảo New Siberia.
Khu vực này rất thu hút sự quan tâm quốc tế, vì tình trạng băng tan nhiều khả năng sẽ khiến cho Đường biển Bắc thuận tiện hơn, rút ngắn hành trình tới Trung Quốc và các thị trường đang nổi khác ở châu Á.
Nga chưa có năng lực tương đương lực lượng đặc nhiệm Rangers của Canada để phòng thủ Bắc Cực, theo ông Sutyagin. “Vùng Bắc Cực Nga có một khoảng cách 3.400km về phòng không. Một nhóm phá hoại có thể tiếp cận bờ biển ở đó bằng thuyền mà không bị phát hiện”, Sutyagin nói và cho rằng đó là lý do Nga tăng cường sự hiện diện quân sự xa hơn về phía bắc.
Thanh Hảo
Theo Vietbao
Máy bay do thám Mỹ thoát truy đuổi của chiến đấu cơ Nga
Các màn rượt đuổi thời Chiến tranh Lạnh, được miêu tả trong bộ phim "Top Gun" (Tay súng huyền thoại) năm 1986, đã xảy ra trong đời thường gần 30 năm sau đó.
Máy bay do thám RC-135 Rivet Joint của không quân Mỹ.
Một máy bay do thám của không quân Mỹ đã thoát khỏi một cuộc đối đầu với quân đội Nga hôm 18/7, chỉ một ngày sau khi chuyến bay MH17 của Malaysia bị rơi ở miền đông Ukraine mà Mỹ và phương Tây cáo buộc phe ly khai thân Nga là thủ phạm.
Một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ chiếc máy bay do thám RC-135 Rivet Joint của không quân Mỹ đã lánh sang không phận Thụy Điển mà không được phép của nước này. Máy bay Mỹ cũng có thể bay qua không phận các nước khác, mặc dù không rõ nó có được phép làm vậy hay không.
Máy bay Mỹ đang bay trong không phận quốc tế, tiến hành sứ mệnh giám sát điện tử nhằm vào quân đội Nga thì phía Nga bất ngờ hành động nhằm theo dõi nó với radar trên mặt đất.
Phía Nga sau đó đã điều ít nhất 1 máy bay chiến đấu để đánh chặn máy bay Mỹ, quan chức giấu tên trên cho biết.
Phi hành đoàn trên máy bay do thám lo ngại về sự theo dõi radar nên đã ra khỏi khu vực càng sớm các tốt. Con đường nhanh nhất để thoát khỏi Nga là vào không phận Thụy Điển. Quan chức Mỹ thừa nhận hành động đó không được sự phê chuẩn của quân đội Thụy Điển.
Do đó, Mỹ đang phải thảo luận vụ việc với Thụy Điển và cho giới chức biết nước này rằng có thể xảy ra các vụ việc tương tự khác, khi các máy bay Mỹ phải chuyển hướng nhanh chóng nên có thể không chờ được cho tới khi Thụy Điển cho phép.
Vụ việc trên lần đầu tiên được tập đoàn truyền thông Thụy Điển DN.se đưa tin. Giới chức Nga chưa có bình luận gì về cuộc đối đầu trên.
Đây là vụ đối đầu có khả năng gây nguy hiểm thứ 2 giữa máy bay Mỹ và Nga trong vài tháng qua. Hôm 23/4, một máy bay chiến đấu Su-27 Flanker của Nga đã "giáp mặt" một máy bay do thám RC-135U của không quân Mỹ trên biển Okhotsk nằm giữa Nga và Nhật Bản.
Trước đó, một máy bay chiến đấu Nga đã suýt va chạm với một máy bay quân sự Mỹ hồi tháng 4.
Các máy bay Nga và Mỹ thường xuyên đối đầu nhau, cả ở phía bắc châu Âu và khu vực giữa vùng Viễn Đông của Nga và bang Alaska. Tuy nhiên, phía Mỹ cho biết rằng hoạt động theo dõi bằng radar trên mặt đất của phía Nga như trong vụ việc trên là bất thường.
Cuộc khủng hoảng hiện thời tại đông Ukraine và bụ bắn rơi máy bay MH17 ở đông Ukraine hôm 17/7, vốn làm toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng, đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Mátxcơva. Chuyến bay MH17 được tin là đã bị trúng tên lửa đất đối không.
Phe ly khai thân Nga đã bác bỏ các cáo buộc của Ukraine và phương Tây rằng họ bắn rơi máy bay, và cũng bác bỏ chuyện Nga cung cấp vũ khí để phá hủy MH17.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Tiết lộ mới về máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Nga Nga dự định hoàn tất chế tạo mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6 đầu tiên trong khoảng 12 năm. Tiêm kích F-3 của Nhật Bản sẽ cho F-22 "ngửi khói"?"Đắng lòng" - Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo Báo Nga: Tiêm kích F-35 là "mồi ngon" cho T-50 Hãng tin ITAR-TASS dẫn lời Giám đốc chương trình máy...