Vì sao chạy thận ở Hòa Bình đắt gấp đôi bệnh viện tuyến Trung ương?
Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến trước thông tin về việc chi phí chạy thận ở bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cao hơn bệnh viện tuyến Trung ương nhiều.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan vụ án chạy thận tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình làm 9 người tử vong cách đây 1 năm, luật sư Nguyễn Danh Huế đưa ra vấn đề về chi phí chạy thận ở Hòa Bình đắt gấp đôi ở Hà Nội.
Cụ thể, luật sư Huế nêu: Hòa Bình là tỉnh nghèo, nhưng bệnh nhân ở bệnh viện Đa khoa Hoà Bình lại phải chịu chi phí chạy thận đắt tới mức phi lý (7,7 USD/ca chạy thận). “Ở nơi đắt đỏ nhất như tuyến Trung ương tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), giá cũng chỉ 3,5-4 USD nhưng ở Đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện Đa khoa Hoà Bình lại có giá gấp đôi. Đây là điều vô lý”, luật sư Huế nêu quan điểm.
Trước thông tin này, ông Lê Xuân Hoàng – Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, trước đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hợp đồng với công ty TNHH Thiên Sơn, mỗi ca phải trả tiền thuê máy của họ là 7,7 USD. Đây là chi phí bệnh viện trả, còn bệnh nhân chạy thận được bảo hiểm chi trả.
“Đây là liên kết giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn vì trước đây mình không có máy, không mua được máy, mình phải thuê của công ty Thiên Sơn.
Vấn đề này tôi không nắm được vì thời điểm đó tôi chưa về công tác tại bệnh viện. Sau khi sự cố chạy thận xảy ra, chúng tôi đã cho dừng chạy máy đó. Hiện tại, sau khi Đơn nguyên thận nhân tạo – khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện hoạt động trở lại, chúng tôi đang sử dụng 10 máy của bộ Y tế cấp và một số máy của bệnh viện. Mức chi trả cho mỗi ca chạy thận sẽ theo quy định của bộ Y tế”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Ảnh minh họa.
Theo tìm hiểu của PV, theo quy định của bộ Y tế, cơ cấu giá một lần chạy thận nhân tạo của bệnh nhân thận được xây dựng gồm 11 khoản bao gồm chi phí dây lọc máu, dịch lọc, màng lọc, dịch sát khuẩn màng lọc…
Trong đó bảo hiểm y tế thanh toán 7 khoản nhưng không vượt quá 543.000 đồng (đối với bệnh viện hạng một). Mức chi trả bảo hiểm còn tùy thuộc vào vấn đề người bệnh được thanh toán theo diện đồng chi trả 80%, 95% hay 100%; chạy thận ở bệnh viện hạng nào.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bệnh nhân phải chạy thận nhận tạo có hai dạng là chạy thận cấp cứu (khi có bệnh lý cấp tính) và chạy thận chu kỳ.
Thông thường bệnh nhân được chỉ định chạy thận 3 lần mỗi tuần; trường hợp bệnh nhẹ thì thời gian đầu 2 lần một tuần sau đó tăng lên 3 lần.
Bệnh nhân chạy thận cấp cứu lần đầu phải đặt catheter riêng chi phí phần này khoảng một triệu đồng. Chi phí chạy thận chu kỳ tùy thuộc vào vật tư tiêu hao, theo thông tin chia sẻ từ ông Phan Văn Toàn, Vụ phó vụ Bảo hiểm Y tế, bộ Y tế thì, nếu tính theo giá đầy đủ thì hiện nay chưa có mức giá cụ thể.
Chính phủ đang giao lộ trình cho bộ Y tế đến năm 2020 mới tính đầy đủ được. Còn tính theo bảo hiểm là tính chi phí trực tiếp cộng với tiền lương.
“Những người chạy thận nhân tạo đa số là hộ nghèo được bảo hiểm chi trả 100%. Tuy nhiên, còn tùy theo yêu cầu hay dịch vụ kỹ thuật nào nằm ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm thì họ vẫn phải thanh toán”, ông Toàn nói.
Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đưa ra ý kiến, với đối tượng hưởng bảo hiểm 100% sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Với đối tượng phải đóng 20% bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì lần khám chữa bệnh lần sau khi đi đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Trước thông tin PV đưa ra về mức giá chạy thận ở bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cao hơn nhiều so với bệnh viện tuyến Trung ương như luật sư đưa ra ở phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án chạy thận, ông Phúc cho hay: “Đó là ăn chia giữa đơn vị đặt máy và bệnh viện”.
Theo Cửu Long – Hoài Thanh (VNE)
Bị đề nghị mức án 30 đến 36 tháng tù treo, BS Hoàng Công Lương nói gì?
Chia sẻ với báo chí sau khi bị viện kiểm sát đề nghị mức án 30 đến 36 tháng tù treo về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ Lương thất vọng cho biết, anh không đồng ý với bản án này. Theo anh chiều nay, trong phần tranh luận anh sẽ ủy quyền cho luật sư để bào chữa cho mình.
Sáng nay, tại phiên xét xử ngày thứ 7 vụ chạy thận khiến 9 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đại diện viện kiểm sát đã tiến hành đề nghị mức án đối với ba bị cáo.
Cụ thể, vị đại diện viện kiểm sát công bố, bác sĩ Hoàng Công Lương đã vi phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Viện kiểm sát đề nghị phạt Lương từ 30 đến 36 tháng tù, cho hưởng án treo.
Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với 3 bị cáo.
Hành vi không làm tròn trách nhiệm của Bùi Mạnh Quốc cấu thành tội vô ý gây hậu quả nghiêm trọng. Viện kiểm sát đề nghị phạt Quốc 5 năm đến 10 năm tù.
Trong khi đó, hành vi của bị cáo Trần Văn Sơn thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Viện kiểm sát đề nghị phạt Sơn từ 4 đến 5 năm tù.
Sau khi nghe viện kiểm sát đề nghị mức án, bị cáo Quốc cho rằng, mức án như vậy là quá nặng đối với anh, mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bác sĩ Hoàng Công Lương thất vọng với mức án mà viện kiểm sát đề nghị.
Kết thúc phiên xét xử, trả lời phóng viên, bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết, anh rất thất vọng về mức án mà viện kiểm sát đề nghị.
"Bản thân tôi không đồng ý với mức án như vậy, tôi nói lại lần nữa tôi vô tội, tôi không phải chịu trách nhiệm gì trước cái chết của 9 nạn nhân.
Chiều nay trong phần tranh luận, tôi sẽ ủy quyền cho luật sư để bào chữa, minh oan cho tôi", bác sĩ Lương cho biết.
Luật sư Thiệp trả lời phóng viên.
Luật sư Lê Văn Thiệp, bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương cho rằng, mức án của vị đại diện VKS công bố trước phiên toà là hoàn toàn không phù hợp với sự khách quan của vụ án, cũng như không phù hợp với các quy định của pháp luật.
" Không phù hợp là bởi, trong trường hợp này, tất cả các hành vi khách quan đã chứng minh, về mặt chủ thể BS Hoàng Công Lương không phải là người có trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ trong vụ án này.
Mà trong trường hợp này, trách nhiệm chính thuộc về Giám đốc BV, trưởng phòng vật tư, giám đốc công ty Thiên Sơn và trưởng khoa là ông Hoàng Đình Khiếu", ông Thiệp nhấn mạnh.
Theo cáo trạng, các bị cáo Hoàng Công Lương (32 tuổi, bác sĩ khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi - nguyên Giám đốc Cty TNHH xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố về tội "Vô ý làm chết người".Cáo trạng xác định, Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.Hai loại hoá chất trên không có trong danh mục được dùng trong y tế.Cơ quan điều tra xác định, quá trình thao tác do cẩu thả đã để tồn dư 1 lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước, đồng thời khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn nhưng ngày 29/5/2017 Quốc đã đưa hệ thống lọc nước RO vào sử dụng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Bị can Sơn, người được giao kiểm tra, giám sát việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sơn không trực tiếp có mặt để giám sát.Khi giao nhận qua điện thoại vào chiều 28/5/2017, Sơn biết Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng lại giao cho điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo.Sơn cũng không báo cáo lãnh đạo phòng và sáng 29/5 để mặc cho đơn nguyên thận đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Cáo trạng cũng xác định bác sĩ Hoàng Công Lương được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn nguyên thận nhân tạo.Ngày 20/4/2017, Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất và biết rõ việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 diễn ra vào ngày 28/5/2017.Theo cáo buộc, với trình độ, nhận thức vai trò và trách nhiệm được giao, bị can Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định.Nhưng sáng 29/5/2017, khi nghe điều dưỡng viên nói về việc Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong, ông Lương đã không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo trách nhiệm được giao.Bác sĩ Hoàng Công Lương sau đó ra lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong.
Theo Ngọc Thắng (Trí thức trẻ)
Nóng trong tuần: 5 "hiệp sĩ" thương vong dưới lưỡi lê của băng trộm khát máu 5 "hiệp sĩ" thương vong khi vây bắt trộm xe SH; Người mẫu "nude" tố bị họa sĩ nổi tiếng hiếp dâm ở Sài Gòn là những tin đáng chú ý nhất trong tuần. 5 "hiệp sĩ" thương vong khi vây bắt trộm xe SH Hiện trường Tài dùng hung khí đâm 2 "hiệp sĩ" tử vong, 3 "hiệp sĩ" bị thương Tối...