Vì sao châu Âu không từ bỏ được Nord Stream 2 của Nga?
Các nước châu Âu sẽ không để Mỹ dẫn dắt về giá khí đốt và sẽ không từ bỏ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang châu Âu, theo tờ báo Đức Die Zeit.
Đức sẽ không trở thành một “tù nhân” của Tổng thống Mỹ về khí đốt và do đó sẽ không từ bỏ dự án cùng Nga xây dựng đường ống khí Nord Stream 2. Nhà báo Theo Sommer viết trên nhật báo Die Zeit của Đức khi dùng lại những từ của Tổng thống Mỹ Donald Trump nói về nước Đức: “Nước Đức đang trở thành ‘tù nhân’ năng lượng của Nga”.
Ông Trump nói rằng châu Âu, nhất là Đức ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga qua các dự án đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu. Ông chủ Nhà trắng đề nghị EU nên mua khí đốt của Mỹ để giảm sự phụ thuộc trên, nhưng các nước châu Âu đề nghị Mỹ giảm giá khí đốt vì hiện giá khí đốt của Nga bán cho EU rẻ hơn một nửa so với giá bán của Mỹ.
Nhà báo Theo Sommer cho rằng Mỹ không nên xem dự án Nord Stream 2 như là một động cơ chính trị của Moscow khi cho rằng dự án này sẽ khiến châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
“Hiện nay, chỉ có 40% lượng khí đốt của Đức đến từ các đường ống của Nga… Người Nga cũng cung cấp 36,9% dầu thô cho Đức. Vào năm 1990, lượng dầu khí của Nga bán sang Đức còn lớn hơn nhiều hiện nay”, ông Theo Sommer viết.
Ngoài ra, theo ông Theo Sommer, Đức và EU nói chung cần khí đốt tự nhiên hơn nhiều so với trước đây, vì sản xuất ở châu lục này đang giảm, trong khi Nga đã chứng minh trong nhiều thập kỷ rằng họ là một nhà cung cấp đáng tin cậy, ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nhà báo Đức cho rằng châu Âu có một hạ tầng cơ sở khí rộng khắp, với 30 trạm thu/xuất LNG đã được xây dựng. Các trạm này không những nhận khí đốt từ Nga mà còn có thể chuyển khí đốt từ Tây Âu sang phía Đông Âu.
Hơn nữa, nước duy nhất tại châu Âu phản đối dự án Nord Stream 2 là Ukraine, vì đường ống này đi sang Đức mà không quá cảnh qua lãnh thổ Ukraine như trước. Theo nhà báo Đức, để giải quyết vấn này, chỉ cần Tổng thống Ukraine Poroshenko có một “thái độ thực tế hơn”.
Tác giả nhắc nhở rằng khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ, được Tổng thống Donald Trump đề nghị bán cho các nước EU, có giá cao hơm nhiều so với khí đốt của Nga và châu Âu không có lý do chính trị và kinh tế nào để từ bỏ Nord Stream 2.
Tuyến đường ống Nord Stream 2 từ Nga sẽ băng qua biển Baltic, kết nối với người tiêu dùng châu Âu với chiều dài hơn 1.200 km. Đường ống này sẽ có công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ Euro và các đối tác của Gazprom trong dự án này là Engie, OMV, Shell và hai công ty Đức, BASF và Uniper.
Video đang HOT
Nh.Thạch
Theo petrotimes/AFP
Kiev muộn màng nhận ra "tiêu chuẩn kép" của châu Âu
Châu Âu vừa công khai trừng phạt Nga vừa hợp tác xây dựng dự án Nord Stream-2 làm Ukraine mất đòn bẩy chính trị.
( Quan hệ quốc tế ) - Châu Âu một mặt gia hạn trừng phạt Nga, một mặt vẫn giúp đỡ Nga tăng lợi ích kinh tế.
Interfax-Ukraine hôm 7/6 dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine Aleksander Turchinov đã bình luận về các phản ứng của phương Tây đối với Nga.
Theo đó, ông Turchinov gọi châu Âu đang áp dụng tiêu chuẩn kép với Nga khi một mặt lớn tiếng tuyên bố trừng phạt Nga, một mặt lại ủng hộ dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine Aleksander Turchinov
Đường ống này dù thực tế lại gây hại cho chính châu Âu và các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream-2 thực chất đều là bảo vệ châu Âu.
Vị quan chức Ukraine dẫn việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2 của châu Âu làm ví dụ tiêu biểu cho biểu hiện "tiêu chuẩn kép" của châu Âu.
"Một mặt họ phát ngôn chính thức về việc gia hạn trừng phạt. Còn mặt khác là họ giúp đỡ lợi ích kinh tế chiến lược của Nga. Điều đó đã phản bác tất cả thành tựu đạt được trong suốt 4 năm qua" - ông Turchinov tuyên bố.
Vị quan chức Ukraine cũng nhắc tới việc có ngày càng nhiều các quan chức châu Âu muốn gỡ bỏ trừng phạt Nga, tức là chính thức tuyên bố dừng trừng phạt.
"Ngày càng có nhiều chính trị gia phương Tây phàn nàn rằng họ quá mệt mỏi vì các biện pháp trừng phạt và đề nghị dỡ bỏ hoặc cắt giảm trừng phạt Nga.
Điều đó tức là khi chúng tôi, những người dân Ukraine đang không biết mệt mỏi chiến đấu, đổ máu và nếm chịu nỗi đau, thì những đối tác của chúng tôi lại thấy mệt vì những biện pháp trừng phạt Nga trong khi chung được đưa ra là nhằm bảo vệ cho chính châu Âu" - ông Turchinov nói.
Những lời tuyên bố cay đắng của ông Aleksander Turchinov đã cho thấy một thực tế là người dân Ukraine đã không có được cho mình sự lựa chọn tốt nhất. Sau các cố gắng để đạt tiêu chuẩn phương Tây về kinh tế, văn hóa, quân sự..., cuối cùng họ nhận ra là phương Tây với lợi ích kinh tế tối cao của mình, chỉ tính toán đến lợi ích với Nga mà không hề coi đó là "kẻ xâm lược" như Ukraine vẫn gọi.
Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2 đã mang cho châu Âu một con đường tránh "chạm mặt" Ukraine để hưởng lợi từ giá dầu rẻ của Nga.
Bất chấp những lời cảnh báo của Ukraine về an ninh năng lượng của châu Âu, Brussels vẫn gia tăng mua khí đốt giá rẻ của Nga. Ukraine cho rằng, đường ống khí đốt này có thể được Moscow sử dụng như một đòn chính trị, gây áp chế với EU trong những tình huống căng thẳng.
Và Ukraine đã mất đi đòn bẩy chính trị sau bao cố gắng.
Dự án Nord Stream-2 không còn cho Ukraine đòn bẩy chính trị.
Ông Dmitry Kuleba, đại diện thường trực của Ukraine tại Hội đồng châu Âu hồi cuối tháng 5 đã bình luận rằng, Ukraine vẫn còn cách để giảm thiểu tác động của Nord Stream-2 lên Ukraine.
Theo đó, để Ukraine ủng hộ cho dự án Nord Stream-2, Nga và Đức sẽ phải ký một Biên bản ghi nhớ, như một thỏa thuận liên bang cụ thể chứ không phải một thỏa thuận song phương giữa Nga - Ukraine, Nga- Đức và Ukraine - Đức.
"Đo sẽ không phải la kiểu thỏa thuận song phương, mà là thỏa thuận ba bên giữa Đức, Ukraine và Nga, vê khối lượng khí đốt cụ thể mà Nga đươc vận chuyển qua hệ thống Ukraine quá cảnh sang châu Âu trong bât ky trường hợp nào" - ông Kuleba nói.
Nhưng lợi thế đàm phán của Ukraine trong trường hợp này không cao, và sẽ còn giảm dần theo thời gian.
Cho tới khi dự án này được hoàn thành về cơ sở hạ tầng, Nga sẽ không phải là bên sốt ruột để hối thúc châu Âu cấp các giấy phép xây dựng. Dòng chảy dầu khí từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ đã cho Moscow một cánh cửa khác cung cấp khí đốt sang châu Âu. Xét về tiến độ, dự án này sẽ nhanh hơn nhiều so với Nord Stream-2.
Thay vào đó, giới lãnh đạo Đức và các quốc gia tham gia dự án sẽ phải tìm cách để thúc đẩy nhanh chóng Nord Stream-2 bởi xét cho cùng, dự án này sẽ tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của Đức.
Ukraine trong tương lai, trước sức ép của các nước châu Âu sớm sẽ mất đi lợi thế thực sự của họ trong việc giảm độ tín nhiệm của Nga trong mắt các nước phương Tây - những đối tác truyền thống của Nga.
Thêm nữa, những nhà kinh tế hàng đầu châu Âu cũng khó mà chấp nhận phương án được Ukraine, Ba Lan đề xuất: mua khí hóa lỏng của Mỹ với giá đắt gấp 2 - 3 lần để thay thế khí đốt tự nhiên của Nga.
Trong diễn biến mới nhất, Chủ tịch Đảng Trung tâm về quan hệ quốc tế Thụy Điển - ông Chastin Lundgren trả lời báo DI rằng, Stockholm đã phê duyệt việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2.
"Sáng nay tại Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã diễn ra một cuộc họp, tại đây thông tin này đã được trình bày" - ông Lundgren nói.
Như vậy cho đến nay, Nord Stream-2 AG, công ty điều hành dự án này đã nhận được giấy phép xây dựng của Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và còn cần Lithuania, Ba Lan cấp phép.
Theo Đông Phong
Báo Đất việt
Anh: Khủng bố IS từ Afghanistan đe dọa toàn bộ châu Âu Sputniknews đưa tin ngày 2/9, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết nước này cùng nhiều quốc gia châu Âu khác thường xuyên bị đe dọa bởi các phần tử khủng bố đến từ chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan cùng những người ủng hộ chúng. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson....