Vì sao châu Âu đề phòng Thổ Nhĩ Kỳ?
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một gói viện trợ lớn trị giá 3 tỷ euro, nhưng cái giá mà châu Âu phải trả là gì?
Đó là câu hỏi được đặt ra trong trong bài viết với tựa đề “Tại sao châu Âu cần đề phòng Thổ Nhĩ Kỳ” của nhà báo Adriel Kasonta thuộc Trung tâm Báo chí châu Âu về nghiên cứu quốc tế và an ninh trên trang tin “National Interest” (Mỹ).
Người dân Syria tại khu dành cho người tị nạn ở Nizip, tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk có vẻ như chưa thật sự cẩn trọng trong quá trình nghiên cứu. Quyết định cung cấp gói viện trợ trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Theo thỏa thuận hồi tháng trước về kế hoạch hành động để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giảm gánh nặng người tị nạn ở châu Âu, các nguyên thủ “Lục địa già” đã quyết định cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ gói viện trợ trên trong hơn hai năm nhằm nới lỏng các hạn chế thị thực và đẩy nhanh giai đoạn theo dõi, đánh giá về khả năng nước này gia nhập EU.
Khoản viện trợ được mô tả là một thỏa thuận “bẩn”, do thực tế không có sự đồng thuận giữa các nước thành viên EU trong chương trình viện trợ này. Khoản viện trợ bao gồm 500 triệu euro từ ngân sách của EU còn 2,5 tỷ euro còn lại là đóng góp của các quốc gia thành viên, trong đó số tiền yêu cầu từ mỗi quốc gia đều được dựa trên cùng một công thức sử dụng để xác định những đóng góp của nước thành viên vào ngân sách EU. Điều này có nghĩa là Đức sẽ phải chi tiền nhiều nhất (534 triệu euro), tiếp theo là Anh (410 triệu euro) và Pháp (386 triệu euro).
Mặc dù trên thực tế, Berlin đóng góp lớn nhất, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel (người đã sẵn sàng chấp nhận gần 1 triệu người tị nạn trong mùa hè vừa qua) đã đặt mình dưới áp lực, sức ép chính trị rất lớn và buộc phải hủy chuyến thăm của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trước thềm bầu cử tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đặt áp lực lên các nước thành viên EU còn lại trong việc hoàn tất thỏa thuận với nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của các nước thành viên EU ở khu vực Đông Âu như Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan, trong đó tập trung phản đối vấn đề liên quan tới một quốc gia không phải là thành viên EU.
Đề cập đến vấn đề di cư ở Malta vừa qua tại Hội nghị thượng đỉnh EU- Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Hungary Viktor nêu rõ: “Chúng tôi không muốn ngồi xuống đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, đàm phán chỉ khiến họ nghĩ rằng họ là cơ hội cuối cùng để cứu chúng tôi khỏi làn sóng di cư”.
Trong khi đó, nhà phân tích nổi tiếng Fadi Hakura thuộc Chatham House (Anh) đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về độ tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ khi gia nhập EU, khi các nước phương Tây dường như sẵn sàng gạt các giá trị châu Âu sang một bên để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, như lời “nguyền” của nhà triết học nổi tiếng người Pháp F.M Voltaire: “Khi liên quan đến vấn đề tiền bạc, tất cả mọi người đều cùng một tôn giáo”.
Điều đáng ngạc nhiên là khi chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy, người ta “nhắm mắt làm ngơ” trước những thiếu sót về quyền con người của Thổ Nhĩ Kỳ, và “gật đầu” trước những khoản tiền mà Ankara mong muốn, trong khi EU thừa biết rằng “Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn gia nhập EU chủ yếu vì lý do kinh tế, chứ không phải là để nâng cao chất lượng dân chủ và nhân quyền trong nước”.
Hơn nữa, khi các nhà báo bị giam cầm ở Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ sự thật về việc Ankara cung cấp vũ khí cho chiến binh thánh chiến ở Syria và tiếp đó là vụ bất hòa gần đây nhất với Nga đã biến cam kết hỗ trợ đánh bại tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris, trở nên phức tạp và viển vông hơn.
Tuy nhiên, ông Donald Tusk nhấn mạnh: “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, vẫn phải ký kết thỏa thuận với một đất nước có cội nguồn lịch sử và văn hóa không bắt nguồn từ châu Âu”.
Theo Báo Tin tức>
Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Những câu hỏi nóng cho 2016
Trước sức ép cạnh tranh của thị trường hơn 650 triệu dân, liệu doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuẩn bị để đón nhận cơ hội cũng như đương đầu thách thức, đây là nội dung được quan tâm khi lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến rất gần với các nước thành viên; trong đó có Việt Nam.
Chế biến cá đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy KTCFOOD. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
AEC là sự hội nhập của các quốc gia thành viên ASEAN thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực có GDP đạt khoảng 2.000 tỷ USD và trở thành nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới.
Mặt khác, khi AEC hình thành, thuế nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ các nước thành viên sẽ giảm về 0%, tất cả các lĩnh vực kinh tế sẽ được mở cửa; đồng thời tạo nên sự hòa nhập khu vực một cách toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho các nền kinh tế thành viên.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS) công bố, có đến 63% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng AEC không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Mặt khác, hầu hết Chính phủ và doanh nghiệp các nước ASEAN từ lâu đã chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình hội nhập. Điển hình, các chính phủ nước thành viên ASEAN đã chuẩn bị thực hiện các điều luật quốc tế với những biện pháp để tận dụng cơ hội, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nước mình. Ngoài ra, các nước này cũng dự doán và có giải pháp xử lý thách thức thông qua sự lắng nghe chuyên gia, doanh nghiệp đúng mức.
Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, khi đánh giá về tác động của AEC cần đặt trong bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với những Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương khác.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một thỏa thuận hay hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất; trong đó, AEC tạo cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng nhiều thị trường và động lực phát triển mới, nhưng cũng mang lại nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong bối cảnh chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN ở nhiều lĩnh vực như: hàng hóa, dịch vụ, lao động, quản lý dòng vốn và thu hút đầu tư...
Hiện tại, thương mại nội khối ASEAN vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm 24% tổng giao dịch thương mại quốc tế của khối này, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 60% của Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, tiến trình hình thành và phát triển AEC vẫn còn tồn tại nhiều rào cản như cơ sở hạ tầng không đồng đều, chi phí vận tải, thương mại mang tính cạnh tranh hơn bổ sung, đầu tư trực tiếp nội khối thấp...
Mặc dù AEC đã thống nhất để cho 4 nền kinh tế kém phát triển hơn trong khối là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar được "ân hạn" tới năm 2018 mới phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan so với 6 nước còn lại. Tuy nhiên, những quan ngại hội nhập kinh tế sẽ không thu hẹp mà có khả năng làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập trong khu vực là hoàn toàn có cơ sở, các chuyên gia nhấn mạnh.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) cho biết, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là từ nay đến năm 2018 phải loại bỏ thuế quan đối với 7% dòng thuế nhạy cảm (khoảng 400 dòng thuế).
Những dòng thuế này, trước đây được xếp vào danh mục nhạy cảm cao, nghĩa là những mặt hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp, muốn duy trì mức thuế bảo hộ cao để doanh nghiệp và các ngành sản xuất có thời gian nâng cao sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, khảo sát thực tế, trong thời gian qua có những mặt hàng Việt Nam được hưởng mức bảo hộ rất cao bằng cả biện pháp thuế và phi thuế, nhưng không cải thiện được năng lực cạnh tranh sẽ đối mặt với khó khăn, gồm ôtô, đường, sắt, thép...
Trước những thách thức AEC, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trong đó, các Bộ, ngành nên tập trung vào lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí hành chính, qua đó cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh.
Riêng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể đứng ngoài tiến trình hội nhập kinh tế, mà phải nhập cuộc và tham gia một cách chủ động hơn thông qua việc cập nhật thông tin, đổi mới quản trị, chiến lược kinh doanh.../.
Theo Vietnam
Vì sao Tổng thống Nga Putin đến Iran? Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Tehran, thăm cấp nhà nước Iran, đồng thời tham dự hội nghị thượng định các nước xuất khẩu khí đốt OPEC. Quan hệ Nga - Iran sẽ trở nê khăng khít sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin? Song, theo đánh giá của giới chuyên gia, với các sự kiện xảy ra gần...