Vì sao châu Á ‘vung tiền’ mua vũ khí?

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế, việc chi tiêu quốc phòng châu Á sẽ vượt qua châu Âu lần đầu tiên ngay trong năm nay đã khiến thế giới không khỏi chú ý. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở một kết luận: Quá trình hiện đại hóa quân sự của châu Á sẽ còn kéo dài.

Bài 1: CẢ CHÂU LỤC CÙNG CHẠY ĐUA

Theo phân tích của chuyên gia cấp cao Felix K. Chang (Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại), một phần lớn sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của cả châu Á xuất phát từ Trung Quốc đi cùng với những tham vọng ngày càng lớn của nước này. Việc Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự và tuôn ra những tuyên bố cứng rắn đã thúc đẩy các nước châu Á khác lao vào cuộc đua.

Sự tiến bộ của Trung Quốc

Vào đầu thập niên này, phần lớn ngân sách quân sự của Trung Quốc đã được dành để chuẩn bị cho việc huy động quốc gia và duy trì lực lượng thông thường với số lượng lớn. Trong một vài năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu tái phân bổ ngân sách, chuyển các nguồn lực từ các lực lượng bộ binh sang lực lượng hải quân và không quân. Cụ thể, nước này đã giảm mạnh lực lượng bộ binh với việc cho xuất ngũ hơn 1 triệu quân; kế hoạch là giảm từ hơn 120 sư đoàn xuống còn chưa tới 60 sư đoàn được trang bị đầy đủ vào cuối thập niên này. Điểm đáng chú ý, quá trình này đi kèm với việc thúc đẩy các nguồn lực giành cho nghiên cứu, phát triển và mua lại của các hệ thống vũ khí mới.

Vì sao châu Á &'vung tiền' mua vũ khí? - Hình 1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Về hải quân, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã tiến nhanh hơn trong vòng một thập niên qua mặc dù Trung Quốc vẫn phải mua một số lượng tàu khu trục và tàu ngầm từ Nga, nhưng sau đó họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm riêng và cuối cùng đã tân trang lại một tàu sân bay cũ của Liên Xô gọi là tàu Liaoning (Liêu Ninh) vào năm 2012. Trung Quốc có thể xây dựng thêm hai tàu riêng của mình trong những năm tới.

Hải quân Trung Quốc thậm chí còn xây dựng một căn cứ hải quân mới, rất lớn ở mũi phía nam của đảo Hải Nam bao gồm một đường hầm dưới lòng đất để tấn công hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo.

So với cùng kỳ trước đó, lực lượng không quân của Trung Quốc bắt đầu chuyển mình, từng bước thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng các loại máy bay chiến đấu Su-30MKK và Su-27SK hiện đại hơn của Nga và những loại máy bay chiến đấu bản xứ J-10 và J-11.

Để tạo ra hạm đội mới của mình, Trung Quốc đã đầu tư mạnh không chỉ vào những mẫu thiết kế kỹ thuật đổi chiều với Nga, mà còn đặt nền móng cho một ngành công nghiệp hàng không vũ trụ trong nước có thể phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của mình. Trong khi đó, lực lượng không quân cũng đã mua các loại máy bay đòi hỏi sẽ phải có một chiến trường “thông tin hóa” kèm theo, chẳng hạn như máy bay A-50 và Y-8W để cảnh báo sớm và trinh thám (AEW & C) và máy bay H-6U để tiếp dầu trên không.

Trung Quốc cũng đã xuất sắc trong việc phát triển công nghệ và tên lửa. Lực lượng quân sự thông thường cũng đã có tên lửa không-đối-không mới và tên lửa hành trình phóng từ dưới biển chống tàu đầu tiên. Còn lực lượng quân sự chiến lược của Trung Quốc còn nhận được không chỉ tên lửa đạn đạo mới, mà còn có cả tên lửa đủ khả năng chính xác nhắm đến mục tiêu một con tàu trên biển (nếu kết hợp với một hệ thống giám sát đại dương đủ đảm bảo độ chính xác). Lo ngại sự thống trị của Mỹ trong không gian, Trung Quốc đưa vào quỹ đạo vệ tinh quân sự riêng của mình cũng như thiết kế và thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, đầu tiên vào năm 2007 và sau đó có thể lặp lại sớm nhất vào năm 2013.

J-31 và những tiến bộ về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã khiến nhiều nước ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn còn tồn tại không ít những thiếu sót. Các tàu chiến mới do Trung Quốc tự đóng đa số sử dụng động cơ tuabin khí đốt Ukraina mà được hệ thống radar tìm kiếm trên không của Nga bảo vệ. Và mặc dù Viện Thiết kế Máy bay Chengdu của Trung Quốc và Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương đã làm giới quan sát sửng sốt khi cho ra mắt của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo J-20 và J-31, nhưng hầu hết các hạm đội máy bay chiến đấu nâng cấp của Trung Quốc vẫn còn sử dụng những động cơ phản lực được Nga và Ukraina thiết kế và sản xuất.

Chưa hết, người ta còn cảm thấy rất ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc đã đàm phán với Nga để mua chừng 48 máy bay chiến đấu Su-35 mới, cho dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Video đang HOT

Cả châu Á cùng “vào cuộc”

Trung Quốc đã không “đơn độc”. Nhiều quốc gia châu Á khác cũng đã làm như vậy ngay từ những năm đầu của thập niên 1990 dù gần đây họ đều gặp phải những rắc rối vì khủng hoảng kinh tế.

Khi nền kinh tế của Nhật Bản vật lộn đầu tiên với hai “thập niên mất mát”, các lực lượng tự vệ Nhật Bản cố gắng duy trì cơ cấu lực lượng – chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của Tokyo đối với các công ty hàng không vũ trụ và các công ty đóng tàu để có được sự ổn định cho loại máy bay chiến đấu F-2 và tàu chiến mới.

Quân sự của Ấn Độ ở tình trạng còn tồi tệ hơn. Trong suốt những năm 1990, sức mạnh của Ấn Độ bị suy sụp trước hoạt động nổi dậy chống đối ở Kashmir, trong khi ngân sách bị teo lại do lạm phát cao và đồng tiền mất giá. Kết quả là, quân đội Ấn Độ phải chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh Kargil năm 2002 chủ yếu bằng các trang thiết bị lỗi thời.

Vì sao châu Á &'vung tiền' mua vũ khí? - Hình 2

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 xảy ra tại Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tham vọng hiện đại hóa quân sự của họ. Ví dụ như Thái Lan từng mơ ước trở thành một cường quốc hải quân châu Á. Đầu những năm 1990, Bangkok thậm chí tài trợ xây dựng mới một tàu sân bay đầu tiên của khu vực Đông Á, mang tên Chakri Naruebet, đưa vào hoạt động năm 1996. Nhưng ngay sau khi cuộc khủng hoảng, các tàu tạm dừng hoạt động tại cảng, chỉ có thể đi lại một ngày trong tháng để duy trì và hỗ trợ cho số máy bay phản lực Harrier ít ỏi còn lại. Một số phận tương tự xảy ra với máy bay chiến đấu F/A-18 và MiG- 29 hiện đại của Malaysia. Với chi phí bảo dưỡng cao nên hiếm khi có thể bay, do vậy khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng bị ảnh hưởng.

Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, kinh tế châu Á đã bắt đầu hồi phục và kéo theo đó là các chương trình nâng cấp quân đội bắt đầu được tái khởi động.

Đầu tiên là Ấn Độ. Nhưng thách thức lớn nhất chính là bộ máy quan liêu và lãng phí của chính mình. Chương trình xe tăng Arjun là điển hình của sự kém hiệu quả này, thì một thực tế còn đáng lo ngại hơn là quân đội sau 27 năm chờ đợi không còn chịu đựng nổi để nhận bất cứ pháo binh mới nào. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thành công trong việc nâng cấp cơ sở dọc theo biên giới tranh chấp với Trung Quốc và trong vịnh Bengal, sau một số chi phí quá mức, cùng với việc đưa vào sử dụng một tàu sân bay tân trang lại của Liên Xô, mang tên Vikramaditya, cũng như tàu ngầm tấn công hạt nhân mới Akula.

Cũng phục hồi từ cuộc khủng hoảng nợ vào giữa thập niên, Hàn Quốc hồi sinh kế hoạch hiện đại hóa quân sự của mình. Kể từ đó, nước này đã mua sắm xe tăng mới, xe chiến đấu bọc thép, tàu khu trục Aegis trang bị đầy đủ, và sáu tàu ngầm loại 214.

Nhìn chung, chỉ trong vòng vài năm qua hầu hết các nước châu Á khác đều tăng tốc các chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Indonesia cũng bắt đầu hiện đại hóa với quy mô lớn trong năm 2012 với nhiều đơn đặt hàng các loại xe chiến đấu, 3 tàu ngầm loại 209 do Hàn Quốc xây dựng, một số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu Su-30MK2, và một lượng lớn hơn các máy bay huấn luyện và vận tải. Nhưng có lẽ điểm ngoặt ấn tượng nhất là ở Philippine mà trước đó các bộ phận của lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ bên ngoài giảm xuống gần như không tồn tại. Sự thay đổi diễn ra vào năm 2011, khi Manila mua hai chiến hạm sắp được “nghỉ hưu” của Mỹ và bắt đầu thảo luận với Nhật Bản về 10 tàu tuần tra nhỏ. Kể từ đó, chính phủ Philippine đã lùng sục khắp thế giới cho các thiết bị quân sự, gần đây đã đàm phán mua hàng chục máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và thậm chí còn cân nhắc mua hai tàu khu trục tên lửa Italia.

Vì sao châu Á &'vung tiền' mua vũ khí? - Hình 3

Tiêm kích đa năng Su-30 MK2 của không quân Indonesia.

Nhật Bản nằm trong số các quốc gia mới nhất tăng cường tốc độ chi tiêu quân sự. Bên cạnh việc tiếp tục chương trình mỗi năm 1 tàu ngầm tấn công và 1 khu trục mới, tốc độ này có thể tăng lên trong những năm tới.

Nhật Bản cũng đã thay thế tàu chiến cũ bằng những con tàu mạnh mẽ hơn nhiều. Hai tàu khu trục lớp Shirane từ thời 1970, mang theo ba máy bay trực thăng mỗi tàu, sẽ được thay thế bằng hai tàu 22DDH mới – “tàu khu trục máy bay trực thăng” – mỗi một tàu trong số đó trên danh nghĩa sẽ có thể mang theo cả tá máy bay trực thăng, nhưng kích thước và sự di chuyển của chúng sát hơn với những tàu tấn công đổ bộ của Mỹ Wasp, có khả năng hoạt động cho máy bay chiến đấu V/STOL và 40 máy bay trực thăng.

Tàu khu trục 22DDH đầu tiên, mang tên Izumo, đã được hạ thủy trong tháng 8/2013. Với chiến thắng của liên minh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc bầu cử thượng viện của Nhật Bản một tháng trước đó, có thể là ông sẽ thúc đẩy thông qua các biện pháp mới để tăng tốc độ mua sắm tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển, sự giảm giá gần đây của đồng yên Nhật Bản có thể buộc ông phải mở rộng việc mua các máy bay chiến đấu của Mỹ.

Ngoài Trung Quốc, chỉ có Singapore đã liên tục dành nguồn lực để nâng cấp tất cả ba chi nhánh lực lượng vũ trang của mình từ những năm 1990. Kết quả là quốc đảo này đã có thể chuyển đổi các lực lượng quốc phòng địa phương thành quân đội hiện đại với khả năng triển khai sức mạnh đáng kể, bao gồm không chỉ các tàu ngầm tấn công, mà còn cả tàu đệm khí đổ bộ và không chỉ có máy bay chiến đấu F-15SG và F-16C/D, mà cả máy bay được hỗ trợ hệ thống mạng AEW&C và máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Ngày 8/9, Singapore đã chuẩn bị nhận bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Archer thứ hai và có khả năng sẽ là quốc gia thứ hai châu Á, sau Nhật Bản, mua được tiêm kích F-35 của Mỹ.

Theo Infonet

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K

Máy bay H-6K của TQ có khả năng tác chiến trong phạm vi 3000km, mang được trên 10 tấn vũ khí.Vậy đâu là mục đích của TQ khi phát triển H-6K?

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 1

Theo giới truyền thông quốc tế nhận định, việc Trung Quốc phát triển H-6K với mục đích để đối phó với Mỹ trên Biển Đông và Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 2

Trước nhận định trên, tờ "Tình hình Hàng không" Nhật Bản số tháng 8 đã đề cập đến khả năng nổ ra xung đột Trung-Nhật ở đảo Senkaku, có đưa ra giả thuyết cho rằng "Trung Quốc sở hữu trên 100 máy bay ném bom H-6, một khi chiến tranh nổ ra, các căn cứ tuyến đầu, trạm radar và máy bay ném bom của Nhật Bản sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt".

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 3

Khả năng trên hoàn toàn có cơ sở khi ngày 8/9/2013 vừa qua, Nhật Bản cho biết, 2 máy bay ném bom H-6 Trung Quốc bay qua vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako, bay ra Thái Bình Dương, sau đó lại bay trở về bằng đường cũ.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 4

Phản ứng thông tin từ phía Nhật Bản, Trung Quốc cho rằng, máy bay của họ bay ra Thái Bình Dương tiến hành huấn luyện là phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, không nhằm vào bất cứ quốc gia và mục tiêu cụ thể nào. Trong tương lai, Quân đội Trung Quốc vẫn sẽ tổ chức hoạt động thường lệ tương tự theo kế hoạch.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 5

Tuyên bố này của Trung Quốc khiến người Mỹ cảm thấy bất an cho chiến lược dịch chuyển trọng tâm về châu Á-TBD của mình, đặc biệt là tại Biển Đông. Theo tạp chí "Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương" Hồng Kông đầu tháng 10/2013 tiết lộ, nội bộ Mỹ luôn có những tranh cãi về các loại vũ khí có thể tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay của họ trên biển. Và loại vũ khí khiến người Mỹ cảm thấy bất an chính là H-6K.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 6

Chuyên gia hàng đầu Mark Stokes của Viện nghiên cứu "Chương trình 2049", cơ quan Mỹ chuyên nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc, từng cho rằng, về môi trường chiến lược biển Trung Quốc trong 20 năm tới, H-6K vẫn là con bài hiệu quả nhất để Trung Quốc ngăn chặn lực lượng đột kích trên biển-trên không mạnh của Mỹ.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 7

Báo Hồng Kông cho biết thêm, ba hạm đội lớn của Trung Quốc, trong đó có Hạm đội Nam Hải đều có lực lượng máy bay ném bom. Đáng chú ý, lực lượng ném bom của Hạm đội Nam Hải có nhiệm vụ tác chiến thực tế nhất hiện nay là đảm bảo ưu thế tấn công của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông, ngăn chặn hạm đội tàu sân bay Mỹ can thiệp từ bắc Biển Đông cũng như toan tính trong tương lai của Bắc Kinh tại khu vực này.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 8

H-6 là sản phẩm hợp tác khi quan hệ Trung-Xô mật thiết. Năm 1956, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev phê chuẩn cho Cục thiết kế Tupolev chuyển giao công nghệ sản xuất máy bay ném bom tầm trung Tu-16 hoàn toàn mới cho Trung Quốc. Tháng 9/1959, chiếc H-6 đầu tiên sử dụng linh kiện Liên Xô lắp ráp đã bàn giao cho lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 9

H-6 ra đời đã phát huy vai trò to lớn trong lĩnh vực quốc phòng, có thể mang theo vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, có thể dùng làm phương tiện tấn công của Hải quân, có thể dùng làm máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát/tác chiến điện tử, phương tiện phóng máy bay không người lái, thử nghiệm động cơ và phóng tên lửa hành trình chiến lược.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 10

Hiện nay, phiên bản H-6 hiện đại nhất của Trung Quốc là máy bay ném bom H-6K. So với máy bay H-6 trước đó, H-6K có mức độ cải tiến rất lớn, hầu như có thể coi là loại máy bay hoàn toàn mới. Loại vũ khí làm nên sức mạnh của H-6K là tên lửa hành trình tầm xa CJ-10 có tầm phóng 2000km.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 11

Các giá treo vũ khí hai bên cánh H-6K có thể mang theo tới 6 quả, khoang đạn trong thân của nó cũng có thể mang thêm được 1 quả tên lửa hành trình CJ-10. Nếu không mang theo tên lửa hành trình, H-6K có thể mang theo 20 quả bom điều khiển bằng vệ tinh hoặc laser loại 500kg, có khả năng tấn công chính xác. Với khả năng này, H-6K đã vượt qua một số loại máy bay tiêm kích bom chiến thuật của châu Âu.

Đích ngắm Biển Đông của Trung Quốc khi phát triển H-6K - Hình 12

Một điểm của tương đối quan trọng là bán kính tác chiến của H-6K cũng được nâng lên rất nhiều, từ 1800km lên 3000km. Tuy chưa thể tấn công tới khu vực bờ biển nước Mỹ nhưng nó đã thể hiện một bước tiến rõ rệt về phạm vi hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc. Với bán kính tác chiến đến Guam và bao trùm Biển Đông cùng với tên lửa hành trình tầm xa, H-6K hiện đã trở thành một loại máy bay ném bom chiến lược khiến Mỹ và Nhật Bản thực sự thấy bất an

Theo Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của AnhNga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Xe bán tải đậu bên đường, cảnh sát nghi ngờ nên đến kiểm tra, kết thúc bi thảm với 7 người thiệt mạngXe bán tải đậu bên đường, cảnh sát nghi ngờ nên đến kiểm tra, kết thúc bi thảm với 7 người thiệt mạng
20:18:40 22/11/2024
Phản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng IsraelPhản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel
12:47:29 22/11/2024
Những điểm quan trọng trong bài phát biểu mới nhất của Tổng thống PutinNhững điểm quan trọng trong bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Putin
13:43:28 22/11/2024
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
05:42:50 22/11/2024
Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cửCảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử
17:16:56 22/11/2024
Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị giaVụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia
11:02:34 22/11/2024
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào UkraineĐồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine
22:01:59 22/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Hân lộ nhan sắc thật qua "camera thường" của Mạc Hồng Quân, đọ sắc cùng H'Hen Niê, ai cuốn hút hơn?Kỳ Hân lộ nhan sắc thật qua "camera thường" của Mạc Hồng Quân, đọ sắc cùng H'Hen Niê, ai cuốn hút hơn?
15:47:20 23/11/2024
HOT: T-ara đổ bộ sân bay Nội Bài, visual đỉnh cao khiến fan "xỉu lên xỉu xuống"HOT: T-ara đổ bộ sân bay Nội Bài, visual đỉnh cao khiến fan "xỉu lên xỉu xuống"
17:39:55 23/11/2024
"Hoa hậu đông con nhất Việt Nam" Oanh Yến nói lý do lại bỏ phố về làm nông"Hoa hậu đông con nhất Việt Nam" Oanh Yến nói lý do lại bỏ phố về làm nông
18:17:02 23/11/2024
Sao Việt 23/11: Hoa hậu Khánh Vân hé lộ ảnh cưới, Hồng Nhung trẻ đẹpSao Việt 23/11: Hoa hậu Khánh Vân hé lộ ảnh cưới, Hồng Nhung trẻ đẹp
16:32:03 23/11/2024
Ông Quý "khởi nghiệp" xưởng đá ở Angola nay sang lại Châu Phi giúp Quang Linh Vlogs: Bất ngờ với mức lương con trai trả cho bốÔng Quý "khởi nghiệp" xưởng đá ở Angola nay sang lại Châu Phi giúp Quang Linh Vlogs: Bất ngờ với mức lương con trai trả cho bố
15:36:14 23/11/2024
Xôn xao tin đồn Từ Hy Viên ly hôn lần thứ 2, người trong cuộc lên tiếngXôn xao tin đồn Từ Hy Viên ly hôn lần thứ 2, người trong cuộc lên tiếng
17:26:11 23/11/2024
MAMA ngày 2: aespa đọ sắc "em gái BLACKPINK", Park Seo Joon - Im Si Wan soái ngút ngàn dẫn đầu dàn saoMAMA ngày 2: aespa đọ sắc "em gái BLACKPINK", Park Seo Joon - Im Si Wan soái ngút ngàn dẫn đầu dàn sao
16:38:44 23/11/2024
HIEUTHUHAI cuối cùng đã lên tiếng giữa lúc bị gọi tên?HIEUTHUHAI cuối cùng đã lên tiếng giữa lúc bị gọi tên?
20:33:16 23/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ đề nghị Israel đảm bảo an toàn cho lực lượng UNIFIL ở Liban

Mỹ đề nghị Israel đảm bảo an toàn cho lực lượng UNIFIL ở Liban

21:27:10 23/11/2024
Lầu Năm Góc công bố nội dung cuộc điện đàm, cho hay: Bộ trưởng Austin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn và an ninh cho Các lực lượng Vũ trang Liban và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) tại Liban.
Cựu Thủ tướng Đức Merkel lo ngại về ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với ông Trump

Cựu Thủ tướng Đức Merkel lo ngại về ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với ông Trump

21:07:17 23/11/2024
Cựu Thủ tướng Đức nhấn mạnh, việc ông Trump bổ nhiệm tỷ phú Elon Musk làm đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) có thể gây ra xung đột lợi ích, liên quan đến các mối liên hệ tài chính của ông Musk.
Pháo phản lực phóng loạt Triều Tiên mạnh như thế nà?

Pháo phản lực phóng loạt Triều Tiên mạnh như thế nà?

21:05:16 23/11/2024
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 240 mm và 300 của Triều Tiên, thuộc các phiên bản M1991 và KN-09, được đồn đoán là được trang bị cho quân đội Nga mạnh như thế nào?
Tổng thư ký NATO đến Mỹ gặp ông Trump

Tổng thư ký NATO đến Mỹ gặp ông Trump

21:03:58 23/11/2024
Tuy nhiên, ông Dakhlallah không tiết lộ thêm chi tiết về cuộc gặp mà chỉ cho biết ông Rutte cũng gặp đội ngũ an ninh quốc gia của ông Trump.
Thụy Điển tài trợ sản xuất vũ khí tầm xa cho Ukraine, cho phép sử dụng tùy ý

Thụy Điển tài trợ sản xuất vũ khí tầm xa cho Ukraine, cho phép sử dụng tùy ý

21:02:06 23/11/2024
Mô hình của Đan Mạch có lợi ích kép: củng cố khả năng tự vệ của Ukraine và tăng cường năng lực sản xuất quốc phòng trong nước của Ukraine, tạo ra giải pháp bền vững và lâu dài hơn cho việc cung cấp vũ khí và thiết bị.
Israel dội bom Beirut gây thương vong lớn

Israel dội bom Beirut gây thương vong lớn

21:00:26 23/11/2024
Hezbollah và chính phủ Lebanon cáo buộc Israel ném bom bừa bãi khiến thường dân thiệt mạng. Israel phủ nhận cáo buộc này và cho biết họ thực hiện nhiều biện pháp để tránh thương vong cho thường dân.
Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

20:20:20 23/11/2024
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Moskva áp đặt lệnh cấm xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Washington, càng làm nổi bật sự thay đổi trong các mối quan hệ năng lượng quốc tế.
New York cấp tốc áp phí lái xe vào Manhattan trước khi ông Trump nhậm chức

New York cấp tốc áp phí lái xe vào Manhattan trước khi ông Trump nhậm chức

20:15:30 23/11/2024
Để giúp kế hoạch không được ưa thích này trở nên dễ chấp nhận hơn, Thống đốc New York Kathy Hochul đã giảm mức phí sau khi tạm dừng kế hoạch thu phí tắc đường chỉ vài tuần trước thời điểm có hiệu lực ban đầu vào tháng 6.
Canada xác nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng clade I

Canada xác nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng clade I

20:13:49 23/11/2024
Bệnh nhân là người có liên quan đến đợt bùng phát đậu mùa khỉ clade I đang diễn ra ở miền Trung và Đông châu Phi. Bệnh nhân đã nhập viện với các triệu chứng của bệnh ngay sau khi về nước và hiện đang được cách ly.
Ông Medvedev: Vụ tấn công bằng tên lửa Oreshnik sẽ thay đổi tiến trình xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev: Vụ tấn công bằng tên lửa Oreshnik sẽ thay đổi tiến trình xung đột ở Ukraine

20:07:06 23/11/2024
Tên lửa đạn đạo tầm trung mới, Oreshnik (trong tiếng Nga có nghĩa là cây phỉ ) là một loại vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chưa từng được đề cập công khai trước đây.
Bí mật đằng sau qui trình sản xuất bia từ nước thải của Singapore

Bí mật đằng sau qui trình sản xuất bia từ nước thải của Singapore

20:05:22 23/11/2024
NEWBrew được phát triển bởi The Brewerkz Group, một nhà máy bia địa phương, từ năm 2018. Loại bia này đã trở thành điểm nhấn trong các sự kiện môi trường lớn như Tuần lễ nước quốc tế Singapore.
Hungary lo ngại về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngân hàng Gazprombank

Hungary lo ngại về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngân hàng Gazprombank

20:03:24 23/11/2024
Theo ông Szijjarto, quyết định này có thể làm gia tăng khó khăn cho một số quốc gia Trung Âu, trong đó có Hungary trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.

Có thể bạn quan tâm

Phim mới chiếu đã được khen nức nở vì "hay dã man", nữ chính vừa đẹp mê mẩn vừa diễn bằng mắt cực đỉnh

Phim mới chiếu đã được khen nức nở vì "hay dã man", nữ chính vừa đẹp mê mẩn vừa diễn bằng mắt cực đỉnh

Phim châu á

21:27:42 23/11/2024
Sau thời gian dài nhá hàng, tối 22/11, dự án kinh dị - lãng mạn When the Phone Rings đã chính thức trình làng .
Mỹ nhân Việt bị chê tơi tả vì mặc đồ quá xấu, váy áo loè loẹt khiến netizen "bực cả mình"

Mỹ nhân Việt bị chê tơi tả vì mặc đồ quá xấu, váy áo loè loẹt khiến netizen "bực cả mình"

Hậu trường phim

21:22:37 23/11/2024
Bộ phim Tiểu Tam Không Có Lỗi hiện đang nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, chủ yếu bởi nội dung và tên phim gây sốc.
Cô vợ bất ổn nhất miền Tây cuốn hút hàng triệu người, sống trong ngôi nhà lá 2 tầng 4 mặt tiền xứng tầm độc lạ Việt Nam

Cô vợ bất ổn nhất miền Tây cuốn hút hàng triệu người, sống trong ngôi nhà lá 2 tầng 4 mặt tiền xứng tầm độc lạ Việt Nam

Netizen

21:16:55 23/11/2024
Hàng loạt các nội dung tiểu phẩm hài hước về cuộc sống thường ngày hút triệu view lên sóng TikTok mỗi ngày, song, kênh Tủn Cùi Bắp vẫn nổi bật, hút view, có được lượng khán giả trung thành
Cặp diễn viên đang viral màn ảnh lộ hint hẹn hò: Nhà trai chi gần 400 triệu khẳng định "chủ quyền", tỏ tình với nàng

Cặp diễn viên đang viral màn ảnh lộ hint hẹn hò: Nhà trai chi gần 400 triệu khẳng định "chủ quyền", tỏ tình với nàng

Sao châu á

20:54:53 23/11/2024
Với hint chất lượng thế này, fan của cặp đôi đang khuấy đảo màn ảnh này vô cùng mong đợi chính chủ sẽ sớm ngày công khai mối quan hệ.
Nam ca sĩ gen Z bất ngờ công khai đồng tính

Nam ca sĩ gen Z bất ngờ công khai đồng tính

Sao âu mỹ

20:47:39 23/11/2024
Vào ngày 23/11, tờ NYPost đưa tin nam ca sĩ Khalid (tên đầy đủ: Khalid Donnel Robinson) đã công khai mình là người đồng tính.
Ngày dạm ngõ, bố vợ tương lai mở tráp ăn hỏi, nhìn qua sính lễ rồi ném nắp tráp xuống nền nhà, hỏi một câu khiến nhà trai choáng váng bỏ về

Ngày dạm ngõ, bố vợ tương lai mở tráp ăn hỏi, nhìn qua sính lễ rồi ném nắp tráp xuống nền nhà, hỏi một câu khiến nhà trai choáng váng bỏ về

Góc tâm tình

20:44:39 23/11/2024
Tôi không thể hiểu nổi suy nghĩ của bố vợ tương lai nữa. Yêu nhau hơn một năm nay, tôi tự thấy mình đã sống hết lòng với bạn gái và gia đình cô ấy.
Lóa mắt khung cảnh bên trong biệt thự dát vàng của Lan Khuê, 1 chi tiết gây trầm trồ

Lóa mắt khung cảnh bên trong biệt thự dát vàng của Lan Khuê, 1 chi tiết gây trầm trồ

Sao việt

20:39:19 23/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Lan Khuê chia sẻ góc nhỏ bên trong biệt thự. Theo đó, nữ siêu mẫu đã bắt tay vào việc trang trí cho Giáng sinh năm nay.
Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

Làm đẹp

20:18:10 23/11/2024
Quầng thâm hay còn gọi là quầng thâm quanh mắt là do lưu thông máu dưới mắt kém và có thể được giải quyết bằng chất chống oxy hóa có trong trà. Điều này giúp vùng da này trở nên sáng hơn và mềm mại hơn khi sử dụng thường xuyên.
Nữ ca sĩ Việt: "Bố mẹ tôi lần lượt qua đời, tôi như mất đi cả thế giới"

Nữ ca sĩ Việt: "Bố mẹ tôi lần lượt qua đời, tôi như mất đi cả thế giới"

Tv show

20:13:38 23/11/2024
Có đôi lúc gia đình tôi không có nổi gạo để ăn nhưng cả gia đình luôn vui vẻ và đầy ắp những tiếng cười , nữ ca sĩ chia sẻ.
Gia đình chi hơn 4.500 USD tổ chức lễ chôn cất chiếc xe trung thành

Gia đình chi hơn 4.500 USD tổ chức lễ chôn cất chiếc xe trung thành

20:01:40 23/11/2024
Thật thú vị, đây không phải là lần đầu tiên nghi lễ chôn cất phương tiện được tổ chức long trọng. Năm 2017, Alcides Ravel, nông dân người Uruguay đã chôn chiếc Ford F-350 của ông sau 48 năm phục vụ để bày tỏ lòng biết ơn.
Hai du khách nước ngoài tử vong sau va chạm giao thông trên đường ven biển Phan Thiết

Hai du khách nước ngoài tử vong sau va chạm giao thông trên đường ven biển Phan Thiết

Tin nổi bật

19:53:13 23/11/2024
Khi xe này vừa đến bãi tắm Ông Địa, thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã va chạm với xe máy BKS 86B4 - 088.23 lưu thông hướng đường Nguyễn Thông đi Phan Thiết. Hai người cầm lái xe máy đều là du khách nước ngo...