Vì sao chất cấm có trong chăn nuôi lợn vẫn không giảm?
Mặc dù các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc nhưng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn vẫn gia tăng.
Tỉnh Đồng Nai có đàn lợn lớn nhất cả nước với 1,7 triệu con. Gần đây, Chi cục Thú y TP HCM và các tỉnh, thành Đông Nam bộ phát hiện nhiều trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Trong đó, Đồng Nai đứng đầu bảng trong những trường hợp vi phạm về sử dụng chất cấm. Đặc biệt, có trường hợp vi phạm cả ngàn con.
Trước tình trạng này, năm 2015, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc kiểm tra lấy 417 mẫu thức ăn và nước tiểu, xét nghiệm 386 mẫu thì có đến 47 mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol, chiếm hơn 12%, trong số mẫu xét nghiệm.
Số trường hợp vi phạm tăng gấp 4 lần với năm 2014. Vì sao, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc, nhưng số trường hợp vi phạm vẫn chưa xử lý triệt để? Phóng viên thường trú tại TP HCM có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai về vấn đề này.
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn vẫn gia tăng (ảnh minh họa)
PV: Thưa ông, gần đây lại rộ lên tình trạng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn, trong đó Đồng Nai bị phát hiện đứng đầu bảng về xử lý chất cấm trong chăn nuôi. Vì sao vấn đề này chưa được giải quyết triệt để?
Video đang HOT
Ông Phạm Minh Báu: Cái khó là Đồng Nai có nên chăn nuôi số đàn lớn, nhưng trong quản lý có nền chăn nuôi có quá nhiều phương thức chăn nuôi, như: chăn nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nước ngoài. Chính cái khó quản lý là chăn nuôi nông hộ, các thương lái đi bỏ chất cấm cho hộ chăn nuôi nông sử dụng để mua giá cao khi xuất lợn. Chúng tôi thấy các trường hợp sử dụng chất cấm chủ yếu ở giai đoạn lợn chuẩn bị xuất chuồng. Ở giai đoạn trung chuyển họ lưu giữ lợn lại cho ăn chất cấm, tạo nạc thì thương lái mới đưa đi tiêu thụ.
Người chăn nuôi cũng không tự nhiên mà cho ăn chất cấm và họ cũng không thể tự mua được mà thương lái đưa 1 gói nhỏ (chất cấm) cho người chăn nuôi bổ sung vào thức ăn để mua lợn tăng giá khi xuất chuồng. Về quản lý nhà nước nhiều lần chúng tôi kiến nghị cũng chưa ổn. Việc chế tế tài, quy định về các hành vi nguy hại đến sức khỏe con người thì sức răn đe chưa ổn.
PV: Như ông vừa nói, mấu chốt của việc xử dụng chất cấm là liên quan đến thương lái. Biết rõ là thương lái dính đến chất cấm, tại sao lại không xử lý được đối tượng này?
Ông Phạm Minh Báu: Chính mấu chốt vấn đề là ở thương lái, quản lý thương lái chúng tôi thấy rất khó. Nếu bên ngành Công thương có những quy định về các loại thương lái thì thương lái đăng ký được phép hành nghề thương lái mới có cơ sở quản lý. Còn nếu bắt được thương lái thì thương lái nói trước đây tôi mua lợn, còn bây giờ tôi không mua nữa thì không thể xử lý được.
PV: Thưa ông, trước đây có nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định về việc xử lý các trường hợp chất cấm trong chăn nuôi chưa đủ sức răn đe. Theo ông quy định mới về xử lý việc sử dụng chất cấm có giải quyết được những bất cập này không?
Ông Phạm Minh Báu: Thông tư 01 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà chúng tôi vừa tiếp cận, theo tôi như vậy thì chưa đủ mạnh để xử lý các trường hợp sử dụng chất cấm. Khi xét nghiệm nghiệm mẫu đã có hàm lượng chất cấm thì xử lý chứ không có ý kiến gì nữa. Ngoài ra, khi xem xét ở mức độ nào thì xử lý ở mức độ đó, có trên con lợn nào xử lý con lợn đó, có trên trại nào xử lý trại đó.
Trong quy định mới cộng với nghị định 119 sẽ thực hiện chế tài sẽ tiêu hủy lợn đàn lợn nếu xét nghiệm có xử lý chất cấm trong chăn nuôi, không đơn giản nếu đàn có 1.000 con lợn. Dịch lở mồm long móng tiêu hủy vài con lợn đã khó nếu 1.000 con thì không biết chôn ở đâu. Trong quy định nếu không tiêu hủy thì nghiền làm thức ăn cho chăn nuôi, điều này rất khó.
PV:Bước vào hội nhập, ngành Nông nghiệp sẽ có nhiều thách thức khi sản phẩm chăn nuôi không an toàn, quy hoạch không bền vững. Vậy ngành Nông nghiệp Đồng Nai đã thực hiện quy hoạch này như thế nào?
Ông Phạm Minh Báu: Từ năm 2008, chúng tôi quy hoạch 139 vùng chăn nuôi trong tỉnh với quy mô 15.000 ha. Chúng tôi xác định quy hoạch chăn nuôi là quy hoạch có điều kiện là quy hoạch cách đường, các trường, cách trạm… và không đụng đến quy hoạch dân cư.
Vùng chăn nuôi sử dụng hết đất chăn nuôi thì chỉ có một số vùng như các khu đông, tây của Gia Tân 2. Những vùng này dân đã nuôi kín rồi. Cách thức cơ quan Nhà nước đầu tư hạ tầng trục trên cơ sở đó, dân vào chăn nuôi sẽ đầu tư đường nhánh, xương cá, đầu tư điện.
Hiện nay, chúng tôi đang tích cực làm cái đó, các vùng chăn nuôi hạ tầng tương đối tốt. Trong sự cạnh tranh hiện nay, sản phẩm an toàn và chất lượng quyết định hơn số lượng. Chúng tôi xác định điều đó là quan trọng nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với người chăn nuôi, doanh nghiệp rất quan trọng vì sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng có giá thành hạ tiêu thụ tốt./.
PV: Xin cám ơn ông!./.
Lệ Hằng
Theo_VOV
Vì sao Nhật Bản vẫn muốn đầu tư vào Việt Nam?
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố một báo cáo hôm nay (23.2) cho thấy, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang tăng tính rủi ro.
Có tới 63,3% doanh nghiệp cho rằng gặp rủi ro với hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch; 61,1% doanh nghiệp gặp rủi ro với thủ tục hành chính, cấp phép phức tạp; 53,9% doanh nghiệp gặp rủi ro với cơ chế, thủ tục thuế phức tạp.
JETRO đánh giá, dù trong năm 2015, Chính phủ đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc ban hành Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản chưa cảm nhận được nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ vì vẫn thiếu hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện như nghị định và thông tư. Bên cạnh đó, việc thực thi các chính sách ưu đãi không nhất quán giữa các địa phương trên cả nước cũng gây khó cho nhà đầu tư.
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội cho rằng, những rủi ro trong đầu tư mà DN Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt ngày càng xấu đi so với năm trước. Bên cạnh đó, kết quả cuộc khảo sát cũng chỉ ra các DN Nhật đang gặp khó khăn trong vấn đề thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại, 80% DN lo ngại về vấn đề lương cho nhân viên tại nước sở tại tăng.
Mặc dù vậy, báo cáo của Nhật Bản cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng là có tới 63,9% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2016 và tiếp tục coi đây là địa điểm đầu tư quan trọng với mục đích chính là tăng doanh thu (85% DN). Con số này cao hơn Trung Quốc (38,1%) và nhiều quốc gia khác.
Lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng, tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng doanh thu. Có 85% doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng sẽ tăng doanh thu, 50% doanh nghiệp khảo sát tin tưởng khả năng tăng trưởng và tiềm năng phát triển khi mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại Việt Nam, cuộc khảo sát của JETRO được tiến hành tại 1027 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 557 doanh nghiệp đưa ra câu trả lời hợp lệ, đạt tỷ lệ 54,2%. Trong đó có 364 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và 193 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phi chế tạo - dịch vụ tại Việt Nam. Cuộc khảo sát này cũng được JETRO tiến hành hàng năm tại 20 quốc gia trong khu vực. Khảo sát này cũng cho thấy, số doanh nghiệp trả lời hoạt động có lãi tại Việt Nam là 58,8%, giảm 3,5%; số doanh nghiệp hoạt động lỗ là 26,2%, tăng 1,3% so năm trước. Nếu xét riêng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì tỷ lệ hoạt động có lãi chỉ dừng lại ở 56%.
Theo_Dân việt
Vì sao chùa Phúc Khánh chật cứng người đến cầu an? Ngày 21/2 (14 tháng Giêng), chùa Phúc Khánh, một ngôi chùa nhỏ nằm ở nội thành Hà Nội thu nhiều phật tử đến cầu an. Mùng 8 Tết, khóa lễ đầu tiên trong năm đã được tổ chức, đó là khóa lễ dâng sao La Hầu. Hàng nghìn người miệng khấn, tay chắp, ngồi kín một đoạn đường trước cổng chùa trên phố...