Vì sao chấp hành viên thi hành án “từ chối” làm việc với CSĐT?
Dù được cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) nhiều lần mời làm việc nhưng chấp hành viên Chi cục Thi hành án (THA) dân sự quận Tây Hồ không làm việc, không cung cấp hồ sơ vụ việc.
Không làm việc với cảnh sát điều tra
Ngày 22.4.2017, NTNN có bài viết “Chi cục Thi hành án “làm ngơ” quyền lợi của đương sự” phản ánh việc chấp hành viên Chi cục THA quận Tây Hồ bị tố không thực hiện đầy đủ quy trình, ảnh hưởng đến quyền của đương sự trong việc bán đấu giá tài sản THA. Sau đó, Tổng cục THA dân sự đã có công văn gửi Cục trưởng Cục THA dân sự TP. Hà Nội yêu cầu kiểm tra nội dung Báo nêu, xem xét, giải quyết và chỉ đạo giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật. Hơn một năm sau, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.Hà Nội mới có câu trả lời chính thức về vụ việc.
Tài sản thi hành án trong vụ việc là đất tại địa chỉ 149 Nghi Tàm, Hà Nội.
Nhiều lần cơ quan CSĐT đề nghị Chi cục THA dân sự quận Tây Hồ cung cấp hồ sơ vụ việc và mời chấp hành viên làm việc, nhưng chấp hành viên không làm việc cũng như không cung cấp hồ sơ.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng ông Nguyễn Trung Thành (đương sự vụ việc) cho biết ngày 24.7.2009, Công ty TNHH Thành Lan thế chấp mảnh đất tại địa chỉ 149 Nghi Tàm để vay 12 tỷ đồng tại ngân hàng. Sau đó công ty này không trả nợ đúng hạn, ngân hàng đã gửi đơn kiện đến TAND quận Tây Hồ. Ngày 16.9.2015, TAND quận Tây Hồ tuyên: Buộc Công ty TNHH Thành Lan phải trả cho ngân hàng số tiền gốc và lãi trong hạn vay. Trong trường hợp Công ty TNHH Thành Lan không trả được nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan THA dân sự xử lý tài sản thế chấp.
Quá trình THA, đương sự cho rằng chấp hành viên của Chi cục THA dân sự quận Tây Hồ là anh Nguyễn Bá Cường không thực hiện đúng quy trình, không tống đạt các văn bản, hồ sơ giấy tờ cho đương sự. Tại thời điểm này, Công ty TNHH Thành Lan, cá nhân bà Lan chứng minh được khả năng tài chính để thanh toán được khoản nợ. “Cơ quan định giá độc lập xác định giá tại thời điểm trước và sau đấu giá trong vòng 3 tháng là 22 tỷ đồng nhưng cơ quan thi hành án vẫn đưa tài sản ra đấu giá là 14 tỷ đồng. Trước đó, tôi cũng đã có đơn đề nghị tạm dừng đấu giá để có thể mua lại tài sản nhưng cũng không có phản hồi”- bà Lan nói. Đương sự đã khiếu nại và tố giác đến các cơ quan hữu quan về hành vi của chấp hành viên trong quá trình THA. Tuy nhiên, nhiều lần cơ quan CSĐT đề nghị Chi cục THA dân sự quận Tây Hồ cung cấp hồ sơ vụ việc và mời chấp hành viên làm việc, nhưng chấp hành viên không làm việc cũng như không cung cấp hồ sơ.
Video đang HOT
Nhiều lần khiếu nại bất thành
Làm việc với PV NTNN, ông Chu Quang Tiến – Cục phó Cục THA dân sự TP.Hà Nội đã đưa ra lời giải thích việc chấp hành viên “nhất quyết” không làm việc với cơ quan CSĐT sau khi bị đương sự tố. “Đơn của bà Lan ngoài gửi đến cơ quan CSĐT cũng đã gửi đến Cục Điều tra của Viện KSND Tối cao. Cục Điều tra giao cho Viện KSND TP.Hà Nội. VKSND TP.Hà Nội đã rút hồ sơ gốc để kiểm sát. Ở đây thuộc thẩm quyền điều tra của Viện KSND Tối cao. Cục THA dân sự Hà Nội cũng đã báo cáo Tổng cục THA xin ý kiến có làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra hay không. Tổng cục THA cũng đã có văn bản trả lời thực hiện theo đúng quy định hoạt động tư pháp” – ông Tiến nói.
Theo thông tin ông Tiến cung cấp, Viện KSND TP.Hà Nội có công văn số 338/BC-VKS-11 có nội dung đơn khiếu nại tố cáo của bà Phạm Thị Tuyết Lan là không có căn cứ và không có dấu hiệu tội phạm trong hoạt động tư pháp. PV đã đề nghị được cung cấp bản photo báo cáo về vụ việc, tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục THA từ chối với lý do đây là văn bản “nội bộ”. Ông Chu Quang Tiến cho biết thêm, Chi cục THA Tây Hồ đã có trả lời giải quyết nhưng đương sự vẫn khiếu nại vượt cấp khắp nơi. “Quyền khiếu nại được thực hiện với từng giai đoạn, ví dụ quyết định cưỡng chế phải khiếu nại ngay, còn bây giờ khiếu nại đã hết thời hiệu. Khiếu nại hành vi của chấp hành viên phải do Chi cục trưởng giải quyết, nên Cục THA dân sự Hà Nội nhận được khiếu nại về chấp hành viên cũng gửi về yêu cầu Chi cục giải quyết theo đúng thẩm quyền, không phải chúng tôi trực tiếp giải quyết với đương sự. Trình tự của thi hành án làm rất chặt, không ai dám làm sai cả” – ông Tiến nói.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan không đồng ý với lý giải này: “Chi cục THA dân sự quận Tây Hồ có giải quyết khiếu nại của tôi ngày 31.8.2016, trước thời điểm bán đấu giá tài sản THA. Cho rằng quyết định đó không thỏa đáng, tôi đã phải nhiều lần gửi khiếu nại đến Cục THA dân sự TP.Hà Nội nhưng chưa nhận được trả lời”. Hiện, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết đã làm đơn đề nghị tạm hoãn cưỡng chế thực hiện THA để các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.
Luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, theo quy định hiện hành nếu cơ quan điều tra mời người có liên quan làm việc, họ có thể từ chối. Trừ khi vụ án đã được khởi tố, cơ quan điều tra sẽ có biện pháp dẫn giải. Còn đối với việc đấu giá tài sản THA, người phải THA có quyền tự nguyện THA, thỏa thuận với người THA, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung THA, được thông báo về THA. Cơ quan THA phải chứng minh được đã thông báo đến người phải THA hoặc thể hiện rõ đã niêm yết thông báo ở 3 nơi theo quy định pháp luật.
Theo Danviet
Khuyến khích "hiệp sĩ": Có đẩy trách nhiệm bắt trộm cướp cho dân?
"Ở thành phố phát triển nhất cả nước, tại sao đi bắt hàng rong, dẹp vỉa hè ra quân rầm rộ thế mà cướp ngoài đường lại vắng bóng công an" - luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đặt câu hỏi
Theo tôi, công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn thể công dân. Tuy nhiên đấu tranh theo cách nào, như thế nào lại là câu chuyện cơ quan chức năng phải tính.
Ở đây, đứng dưới góc độ là người dân, tôi rất hoan nghênh câu chuyện có những người sẵn sàng vì yên bình chung của xã hội mà đứng ra hy sinh thân mình - như các hiệp sĩ đường phố.
Nhưng đứng dưới góc độ của một người biết luật, biết nghiệp vụ, tôi thấy mô hình này không ổn, không nên khuyến khích nhân rộng bởi rất nguy hiểm.
"Hiệp sĩ" Lâm Hiếu Long trong một lần bắt "nóng" cướp giật trên phố. Ảnh: Dân Trí
Tính mạng con người đều phải được trân trọng mặc dù người đó có thể là tội phạm. Trong khi những người là hiệp sĩ không được đào tạo nghiệp vụ. Trấn áp tội phạm đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, trong đó có những kỹ năng cơ bản là nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho chính mình và cho cả tội phạm.
Bên cạnh đó, thân thể con người là bất khả xâm phạm, con người chưa bị coi là tội phạm khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án.
Chẳng hạn, có khi các hiệp sĩ theo cảm quan cho rằng đó là các hành vi phạm tội nhưng thực tế không phải như vậy. Khi đã trấn áp rồi, hậu quả pháp lý sẽ do chính các hiệp sĩ gánh chịu.
Ví dụ khi thấy một đối tượng có biểu hiện phạm tội, có thể nhảy vào ngay để trấn áp, để đánh... Nhưng nếu trong trường hợp người ta không chứng minh được là tội phạm sẽ xử lý như thế nào? Các hiệp sĩ sẽ phải đối mặt với những rủi ro về pháp lý.
Chính vì vậy, quan điểm của tôi là không khuyến khích, việc trấn áp tội phạm là việc của Nhà nước , của công an, của các lực lượng an ninh khác. Thay vì thành lập những tổ hiệp sĩ tự phát, những người tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm có thể tham gia lực lượng tự quản, lực lượng công an phường, lực lượng tự quản của tổ dân phố, dân phòng... để được trang bị và được pháp luật bảo hộ.
Rõ ràng nhìn nhận một cách khách quan, đảm bảo an ninh trật tự, điều tra, truy bắt tội phạm là trách nhiệm của Nhà nước.Tôi thấy rằng ở TP HCM và Bình Dương, cơ quan chức năng khuyến khích các tổ hiệp sĩ nhưng lại không đưa ra được một quy định pháp luật nào để bảo vệ. Vậy vô hình chung cơ quan chức năng đang xúi người ta đi làm một việc mà pháp luật không thừa nhận và nguy hiểm cho chính tính mạng của các hiệp sĩ.
Việc hai hiệp sĩ bị chết chỉ là một sự vụ, nhưng qua việc này có thể thấy rõ ràng là TPHCM đang bất lực trước nạn cướp giật.
Vậy thay vì khuyến khích các hiệp sĩ đi theo phong trào tự phát và không được pháp luật thừa nhận, tại sao địa phương này không thành lập những tổ nghiệp vụ chuyên săn bắt cướp hay mô hình tổ 141 như ngoài Hà Nội?
Việc xúi người dân làm thay cơ quan pháp luật trong khi không đề ra được một quy định, hành lang pháp lý cho người ta hoạt động vô hình chung cơ quan chức năng ở TPHCM đang thoái thác trách nhiệm, đẩy trách nhiệm sang cho người dân.
Tôi băn khoăn với câu hỏi ở thành phố phát triển nhất cả nước: "Tại sao đi bắt hàng rong, dẹp vỉa hè ra quân rầm rộ, liên tục thế mà cướp ngoài đường lại vắng bóng công an?".
Theo Danviet
Công an vào cuộc vụ mua bán giấy chứng minh nhân dân dễ như... mua rau Ngày 26.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, thiếu tá Phạm Ngọc Thanh - Phó Trưởng Công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa cho biết: Ngay sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng mua bán Giấy chứng minh nhân dân (CMND) công khai diễn ra trên địa bàn, đơn vị này đang tiến hành kiểm tra, rà soát...