Vì sao Chanel thà mất triệu đô chứ không chịu bán hàng online?
Không chỉ Chanel, 40% các thương hiệu xa xỉ đều lắc đầu nguây nguẩy khi nhắc đến bán hàng online.
Trong đại dịch, bán hàng online nói riêng và thương mại điện tử nói chung dường như là cứu cánh rõ ràng nhất để giúp các thương hiệu tồn tại. Thế nhưng không phải thương hiệu nào cũng vậy, mà điển hình như Chanel. Kể cả khi đại dịch hoành hành khiến thị phần châu Á lao đao, doanh thu tụt giảm đến cả triệu đô thì Chanel vẫn kiên quyết nói không với thương mại điện tử.
Dù cho Hermès, Cartier đã chịu bán hàng online thì Chanel vẫn “bình chân như vại”.
Theo phân tích từ các chuyên trang như SCMP và Ecommerce-platforms thì hóa ra mọi sự đều có nguyên nhân.
Sợ bị trở nên “kém sang”
Không chỉ được đánh giá cao bởi chất lượng và thẩm mỹ, yếu tố cốt lõi khiến thời trang xa xỉ trở nên “xa xỉ” chính là sự khan hiếm và giá trị tinh thần được xây dựng cả trăm năm. Các thương hiệu như Chanel, Rolex… thà chịu lỗ còn hơn là đánh mất giá trị này. Họ có thể bán online những món phụ kiện vô thưởng vô phạt, nước hoa, mỹ phẩm… nhưng tuyệt nhiên không có quần áo hay túi xách. Vào năm 2013, Bruno Pavlovsky – Giám đốc thời trang toàn cầu của Chanel từng chia sẻ : ” Thời trang là về quần áo, mà quần áo thì phải sờ tận tay – day tận mắt mới cảm được “.
Không có gì là lạ với cảnh giới mộ điệu bon chen xếp hàng trước store Chanel ở châu Á.
Có thể nhận định rằng Chanel sợ bán hàng online sẽ khiến nhà mốt bị mất kết nối với khách, hay hình ảnh thương hiệu trở nên “kém sang”. Cảm giác bước chân vào một cửa hàng Chanel thơm tho lộng lẫy hẳn sẽ thú vị hơn ngồi trên salon bấm mua một cách dễ dàng.
Tuy nhiên Bloomberg cũng thống kê rằng chỉ có 40% thương hiệu xa xỉ tuyệt nhiên không ho he đến thương mại điện tử. Trong 60% còn lại thì có Hermès. Có điều nhà mốt mới bán online với số lượng mặt hàng khá hạn chế, và chắc chắn không bao giờ Birkin hay Kelly thò mặt lên website. Muốn mua, bạn vẫn phải đăng ký tên trong danh sách chờ và lò mò đến tận cửa hàng mới được.
Vẫn tăng giá đều
Video đang HOT
Túi Chanel “khan” hơn vì đại dịch? Cơ hội tuyệt vời để nhà mốt tăng giá. Mới vào tháng 1 đã tăng, đến tháng 7 lại càng tăng tiếp!
Chẳng hạn tại Mỹ, giá của Chanel Flap Bag size maxi mới tháng 1 tăng 4% mà sang tháng 7 đã tăng lên tận 15% và chênh nhau đến tận… 1200USD – hơn 27 triệu đồng. Giới chuyên gia phân tích rằng tăng giá là cách để thương hiệu xa xỉ bù đắp cho khoản lợi nhuận hụt mất do đại dịch. Chanel cũng là thương hiệu tăng giá nhiều nhất xuyên suốt thời kỳ Đại suy thoái. Theo trang BOF, giá sản phẩm xa xỉ đã tăng gấp đôi tốc độ lạm phát và các thương hiệu thường tăng giá 2 lần mỗi năm.
Chanel khiến các tín đồ “khô máu” vì tăng giá liên tiếp trong năm nay.
Nhờ giải pháp này mà dù doanh thu sụt đến 18% vì dịch, Chanel đã lấy lại được doanh số bán hàng từ tháng 7 lại đây.
Những bất cập mang tính chuyên môn
Thứ nhất, như đã đề cập, những món hàng xa xỉ có giá trị tiền tạ, tiền tấn cần được kiểm tra tận tay tận mắt trước khi quẹt thẻ.
Thứ hai là vấn đề vận chuyển khá đau đầu. Những món đồ giá trị cao cần có bảo hiểm cũng như phương pháp theo dõi đơn hàng tỉ mỉ để tránh tổn thất đáng tiếc. Chưa kể thương hiệu còn phát sinh thêm bộ phận xử lý đơn hàng và giải quyết các vấn đề đổi trả.
Có vẻ xách shopping bag của Chanel trên đường trông vẫn thích mắt hơn là nhận một hộp hàng to đùng ship tới tận nhà.
Tuy nhiên lợi ích cũng vô số
Dù có “cứng đầu” thế nào thì Chanel vẫn ở thiểu số 40% nói “không” với bán hàng online. Các thương hiệu chịu khó tìm tòi và vận hành sẽ sớm giành được quả ngọt như tạo sự thoải mái cho khách hàng, mở rộng phạm vi bán hàng. Ngài Johann Rupert – Chủ tịch tập đoàn Richemont sở hữu Cartier nhận định rằng: ” Chúng tôi thấy rõ hiệu quả của bán hàng online. Từ việc mua hàng online bước đầu, nhiều khách đã đến tận store và mua sắm thường xuyên. ”
Với những lý do hiện hữu thế, nếu Chanel bỗng “quay xe” trong thời gian tới cũng không có gì lạ.
Bán hàng online mùa dịch, mỹ nhân tiện thể khoe body căng mọng
Không biết là do gu thời trang hở bạo hay để tăng lượng tương tác, rất nhiều chủ shop bán hàng online sẵn sàng ăn mặc kiệm vải, khoe body căng mọng.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đi lại bị hạn chế khiến kênh bán hàng online ngày càng được ưa chuộng.
Nắm bắt được nhu cầu mua sắm của khách, nhiều shop tập trung đẩy mạnh kênh bán hàng online. Chẳng hạn, các shop có thể hạ giá sản phẩm để chốt sale, nâng cao chất lượng sản phẩm, miễn phí vận chuyển, cung cấp dịch vụ sau bán hàng ngày càng hoàn thiện...
Bên cạnh những chủ shop đầu tư nghiêm túc, không ít người sử dụng chiêu trò để thu hút khách hàng. Trong số đó, việc ăn mặc kiệm vải tỏ ra hiệu quả và ngày càng "nở rộ".
Với tiêu chí càng hở càng hút người xem, nhiều shop bán hàng online mạnh tay chi tiền thuê mẫu, thậm chí tự chọn đồ lên sóng.
So với cách ăn mặc kín đáo, tập trung giới thiệu sản phẩm, những livestream ăn mặc hở hang khoe body căng mọng dường như "thắng đậm" về lượng người xem.
Quả thực, những cô nàng ăn mặc mát mẻ livestream bán hàng luôn thu hút lượng lớn người theo dõi. Một chủ shop nội y từng làm "nghẽn sóng" mạng xã hội bằng chiếc váy ngủ mỏng tang cho thấy sức "công phá" của cách làm này.
Hầu hết các cô gái ăn mặc thiếu vải thường rao bán quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp lên đồ thiếu trước hụt sau bán đồ gia dụng, thực phẩm chức năng khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Trước những hình ảnh gợi cảm quá đà, phủ sóng ngày một nhiều, dân tình ngày càng ngán ngẩm, buông lời phàn nàn "có cần phải tới mức này để kiếm tiền", "gợi dục hơn gợi cảm", "bán hàng online có cần phải tới mức này không"...
Thậm chí, không ít người tỏ thái độ phê phán những người, vì lợi nhuận mà bất chấp giữ hình ảnh của riêng mình.
Có thể nói, phô diễn vẻ gợi cảm có chừng mực không xấu. Thế nhưng sử dụng chiêu trò câu khách bằng áo váy ngắn cũn, hở toang không phải lúc nào cũng được đón nhận. Thậm chí, mang tới phản ứng ngược của người xem.
Thực sự, không phải ai cũng hài lòng với cách "tra tấn thị giác" của những chủ shop online. Có người tuyên bố quay lưng với những hình ảnh đậm chất 18 phủ sóng ngày càng nhiều. Ảnh: Internet
Người mẫu TP.HCM thất nghiệp, bán hàng online "Lần đầu giãn cách còn hơi sang chấn tâm lý nhưng hiện giờ, tôi đón nhận mọi thứ một cách bình thường hơn". Đó là lời tâm sự của stylist Kiệt Cao trong ngày thứ hai TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội. Công việc bị đảo lộn, phải dời ngày là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những người làm trong...