Vì sao cây sưa 100 tỷ ở Hà Nội sắp biến thành “củi mục”?
Cây sưa được ví như “khối vàng lộ thiên” đang chết dần, một nửa cây đã mục ruỗng, khô dần từng mảng.
Cây sưa 130 tuổi ở chùa làng Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ từng được định giá lên tới 100 tỷ
Cây sưa trong khuôn viên chùa làng Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có tuổi đời trên 130 năm. Dân làng cho biết, thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây được trả giá trên 100 tỷ đồng. Năm 2015, vụ bán đấu giá 1 phần cây sưa này từng gây xôn xao dư luận với giá lên tới hơn 31 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Duy Ngợi, chi hội trưởng người cao tuổi thôn Phụ Chính cho biết, vào năm 2010, một phần cây sưa đã được dân làng bán với giá 20,5 tỷ. Tuy nhiên, sau đó, số gỗ này bị tịch thu, bán đấu giá vào năm 2015. “Phần còn lại của cây sưa đang chết dần, cứ chờ đợi thế này, chẳng mấy chốc khối vàng biến thành đống củi mục. Chúng tôi xót lắm nhưng không biết làm thế nào. Chính quyền xã yêu cầu bán thì phải lập hội đồng đấu giá, dân làng không được tự ý bán”, ông Ngợi nói.
Mới đây, theo đề nghị của UBND xã Hòa Chính, UBND huyện Chương Mỹ đã có văn bản hướng dẫn việc bán cây sưa này. Văn bản nêu rõ việc cây sưa là lâm sản chung của cộng đồng dân cư, khi định đoạt giá trị của cây phải được sự đồng thuận của dân làng.
Tuy nhiên, ngoài việc đồng thuận của cộng đồng dân cư, cần có sự thống nhất của ban ngành, đoàn thể xã Hòa Chính, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.
Phần còn lại của cây sưa đang khô dần, mục ruỗng
Video đang HOT
Ngày 14/7, trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính đã giải thích những khúc mắc xung quanh việc bán cây sưa.
Ông Chính cho biết, hiện chính quyền xã vẫn đang quản lý số tiền thu được từ số gỗ sưa khai thác năm 2010 là 31,1 tỷ đồng.
“Mấu chốt của việc này cũng do số tiền hơn 31 tỷ xã đang quản lý, chưa được người dân hiểu đúng. Số tiền này, xã đứng ra quản lý hộ dân làng.
Dân làng quyết định xây chùa, khi xây xong, hết bao nhiêu, xã sẽ chuyển lại đầy đủ. Cây sưa là tài sản của cộng đồng dân cư, nhưng số tiền quá lớn. Trường hợp xảy ra thất thoát sẽ gây mất an ninh trật tự tại địa phương”, ông Chính nói.
Theo Chủ tịch xã Hòa Chính, phần còn lại của cây sưa đang có dấu hiệu khô, chết dần. Nhưng hiện tại vẫn chưa tìm được sự đồng thuận giữa dân làng và chính quyền xã.
“Dân làng muốn tự bán, giữ lại số tiền thu được. Tuy nhiên, theo quy định, muốn bán cây sưa phải lập hội đồng đấu giá. Bán được bao nhiêu tiền sẽ chuyển về ngân sách xã, để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi ở riêng thôn Phụ Chính”, Chủ tịch xã cho hay.
Theo Danviet
Cây sưa đỏ hơn 100 tỷ đồng đang chết dần
Vài năm trước, cây sưa đỏ có hai nhánh lớn ở thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính (Hà Nội) được định giá khoảng hơn 100 tỷ đồng, nay một bên thân cây đã chết dần, ảnh hưởng đến nhánh còn lại.
Cây sưa đỏ được trồng trong khuôn viên chùa Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cao khoảng 8 m, đường kính hơn một m. Thân cây chia làm hai nhánh lớn.
Năm 2010, một nhánh chính của cây bị chặt bán với giá 20,5 tỷ đồng.
Khi số gỗ sưa này được chuyển đi thì cơ quan chức năng ngăn chặn. Một thời gian sau, nhà chức trách ra quyết định giao toàn bộ số gỗ sưa đã thu giữ cho UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá, được 31,1 tỷ đồng.
Khi bị chặt, một bên thân không được xử lý tốt nên sâu bệnh phát triển khiến cây chết mòn. Trên mặt cắt có một lỗ rỗng sâu 1,4 m xuống tận gốc.
Trên thân cây xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp về chất lượng gỗ.
Tháng 10/2013, lợi dụng đêm tối, kẻ gian đột nhập và cưa đi một cành lớn của cây.
Từ đó, người dân thôn Phụ Chính thiết kế "áo giáp" cho cây, cử người thay phiên trông giữ.
Thời điểm này, cây sưa được thương lái Trung Quốc trả giá hơn 100 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Nhất, thợ mộc ở địa phương cho rằng, nửa thân bên này (phần bị chặt) đã "chết dần, chết mòn", phần còn lại chịu ảnh hưởng, vì vậy so với thời điểm cây được trả hơn 100 tỷ đồng thì hiện giảm giá trị rất nhiều.
Ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho biết, xã có chủ trương bán phần cây còn lại để xây công trình công cộng. Rút kinh nghiệm từ vụ chặt một nhánh chính của cần lần trước, lần này phải làm theo đúng trình tự pháp luật.
Trong khuôn viên chùa Phụ Chính còn một cây sưa khác, đường kính thân nhỏ hơn đang phát triển tươi tốt.
Gia Chính
Theo VNE
Li kì cuộc chiến bảo vệ "cụ sưa" 200 tuổi trong ngôi đền cổ Từng bị kẻ gian cưa trộm nhưng không thành nên người dân thành lập một đội trật tự ngày đêm canh chừng gốc sưa 200 tuổi, đại gia trả hàng chục tỉ nhưng không bán. Cây sưa quý ở đền Chóa nằm ngay cạnh hồ bán nguyệt, đường kính gần 1 mét và cao khoảng 20 mét. "Cây vàng bạc" trong ngồi đền...