Vì sao cầu thủ Việt khó xuất ngoại?

Theo dõi VGT trên

Xuất khẩu cầu thủ là hướng đi đang được các đội bóng Việt Nam chú ý hơn.

Vì sao cầu thủ Việt khó xuất ngoại? - Hình 1

Cao Văn Triền là một trong hai cầu thủ Việt Nam chuẩn bị xuất ngoại

Tuy nhiên, dường như tất cả vẫn đang loay hoay để tìm được công thức phù hợp.

Hào hứng nhưng mơ hồ

Tuần trước, Sài Gòn FC thông báo đã đạt thỏa thuận đưa Cao Văn Triền (Sài Gòn FC) và Trần Danh Trung (Viettel) sang Nhật Bản khoác áo CLB Ryukyu theo dạng cho mượn.

Chi tiết hợp đồng chưa được công bố nhưng nhiều khả năng giao kèo giữa đôi bên sẽ kéo dài trong một năm.

Tuy nhiên, bản chất thương vụ này cũng giống như vài năm trước bầu Đức để Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh sang Nhật Bản, đó là xuất phát từ sự hợp tác giữa đôi bên. Cầu thủ ra nước ngoài theo con đường này thường chỉ mang tinh thần học hỏi, ít có cơ hội thi đấu.

Nhìn rộng hơn, đây cũng là xu thế chung trong hầu hết các trường hợp xuất ngoại từ trước tới nay của bóng đá Việt Nam. Cầu thủ Việt Nam duy nhất được một đội bóng nước ngoài chiêu mộ đúng nghĩa là thủ thành Đặng Văn Lâm.

Đầu mùa giải 2019, Muangthong United đã chi tới 500 nghìn USD để đổi lấy chữ ký của Văn Lâm. Hiện tại, anh đã chuyển sang khoác áo Cerezo Osaka (Nhật Bản) theo bản hợp đồng lên tới 1 triệu USD.

Bên cạnh các trường hợp đã và đang thi đấu ở nước ngoài, nhiều ngôi sao khác như: Nguyễn Quang Hải, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Văn Toàn, Phan Văn Đức… đều có tin đồn được một số đội bóng Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí châu Âu theo đuổi.

Tuy vậy, chưa có thương vụ nào “nổ”. Rõ ràng nếu không phải là tin đồn thì sự quan tâm hoặc đề nghị của đối phương chưa đủ lớn để các đội bóng Việt Nam nhả người.

Xét tổng thể, rõ ràng bóng đá Việt Nam đang loay hoay với bài toán xuất khẩu cầu thủ. Chẳng nói ai cũng biết, một số CLB hoặc cầu thủ tuy muốn nhưng lại băn khoăn về tính hiệu quả. CLB Hà Nội là ví dụ cụ thể. Đội chủ sân Hàng Đẫy đến nay vẫn giữ ngôi sao số 1 Nguyễn Quang Hải lại nhằm… chờ thời điểm thích hợp.

Xuất khẩu cầu thủ vốn là hoạt động tất yếu trong bóng đá chuyên nghiệp. Với các nền bóng đá đang phát triển, đưa cầu thủ ra nước ngoài giúp nâng cao vị thế, lợi ích về quảng bá và chuyên môn. Nhưng đấy là trường hợp cầu thủ thành công bên ngoài biên giới. Thật khó để nói những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Hậu thành công bởi họ không được thi đấu.

Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, điều này không bất ngờ bởi mặt bằng chung của bóng đá Việt Nam còn thấp, giải vô địch quốc gia nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nên không nhận được sự chú ý của đội ngũ săn đầu người cho các đội bóng lớn trong khu vực hoặc châu Âu.

Ngay cả đội tuyển cũng mới khởi sắc trong khoảng hai, ba năm trở lại đây nhưng cầu thủ lại thường chơi không tốt khi rời đội tuyển để về CLB. “Việc thay đổi môi trường đơn giản như vậy mà cầu thủ Việt Nam còn khó khăn thì ra môi trường nước ngoài không đá được là bình thường”, ông Huy nhận định.

Cũng theo ông Huy, bản thân cầu thủ Việt Nam cũng bị động mỗi lần ra nước ngoài. “Nói xuất ngoại thì cầu thủ hào hứng, người hâm mộ hào hứng nhưng cầu thủ chưa xác định được phải đối mặt với những gì, giải quyết các vấn đề như thế nào. Nhìn chung họ mông lung, mơ hồ trước ngày lên đường”, BLV Quang Huy nhận xét.

Công thức nào cho bóng đá Việt Nam?

Thực trạng đã được chỉ ra, vậy làm sao để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu cầu thủ của bóng đá Việt Nam? Theo HLV Triệu Quang Hà, các CLB muốn đưa cầu thủ ra nước ngoài, thu lại lợi ích thì bản thân họ phải có sự định hướng rõ ràng trong việc tạo ra các sản phẩm.

Bản thân mỗi CLB phải ý thức được tạo ra môi trường bóng đá chuyên nghiệp, cùng nhau xây dựng giải đấu chuyên nghiệp, tính cạnh tranh cao. “Một môi trường tốt sẽ tạo ra được các sản phẩm tốt. Tại sao cầu thủ Thái Lan có thể thành công ở giải đấu cao nhất Nhật Bản trong khi cầu thủ Việt Nam đá hạng hai còn khó, dù năng lực chuyên môn tương đồng? Đó là vì họ được rèn luyện trong một môi trường có tính chuyên nghiệp cao.
Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT VPF

“Ví dụ như nếu muốn nhắm tới thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu thì trong quá trình đào tạo phải trang bị được cho cầu thủ nền tảng kỹ chiến thuật, ngôn ngữ phù hợp với thị trường đó. Việc đào tạo cũng cần có lộ trình cụ thể, được đánh giá thường xuyên, thay đổi khi thấy chưa phù hợp. Hiện nay, việc đào tạo trẻ tại Việt Nam đa phần còn thả nổi, phó thác hết cho HLV trẻ. Cách làm này không thể tạo nên những chú gà chiến, đủ sức thi đấu ở nước ngoài”, ông Hà phân tích.

Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT VPF cho rằng, để cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài được chơi bóng, thể hiện được khả năng chuyên môn thì bản thân các CLB cần tạo ra cầu thủ toàn cầu.

“Nói dễ hiểu hơn là cầu thủ đó phải hội đủ các yếu tố gồm chuyên môn, sự tự lập, khả năng ngoại ngữ. Khi có đủ những yếu tố này thì cầu thủ hẳn sẽ tự tin trong các buổi tập, đây là tiền đề để cầu thủ được HLV lựa chọn. Không nhà cầm quân nào trao cơ hội cho cầu thủ mà khi nhìn vào mắt họ còn thấy sự rụt rè”, ông Tú nói.

Trong khi đó, bình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng, cầu thủ Việt Nam muốn ra nước ngoài và chơi được thì buộc phải tự hoàn thiện bản thân lên mức cao nhất, trở nên lão luyện và ổn định tối đa về mặt chuyên môn.

Quan trọng hơn, cầu thủ Việt Nam cần thích nghi được với nhiều phương án, nhiều tình huồng khác nhau. Đương nhiên, những kỹ năng đặc thù để ra nước ngoài như ngôn ngữ, phông văn hóa nước sở tại cũng phải được chú ý.

Văn Triền và Danh Trung tại J-League 2: Cơ hội không nhiều, phải biết nắm bắt

Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ cùng gia nhập CLB Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới. Vậy cơ hội đá chính của hai cầu thủ đến từ V-League tại môi trường mới, chuyên nghiệp như J-League 2 là như thế nào?

Theo tiết lộ của Chủ tịch CLB Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình, Cao Văn Triền của CLB Sài Gòn FC và Trần Danh Trung của Viettel sẽ cùng nhau chuyển tới thi đấu cho Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới. Đây là cơ hội có được nhờ sự hợp tác giữa CLB Sài Gòn và CLB Ryukyu.

Ryukyu không phải đội bóng quá giàu tham vọng của bóng đá Nhật Bản và đang ở J-League 2, không phải J-League 1 như Cerezo Osaka, đội bóng mới của thủ môn Đặng Văn Lâm. Điều này sẽ giúp Cao Văn Triền và Trần Danh Trung không quá bị áp lực thành tích và sẽ có cơ hội ra sân thi đấu nhiều hơn.

Cơ hội của Cao Văn Triền

Tại Ryukyu, Cao Văn Triền sẽ cạnh tranh với 3 cầu thủ khác về một suất đá chính gồm Koki Kazama (28 tuổi), Kazumasa Uesato (33 tuổi) và Mizuki Ichimaru (22 tuổi). Mùa trước, Kazama và Uesato là hai cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho Ryukyo với lần lượt 31 và 42 trận. Trong khi đó, Ichimaru cũng có 27 lần ra sân.

Về thành tích cá nhân, cả Kazama và Uesato đều có 2 bàn thắng. Kazama nhỉnh hơn ở khả năng kiến tạo với 3 lần còn Uesato và Ichimaru mỗi người chỉ có 1 lần kiến tạo thành bàn.

Văn Triền và Danh Trung tại J-League 2: Cơ hội không nhiều, phải biết nắm bắt - Hình 1

Văn Triền (áo xanh) có thể cạnh tranh 1 suất đá chính tại Ryukyu. Ảnh: Sài Gòn FC

Nhìn vào thành tích của các cầu thủ Ryukyu có thể thấy, khả năng Cao Văn Triền giành được 1 suất đá chính không quá khó. Xét về kinh nghiệm thi đấu, Văn Triền hiện có nhiều hơn Ichimaru. So với Uesato, Văn Triền lại có yếu tố sức trẻ.

Thời gian đầu, Cao Văn Triền dĩ nhiên sẽ chỉ được tung vào sân từ ghế dự bị hoặc đá chính ở những trận đấu không quan trọng. Tuy nhiên, những lợi thế về kinh nghiệm thi đấu và sức trẻ có thể giúp Văn Triền cạnh tranh được với Uesato và đặc biệt là Ichimaru về lâu dài.

Khó khăn với Trần Danh Trung

Theo đánh giá của bình luận viên Quang Huy, Danh Trung sẽ phải cạnh tranh với 4 cầu thủ khác của Ryukyu cho một vị trí thi đấu trên hàng công gồm Shinya Uehara (32 tuổi), Takuma Abe (31 tuổi), Kazuki Yamaguchi (24 tuổi) và Takuya Hitomi (21 tuổi).

Đội hình ưa thích của Ryukyu là 4-2-3-1. Takuma Abe là sự lựa chọn số 1 trên hàng công của Ryukyu. Yamaguchi thường được bố trí chơi với vai trò hộ công. Trong khi đó, Uehara thường được tung vào sân trong hiệp 2 còn Hitomi vẫn chỉ được coi là chân sút trẻ nên cơ hội ra sân tại J-League 2 chưa nhiều.

Mùa trước, Hitomi chỉ có 8 trận ra sân thi đấu và để lại dấu ấn bằng 1 kiến tạo. Takuma Abe là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong số những cầu thủ kể trên với 13 pha lập công cùng 2 lần kiến tạo. Uehara xếp sau với 6 bàn thắng và 3 đường kiến tạo. Yamaguchi không ghi được bàn thắng nào. Anh chỉ có 2 lần kiến tạo dù ra sân 22 trận, nhiều hơn 14 trận so với Hitomi.

Trần Danh Trung rất khó để có cơ hội ra sân thi đấu trong đội hình của Ryukyu tại J-League 2. Cầu thủ 20 tuổi sẽ ưu tiên việc học hỏi là chính. So với Cao Văn Triền, Danh Trung không có nhiều cơ hội để cạnh tranh.

Văn Triền và Danh Trung tại J-League 2: Cơ hội không nhiều, phải biết nắm bắt - Hình 2

Cơ hội thi đấu của Danh Trung tại J-League 2 không nhiều. Ảnh: Viettel FC

Ryukyu là đội bóng được thành lập năm 2003. Họ bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp năm 2014 tại giải J-League 3. Tới năm 2018, Ryukyu thăng hạng lên J-League 2 sau khi vô địch J-League 3.

Ở mùa giải 2020 vừa qua, thành tích của Ryuku không mấy ấn tượng. Họ chỉ xếp 16/22 đội bóng tại giải đấu. Đội bóng miền Nam Nhật Bản giành được 14 trận thắng, hòa 8 trận và để thua 20 trận.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024

Tin mới nhất

Hùng Dũng là đội trưởng tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2022

13:10:48 21/12/2022
HLV Park Hang Seo tiếp tục giao băng đội trưởng đội tuyển Việt Nam cho tiền vệ Đỗ Hùng Dũng ở AFF Cup 2022.Ở hai kỳ AFF Cup gần nhất, đội tuyển Việt Nam đều đá trận mở màn gặp Lào. Năm 2018, Việt Nam thắng dễ 3-0 trên sân vận động quốc ...

Quang Hải là 'ứng viên đặc biệt' tại AFF Cup 2022

12:23:01 21/12/2022
Trang chủ AFF Cup 2022 chỉ ra 8 ứng viên sáng giá cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải, trong đó Quang Hải là trường hợp đặc biệt

AFF Cup 2022: Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 điểm trong trận ra quân

12:18:07 21/12/2022
AFF Cup 2022 là giải đấu cuối cùng của chiến lược gia Park Hang-seo trên cương vị HLV trưởng của đội tuyển Việt Nam

Thái Lan đề nghị mua bản quyền 8 trận AFF Cup 2022 nhưng bị từ chối

12:16:05 21/12/2022
Các CĐV Thái Lan vẫn đang hy vọng sẽ có một đài truyền hình trong nước mua bản quyền AFF Cup 2022 sau khi Voi chiến đá trận ra quân

Tuyển Việt Nam và bài học trước Lào

11:41:11 21/12/2022
Cú sút phạt đền hỏng của Vũ Văn Thanh ở AFF Cup 2020 trước Lào khiến Việt Nam mất ngôi đầu bảng B và kết thúc giải ở bán kết

Top 5 ngôi sao đắt giá nhất của ĐT Việt Nam

11:33:49 21/12/2022
Cùng Cauthu.com.vn điểm qua top 5 cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao nhất của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2022.Sở trường của Tiến Linh nằm ở khả năng đánh hơi bàn thắng cũng như không chiến. Nếu giữ được phong độ ổn định, anh sẽ là họng s...

Đội trưởng Campuchia nói gì sau chiến thắng trước Philippines?

11:18:59 21/12/2022
Phát biểu sau trận đấu với Philippines, hậu vệ đội trưởng của Campuchia bày tỏ sự vui mừng khi có được 3 điểm đầu tiên ngay trên sân nhà

ĐT Việt Nam loại 2 cầu thủ, chốt danh sách dự AFF Cup 2022

11:06:58 21/12/2022
Nguyễn Hải Huy và Khuất Văn Khang là 2 cái tên bị loại khi đội tuyển Việt Nam chốt danh sách chính thức 23 tuyển thủ dự AFF Cup 2022

Đội hình tuyển Việt Nam đắt giá nhất AFF Cup 2022

10:54:38 21/12/2022
Đội hình đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên được định giá cao nhất ở một kỳ AFF Cup.Lý do quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng này và đẩy Thái Lan xuống hạng 3 nằm ở sự xáo trộn trong đội hình đối thủ. Đội bóng xứ chùa...

Trụ cột ĐT Indonesia chấn thương trước trận đầu tại AFF Cup 2022

10:46:25 21/12/2022
Hậu vệ trái của đội tuyển quốc gia Indonesia, Pratama Arhan, đã dính chấn thương trước trận khai mạc AFF Cup 2022

Indonesia có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022

10:37:15 21/12/2022
Theo định giá của Transfermarkt, ĐT Indonesia là đội bóng có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022. Đứng thứ 2 về giá trị đội hình chính là ĐT Việt Nam. Nhà cựu vô địch World Cup 2018 có tổng giá trị là 7,45 triệu euro. Đây là lần ...

AFF Cup 2022: Thái Lan lộ diện, thầy Park có mừng thầm

10:25:03 21/12/2022
ĐKVĐ AFF Cup Thái Lan thắng đậm Brunei trong trận ra quân, nhưng những gì thể hiện lại làm HLV Park Hang Seo phần nào trút đi nhiều sự thấp thỏm

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).