Vì sao cầu thủ Thái Lan được AFC xóa thẻ còn cầu thủ Việt Nam thì không?
Supachai Jaided được LĐBĐ châu Á (AFC) xóa thẻ trước VCK U23 châu Á 2020 nhưng Hồ Tấn Tài lại không được hưởng đặc quyền này.
Hồ Tấn Tài vắng mặt ở trận ra quân của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2020
Theo thông báo mới nhất, AFC cho biết sẽ không xóa thẻ cho hậu vệ Hồ Tấn Tài của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2020. Cầu thủ này phải nhận 2 thẻ vàng ở vòng loại diễn ra hồi năm ngoái và theo quy định sẽ vắng mặt trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2020.
Chiếu theo luật FIFA thì việc Tấn Tài phải ngồi ngoài trận gặp UAE ngày 10/1 là chính xác, bởi cầu thủ bị 2 thẻ ở vòng loại sẽ không được đá trận chính thức tiếp theo, mà ở đây là VCK U23 châu Á 2020.
Tuy nhiên, trước đó, AFC đã công bố việc xóa thẻ cho tiền đạo Supachai Jaided của Thái Lan. Điều này đồng nghĩa Supachai sẽ ra sân ngay từ trận đấu tiên tại giải đấu sắp diễn ra. Supachai nhận thẻ đỏ khi húc đầu vào Duy Mạnh của Việt Nam trong trận đấu cuối cùng vòng loại.
AFC giải thích theo điều 38, khoản 3, Bộ luật quy tắc và đạo đức AFC quy định: Nếu đội chủ nhà có một cầu thủ bị treo giò tại vòng loại thì sẽ được tính cho những trận giao hữu bởi họ là đội nhận đặc quyền không phải tham dự vòng loại.
Video đang HOT
LĐBĐ Thái Lan nhờ vậy đã khôn khéo “tẩy thẻ” cho Supachai bằng cách cho cầu thủ này ra sân thi đấu ở trận giao hữu giữa U23 Thái Lan và U23 Myanmar sau đó. Thế nên tiền đạo này sẽ không bị cấm thi đấu tại VCK U23 châu Á sắp tới.
Tuy nhiên, bất hợp lý ở chỗ, U23 Thái Lan có tham dự vòng loại, có tính thành tích, gây áp lực cho các đội bóng trong bảng. Nếu đội bóng xứ chùa vàng thi đấu tốt và đứng đầu bảng G, Việt Nam sẽ mất suất tham dự VCK U23 châu Á 2020. Bởi vậy, việc AFC đồng ý tẩy thẻ cho Supachai là thiếu thỏa đáng.
Theo Baogiaothong.vn
Thầy Park, lơ lửng 'án treo giò'?
Tưởng chừng như môn bóng đá tại SEA Games không thuộc hệ thống tổ chức của LĐBĐ châu Á (AFC), nhiều người cho rằng thẻ phạt ở giải đấu này (và AFF Cup) sẽ không tính ở các giải trong hệ thống tổ chức của AFC như AFC Cup hay sắp tới là VCK U23 châu Á 2020. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Trong quá khứ, Ban Kỷ luật LĐBĐ châu Á (AFC) vẫn cử người theo dõi sát sao những giải đấu này. Đã không ít lần tổ chức này đã đưa ra những án phạt nghiêm khắc với những cá nhân, tập thể có những hành vi không fair-play.
Đã có "án lệ"
Và thực tế bóng đá Việt Nam đã phải từng nhận những bản án như vậy. Không nói đâu xa, tại trận Bán kết lượt về AFF Cup 2016 với Indonesia, chính thủ môn SLNA Nguyên Mạnh từng phải nhận thẻ đỏ sau hành vi đánh nguội đối phương.
Sau đó, AFC đưa ra án phạt 1.000 USD và treo giò 2 trận với thủ môn sinh năm 1991. Theo đó, thủ thành xứ Nghệ không thể cùng ĐT Việt Nam góp mặt trong 2 trận đấu đầu tiên tại Vòng loại Asian Cup 2019 trong các trận đấu với Afghanistan và Jordan.
Ông Park với tấm thẻ vàng ở trận gặp U22 Campuchia. Ảnh VFF
Điểm bất lợi là trước khi phải nhận tấm thẻ đỏ tại trận chung kết với U22 Indonesia, ông Park Hang-seo đã từng phải nhận 1 tấm thẻ vàng trong trận đấu với U22 Campuchia, tình huống Mao Piseth đá xấu Trọng Hoàng. Đây sẽ được coi là tình tiết "tăng nặng" án phạt đối với ông thầy Hàn Quốc.
Đề cập đến vấn đề này,Tổng Thư ký VFF, ông Lê Hoài Anh cho biết: "Hiện VFF chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ phía AFC. Trong thời gian tới, AFC sẽ có cuộc họp. Và khi đó, phán quyết cuối cùng mới được đưa ra".
Nỗi lo của người hâm mộ về việc HLV Park Hang-seo có thể nhận án cấm chỉ đạo ở VCK U23 châu Á 2020 tới từ Ban Kỷ luật AFC không phải không có cơ sở. Với việc thiếu vắng Văn Hậu được cho là một thiệt thòi đối với U22 Việt Nam, nếu như ông Park không được chỉ đạo trận gặp U23 UAE, thậm chí cả trận U23 Jordan sẽ khiến cho chúng ta gặp rất nhiều khó khăn.
3 lần bị phạt thẻ của thầy Park đều đến chỉ trong 3 tháng gần đây. Lần đầu tiên xảy ra ở trận gặp Thái Lan hồi tháng 9 vừa qua tại vòng loại World Cup 2022. Thầy Park khá gay gắt khi trung vệ Bùi Tiến Dũng bị bắt lỗi trong một pha va chạm với Chanathip Songkrasin, theo ông dù lẽ ra Chanathip phải là người bị bắt lỗi.
Phản ứng là cần thiết?
Thầy Park cho rằng, việc phản ứng với trọng tài là điều cần thiết để cầu thủ của ông không phải nhận những tiếng còi gây thiệt thòi. "Trong bóng đá, đôi khi cầu thủ nhận thẻ vàng và HLV cũng vậy. Trợ lý Lee và tôi có kinh nghiệm, biết phải làm gì để phản ứng với trọng tài. Chúng ta phải khiếu nại trọng tài để bảo vệ cầu thủ". Thực tế thì trợ lý Lee Young-Jin còn tỏ ra nóng tính và tại vòng bảng SEA Games 20 đã từng ăn thẻ trước ông, như trường hợp ở trận gặp U22 Thái Lan khiến chính thầy Park cũng phải cười trừ trước mặt trọng tài.
Với tấm thẻ đỏ trong trận chung kết SEA Games 30, ảnh phạt lơ lửng treo trên đầu ông Park. Ảnh VFF.
Tấm thẻ vàng thứ hai đến ngay trong trận thắng U22 Campuchia vừa qua khi thầy Park tỏ ra rất cáu khi Trọng Hoàng bị đốn ngã nguy hiểm và tấm thẻ đỏ ở trận chung kết SEA Games 30 như đã kể trên.
Thực tế tại Philippens cho thấy, không chỉ là nhà cầm quân giỏi về đọc trận đấu, có những điều chỉnh chiến thuật sắc nét mà ông Park còn là người truyền lửa cho các học trò. Đã 2 lần tại SEA Games 30, chúng ta bị U22 Indonesia và Thái Lan dẫn trước, nhưng nhìn ngoài đường biên thấy ông thầy người Hàn Quốc, các cầu thủ vững tâm hơn.
Rất hy vọng, trong tuần tới Ban Kỷ luật AFC nhóm họp và đưa ra phán quyết có tình, có lý để BHL và cầu thủ U23 Việt Nam sẽ cùng thầy Park sát cánh bên nhau tại VCK U23 châu Á 2020 trên đất Thái Lan.
Theo Baonghean.vn
AFC bình luận gì về danh sách dự VCK U-23 châu Á của Việt Nam? Website LĐBĐ châu Á (AFC) vừa có bài viết bình luận về danh sách sơ bộ tham dự VCK U-23 châu Á của U-23 Việt Nam. Ngay sau khi U-22 Việt Nam giành HCV SEA Games 30, HLV Park Hang-seo đã công bố danh sách 28 cầu thủ đi tập huấn Hàn Quốc chuẩn bị cho VCK U-23 châu Á vào đầu năm...