Vì sao cặp tàu Gepard Việt Nam bất ngờ bàn giao chậm?
Dù Nga tuyên bố cặp tàu Gepard thứ 2 sẽ về Việt Nam trong quý 3 năm 2016, nhưng có dấu hiệu cho thấy đây chỉ là bàn giao kỹ thuật.
Bên lề cuộc đàm phán đóng tiếp cặp tàu Gepard thứ 3 giữa Việt Nam và Nga, trên Cổng thông tin Tập đoàn nhà nước Rostex dẫn lời ông Andrei Spiridonov – đại diện chính thức của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Cộng hòa tự trị Tatarstan (Liên bang Nga) thông báo:
“Cho đến hết mùa Hè, tàu chiến hiện diện trong vùng nước của nhà máy (tàu Gepard Việt Nam), sẽ lắp đặt các thành tố thiết bị mới nhất. Thời hạn thử nghiệm trên biển của con tàu dự kiến vào tháng 9/2016″.
Hạ thủy chiếc Gepard thứ 4 của Việt Nam.
Thông tin này đồng nghĩa với việc thời điểm bàn giao cặp tàu Gepard thứ 2 cho Việt Nam trong tháng 8 và 9/2016 như kế hoạch sẽ không đạt được.
Và có khả năng thông tin bàn giao cặp tàu Gepard 3.9 trong tháng 8-9/2016 là bàn giao kỹ thuật (sau khi hoàn tất lắp đặt mọi thiết bị máy móc) tại nhà máy, không phải là bàn giao cặp tàu hoàn thiện tại Việt Nam.
Trước đó, kế hoạch bàn giao được Tổng giám đốc Nhà máy Maxim Gorky, Renat MistahovRenat Mistahov cho biết hai chiếc tàu chiến Gepard thứ 3 và 4 này sẽ lần lượt bàn giao cho Việt Nam vào tháng 8 và 9 năm 2016, sớm hơn dự định là năm 2017. Hiện công việc đã hoàn tất đến 65%.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên kế hoạch bàn giao cặp chiến hạm Gepard thứ 2 cho Việt Nam được tiết lộ, hồi cuối tháng 4/2016, tạp chí IHS Jane”s cũng đã đưa tin cho biết Nga sẽ bàn giao chiếc tàu Gepard 3.9 thứ 3 và thứ 4 Việt Nam trong Quý III và IV năm 2016.
“Cả 2 tàu phiên bản săn ngầm sẽ được hạ thủy lần lượt vào tháng 4 và tháng 5/2016, sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu các thử nghiệm cơ bản” – ông Mistakhov nói, đồng thời cho biết thêm rằng “các tàu sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam vào Quý III năm 2016″.
Video đang HOT
Như vậy, thông tin về thời điểm bàn giao cặp tàu Gepard tiếp theo cho Việt Nam liên tục được phía Nga thay đổi.
Ban đầu các thông tin cho biết, quá trình giao tàu sẽ được tiến hành vào năm 2016 nhưng sau đó, các vấn đề về động cơ khiến thời gian dự kiến lùi tới năm 2017 và đến nay, Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cho biết là Quý III năm 2016.
Trước đó, trong báo cáo tài chính năm 2015 của nhà máy Zelenodolsk cũng nêu rõ do việc chậm trễ bàn giao động cơ từ phía Ukraine đã khiến tiến độ thi công của 2 tàu bị trì hoãn đáng kể.
Cụ thể, với tàu số hiệu 956 (chiếc đầu tiên của cặp tàu thứ 2), thời gian thi công mới là 51 tháng (so với ban đầu là 42 tháng), chiếc tàu số hiệu 957 thời gian thi công mới là 54 tháng (so với ban đầu là 46 tháng).
Và với thông báo mới từ Tập đoàn nhà nước Rostex, sự chậm trễ này có lẽ vẫn không được cải thiện.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Kỹ năng hạ cánh của Ka-28 trên tàu Gepard Việt Nam
Để có thể thực hiện cất/hạ cánh trên tàu hộ vệ Gepard, các phi công trực thăng Ka28 phải có thao tác chính xác, thuần thục cùng sự chuẩn bị kỹ càng.
Việc hạ cánh trên tàu Gepard chuẩn xác không hề đơn giản, với 3 vị trí trên khoang lái gồm 1 lái chính, 1 người dẫn đường bay và một người dẫn đường về chiến thuật.
Các vị trí phải hiệp đồng chạt chẽ trong quá trình bay, khi tiếp cận ở khoảng cách gần, tàu hộ vệ Gepard có thể bị xoay trên mặt biển do sóng gió và tác động lực từ chính cánh quạt máy bay trực thăng.
Mỗi phi công trong ban bay huấn luyện có vài lần cất hạ cánh tàu. Để căn cho chính xác, hạ cánh chuẩn sẽ giúp thao tác kéo máy bay vào khoang tàu dễ dàng thuận tiện hơn để phục vụ đi biển dài ngày.
Từ những khoa mục huấn luyện này, phi công trực thăng Ka-28 sẽ tiếp tục được rèn luyện bay đơn ở các nội dung bay phức tạp hơn như bay đường dài, bay chuyển sân, bay nhiều giờ trên biển, bay đêm.
Từ đó, đảm bảo quá trình bay huấn luyện trinh sát, dò tìm, chỉ thị mục tiêu ngầm và trên mặt biển đạt hiệu quả cao.
Được biết, những phi công của trực thăng Ka-28 được đào tạo từ nhiều môi trường khác nhau, khi biên chế về đơn vị phi công phải được bay kèm ít nhất 3 năm mới bước đầu tham gia bay đơn.
Đặc biệt, đích thân chỉ huy của đơn vị sẽ trực tiếp tham gia bay huấn luyện, kèm cặp đội ngũ phi công trẻ.
Bởi trên thực tế, bay biển kho hơn rất nhiều bay trên đất liền bởi khó phán đoán thực tế thời tiết, thiếu đài trạm dẫn đường đòi hỏi phi công phải có kinh nghiệm xử lý tình huống.
Trải lưới chống trơn trượt trên sàn đỗ của trực thăng Ka-28.
Vòi cứu hỏa cho trực thăng Ka-28, được điều khiển tự động cũng đã sẵn sàng trước khi trực thăng hạ cánh.
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Nga tiếp nhận tên lửa không đối không mới Theo Tổng Giám đốc công ty thiết kế kỹ thuật quân sự Duks của Nga ông Yuri Klishin, tên lửa không đối không tầm ngắn mới được thiết kế dựa trên dòng tên lửa R-73 tầm ngắn đã bắt đầu được bàn giao cho quân đội nước này. Ông Yuri Klishin tuyên bố: "Chúng tôi đã hoàn thành việc phát triển một loại...