Vì sao Canada khinh thường tàu sân bay Trung Quốc?
Canada có thể sẽ gửi thêm lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Sự lo lắng đó không có nghĩa là Canada phải cảm thấy e ngại với lực lượng hải quân đang ngày càng lớn mạnh của cường quốc châu Á này.
Dư luận của Canada, mà theo tờ The Province miêu tả, rất quan tâm đến việc liệu quân đội có tham gia vào bảo vệ sự ảnh hưởng trên vùng biển Thái Bình Dương của họ hay không trước một Trung Quốc ngày càng mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự. Thậm chí, giới quan sát ở Canada còn cho rằng có thể quân đội trong nước lo ngại khi nhắc đến tàu sân bay mới của Trung Quốc.
Liêu Ninh, tàu sân bay được đặt tên theo một thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc, đã có một buổi lễ ra mắt đầy phô trương vào tháng 9/2012 như là một nỗ lực không ngừng của Trung Quốc thể hiện sức mạnh và khẳng định mình là một nhân tố có sức ảnh hưởng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, một ghi chú trong một cuộc họp kín của Bộ trưởng Quốc phòng Canada vào thời điểm đấy, ông Peter MacKay, bằng cách nào đó đã bị hãng tin tức Postmedia thu thập được. Theo hãng tin tức này, các quan chức cấp cao của quân đội Canada đã “không mấy ấn tượng” đối với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Các quan chức quân đội Canada thừa nhận tàu sân bay mới của Trung Quốc đã đưa nước này vào danh sách ít ỏi những quốc gia có khả năng lớn trong việc điều hành một phi đội trên biển.
Tuy nhiên, lưu ý này cũng cho rằng Trung Quốc sẽ còn phải mất nhiều năm mới có thể tận dụng tối đa những khả năng, thậm chí sau đó rất lâu mới khắc phục được hết các hạn chế.
Các đánh giá này chủ yếu dựa trên các báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm hình ảnh và video máy bay trực thăng quân sự và phiên bản thử nghiệm máy bay chiến đấu J-15 cất, hạ cánh trên tàu sân bay.
Các quan chức Canada dẫn lời Phó Tư lệnh hải quân Trung Quốc đã “khẳng định rằng các phi công đã ‘làm chủ’ kỹ năng cất cánh và hạ cánh, ngay cả trong điều kiện không thuận lợi như tầm nhìn kém và luồng không khí không ổn định”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo báo cáo, “các bức ảnh và video cho thấy, đó là một ngày nắng đẹp và nước biển đầy yên tĩnh”.
Các quan chức quân đội Canada cũng trích dẫn các báo cáo từ phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng đã có năm phi công đã cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, mặc dù hình ảnh và video của sự kiện này cho thấy chỉ có hai chiếc máy bay hạ cánh và một chiếc máy bay cất cánh.
Và họ lưu ý rằng Liêu Ninh nhỏ hơn nhiều và ít có khả năng hơn những chiếc tàu sân bay đến từ Mỹ, trong khi J – 15 là chiếc máy bay chiến đấu “được sử dụng trong các cuộc tập trận chỉ là mô hình máy bay thử nghiệm. Để sản xuất được nó cần phải mất rất nhiều năm nữa”.
Các quan chức dẫn lời Richard Bitzinger, thành viên cao cấp của Chương trình Thay đổi quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế Trường Rajaratnam Singapore, khi đặt câu hỏi về số lượng máy bay Liêu Ninh có thể điều phối cũng như khả năng hoạt động của nó.
“Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh”, báo cáo trích dẫn lời Bitzinger nói, “Điều này sẽ làm cho nó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để thực hiện việc đồng thời cất và hạ cánh”.
Cựu Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Canada Paul Maddison cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Liêu Ninh không thể ngay lập tức thay đổi sức mạnh của quân đội Trung Quốc cũng như sự hiện diện của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Việc giới thiệu khả năng chế tạo tàu sân bay là một bước tiến quan trọng của bất kỳ cường quốc hải quân nào và nó sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ với phần còn lại của thế giới buộc phải chú ý đến”, ông nói, tuy nhiên cũng nhấn mạnh rằng, để trở thành một sức mạnh có thể tùy ý hành động trên thế giới, Trung Quốc cần phải mất ít nhất là nửa thế kỷ nữa.
Liêu Ninh được chế tạo trên nền tảng của một tàu sân bay thuộc về thời Liên Xô cũ. Ukcraina đã bán lại nó cho Trung Quốc, sau hơn 10 năm sửa chữa và tân trang, Trung Quốc đã tự hào tuyên bố về khả năng “chế tạo ra tàu sân bay” của mình.
Hiện đã có một cuộc tranh luận trong những tháng gần đây về việc liệu Canada có nên di chuyển lực lượng hải quân của mình, đặc biệt là của Hải quân Hoàng gia Canada, về phía Thái Bình Dương hay không. Một số nước khác đã làm như vậy, đặc biệt là Mỹ đã tuyên bố sẽ duy trì 60% sức mạnh quân sự trong khu vực này.
Động thái này được nhiều người coi là một phản ứng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc , đã được kết hợp bằng cách tăng căng thẳng với một số nước láng giềng trong tuyên bố chủ quyền cạnh tranh trong Biển Đông và các khu vực xung quanh .
Một chuyên gia quân sự từ Đại học British Columbia, ông David McDonough lập luận rằng lực lượng hải quân Canada nên đưa tàu chiến đến bờ biển phía Tây, ông không mấy ngạc nhiên khi các quan chức quân đội Canada tỏ ra xem thường Liêu Ninh. “Trung Quốc vẫn chỉ đang nằm trong quá trình nỗ lực để làm chủ khả năng hàng không, trong khi đồng minh Mỹ của chúng tôi đã thành thạo công việc này trong rất nhiều thập kỷ”, ông nói trong một email.
Theo ông McDonough, tuy Liêu Ninh không thể so sánh với lực lượng tàu sân bay của Hải quân Mỹ nhưng nó có khả năng tạo một động lực rất lớn trong việc thay đổi năng lực quân sự trên Biển Đông và các quốc gia láng giềng khác của Trung Quốc. Liêu Ninh cũng cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một mục tiêu dài hạn cho sự phát triển năng lực hải quân trên phạm vi toàn cầu.
Theo Infonet
Nga sắp nhận tàu ngầm tấn công uy lực nhất thế giới
Lực lượng Hải quân Nga nhiều khả năng sẽ được tiếp nhận chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey thứ hai mang tên Alexander Nevsky vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm nay. Đây là thông tin vừa được Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga tiết lộ ngày hôm qua (8/11).
Ảnh minh họa
"Tàu ngầm Alexander Nevsky đã hoàn tất quá trình thử nghiệm cấp quốc gia. Con tàu này hiện đang được cải biến theo một số khuyến nghị và đề xuất từ một ủy ban thanh sát quốc gia", Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga cho biết trong một tuyên bố.
"Như vậy, việc ký kết văn bản bàn giao con tàu có thể diễn ra vào một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12", tuyên bố trên cho hay.
Các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia đối với tàu ngầm hạt nhân lớp Borey - Alexander Nevsky đã bị tạm ngừng hồi tháng 9 sau thất bại của vụ phóng từ tên lửa Bulava từ con tàu này. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sau đó đã ra lệnh tiến hành thêm 5 vụ phóng thử tên lửa Bulava từ tàu ngầm Alexander Nevsky nữa trước khi chính thức đưa nó vào biên chế của Lực lượng Hải quân.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiêm tàu ngầm Alexander Nevsky đã được nối lại hồi tháng 10 vừa rồi và con tàu được cho là sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga mà không cần thực hiện thêm bất kỳ vụ thử Bulava nào nữa.
Tàu ngầm lớp Borey nằm trong một dự án nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga với trị giá 755 triệu USD. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borey là loại tàu ngầm tấn công tốt nhất thế giới.
Tàu ngầm lớp Borey có chiều dài 170m, rộng 13,5m, lượng choán nước tối đa đạt đến 24.000 tấn. Tàu có khả năng lặn ở độ sâu tối đa 480m và di chuyển với tốc độ 29 dặm/giờ. Tàu có thể hoạt động độc lập trong 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn 107 người mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm lớp Borey được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng... Ngoài ra, gần như chắc chắn tàu ngầm lớp này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava có tầm bắn 8.000km và có khả năng mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân tấn công độc lập các mục tiêu.
Tên lửa Bulava được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và nó được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, hùng mạnh nhất của Nga. Nga muốn phát triển tên lửa Bulava thành thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey đầu tiên của Nga - Yury Dolgoruky đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Phía Bắc Nga hồi tháng 1 đầu năm nay. Chiếc tàu thứ hai Alexander Nevsky được cho là cũng sẽ được triển khai trong Hạm đội Phía Bắc. Tuy nhiên, đó chỉ là trong giai đoạn ban đầu. Theo giới chức quân sự hàng đầu của Nga tiết lộ hồi tháng 8 mới đây, hai chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey đầu tiên của họ: Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky cuối cùng sẽ được triển khai trong Hạm đội Thái Bình Dương. Hải quân Nga dự kiến sẽ trang bị ít nhất 10 chiếc tàu ngầm hạt nhân loại này vào năm 2020.
Kiệt Linh - (theo RIA)
Theo_VnMedia
Nếu bị Trung Quốc hất cẳng ở Đài Loan, Mỹ sẽ mất tất cả Các phương tiện truyền thông Mỹ thời gian qua đã bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau và lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan. Chính phủ của Tổng thống Obama cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ chính trị,...