Vì sao cần thiết có quy định cấm sóng, cấm biểu diễn với nghệ sĩ Việt?
Theo PGS TS Bùi Hoài Sơn, ban hành quy định cấm sóng, cấm biểu diễn, quảng cáo với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục sẽ góp phần vào việc làm lành mạnh hóa môi trường văn hóa của xã hội, đồng thời có ích cho việc định hướng phát triển nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân.
Vừa qua, thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành quy định xử lý cấm sóng, cấm biểu diễn, quảng cáo với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục nhận được sự quan tâm của khán giả. Theo dự kiến, quy định này sẽ được hoàn thành vào tháng 10.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, PGS TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho hay có nhiều lý do khiến Bộ ra văn bản cấm sóng, cấm biểu diễn, quảng cáo với nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Lý do của việc ban hành quy định cấm sóng, cấm biểu diễn
Theo ông, lý do đầu tiên là cơ quan chức năng đang nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hướng con người đến chân – thiện – mỹ. Ở đó, nghệ sĩ là những người nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng, có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, lối sống và định hướng phát triển đạo đức của công chúng.
Hữu Tín sẽ bị cấm sóng, cấm biểu diễn vì vi phạm pháp luật.
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã có nhiều hành động cụ thể như ban hành các bộ quy tắc ứng xử, tăng cường công tác truyền thông, kể cả xử phạt nghệ sĩ để làm gương, nhưng hoạt động vi phạm đạo đức cộng đồng, thuần phong mỹ tục, thậm chí cả vi phạm pháp luật vẫn có nhiều diễn biến tiêu cực.
Vì thế, ông cho rằng quy định cấm sóng, cấm biểu diễn, quảng cáo với người nổi tiếng vi phạm sẽ góp phần vào việc làm lành mạnh hóa môi trường văn hóa, đồng thời có ích cho việc định hướng phát triển nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân.
Ông đánh giá nghệ thuật có vai trò quan trọng đối với xã hội. “Những gì chúng ta nghe, đọc, xem không chỉ để phục vụ giải trí mà còn ảnh hưởng đến tâm trí, nhận thức và tính cách, hành vi của mỗi người. Do đó, một môi trường nghệ thuật tiêu cực, tệ hại ảnh hưởng xấu đến môi trường xã hội chung”, ông nói.
Video đang HOT
PGS TS Bùi Hoài Sơn nêu rõ môi trường nghệ thuật tiêu cực gồm những hành vi như vi phạm pháp luật, lợi dụng mạng xã hội để phát ngôn bừa bãi, tung tin đồn nhảm, xúc phạm người khác một cách công khai, quảng cáo sai sự thật, trục lợi… Vì vậy, theo ông, ban hành quy định cấm sóng, cấm biểu diễn, quảng cáo sẽ là biện pháp ngăn chặn, không để những tiêu cực đó ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức của xã hội.
Mặt khác, quy định này cũng giúp tăng cường trách nhiệm của các nghệ sĩ với công chúng và góp phần bảo đảm sự chuyên nghiệp trong ngành giải trí, cũng như khiến họ có ý thức tự giác hơn về hành vi của mình trên mạng xã hội, trên chương trình truyền hình và cả trong cuộc sống.
PGS TS Bùi Hoài Sơn cho hay trước khi quy tắc xử lý được đưa vào áp dụng, các Bộ hiện đang xây dựng dự thảo. Ông cho rằng để đưa ra một quy định mới có thể áp dụng khả thi thì bộ, ngành thực hiện thận trọng, trên cơ sở đánh giá tác động văn hóa – xã hội cụ thể, xem xét kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh để giúp các nghệ sĩ nghiêm túc hơn với nghề, cần có các chương trình đào tạo, giúp họ hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc truyền tải thông tin đến khán giả và cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần có sự thay đổi về cách thức hoạt động của ngành giải trí để bảo đảm sự chuyên nghiệp và trách nhiệm cao của nghệ sĩ.
Hậu quả tai hại với nghệ sĩ ảo tưởng quyền lực
Nói thêm về bệnh ảo tưởng quyền lực trong giới nghệ sĩ, PGS TS Bùi Hoài Sơn nhận định: “Tình trạng ảo tưởng quyền lực có thể xuất hiện ở nghệ sĩ hay bất kỳ ai trong xã hội. Tuy nhiên, với nghệ sĩ xảy ra nhiều hơn bởi khi nổi tiếng và được tôn vinh, họ có thể bị mê hoặc bởi cảm giác quyền lực mà nó mang lại. Do đó, nghệ sĩ mắc bệnh ảo tưởng tin rằng họ có thể làm bất cứ điều gì và có thể kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống xung quanh. Họ tin rằng bản thân đã làm được tất cả mọi thứ một mình và không cần đến sự giúp đỡ của ai. Sự tự tin thái quá đó dẫn đến sự ảo tưởng quyền lực”.
PGS TS Bùi Hoài Sơn.
Ông cho rằng nhiều nghệ sĩ ảo tưởng quyền lực và trở thành một phần thói quen cuộc sống hàng ngày của họ. Ông lý giải: “Ảo tưởng thành công trong một số bài hát, bộ phim, được công chúng đón nhận khiến họ trở nên tự mãn và nghĩ mình là người có quyền lực. Sự tung hộ của công chúng, đặc biệt là của fan hâm mộ khiến hiện tượng này có xu hướng tăng lên. Nhưng cũng có thể, họ cố tình tạo ra sự ảo tưởng quyền lực để thu hút công chúng”.
Theo ông, căn bệnh ảo tưởng quyền lực để lại hậu quả tai hại đối với nghệ sĩ. Đó là cảm giác tự tin quá mức, có cảm giác mình là người quyết định và kiểm soát mọi thứ, không chấp nhận được sự phản đối hoặc chỉ trích, không chú ý hoặc bất cần đến những người xung quanh. Họ có thể sử dụng những từ ngữ hoặc cử chỉ không phù hợp, kiêu ngạo.
“Chính điều đó khiến nghệ sĩ bị mất cảm tình, hình ảnh, thương hiệu với xã hội nói chung, công chúng của họ nói riêng. Mà đối với nghệ sĩ, công chúng có vị trí quan trọng nhất. Sự phản đối, quay lưng của công chúng đối với nghệ sĩ ảo tưởng quyền lực chính là hình phạt nặng nề nhất”, ông nhấn mạnh.
Cần phải cấm những nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần thiết có những quy định pháp lý đủ mạnh, mang tính răn đe để làm trong lành môi trường nghệ thuật.
Vừa qua, đề xuất xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được sự quan tâm của dư luận. Cụ thể người hoạt động nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên... sẽ bị xem xét cấm sóng, cấm biểu diễn nếu vi phạm pháp luật.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đã trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Theo ông, vì sao cần xây dựng quy định hạn chế biểu diễn, cấm sóng với nghệ sĩ vi phạm pháp luật?
Ban hành quy tắc xử lý nghệ sĩ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm trên không gian mạng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Văn nghệ sĩ có ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng, vị trí vai trò đặc biệt trong xã hội. Vì vậy họ nên là tấm gương tốt, truyền cảm hứng cho người dân. Đó là lý do vì sao chúng ta đặt khá nhiều trách nhiệm, đạo đức lên đôi vai của nghệ sĩ. Đó là vinh dự đồng thời là trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, kỳ vọng của khán giả với văn nghệ sĩ không được đáp ứng. Một số nghệ sĩ để lại tiếng xấu, hình ảnh không phù hợp cả trong lời nói hay chia sẻ trên mạng xã hội. Những lệch chuẩn không phù hợp này có thể ảnh hưởng tới công chúng, môi trường văn hóa, đặc biệt trong giới trẻ.
Cần có quy định về luật pháp, chế tài nghiêm khắc để răn đe, xử lý mang tính làm gương để nghệ sĩ không có những chia sẻ hoặc có hành động lệch chuẩn được. Trước đây, đã ban hành Quy tắc ứng xử với nghệ sĩ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng (Bộ Thông tin và Truyền thông). Từ bộ quy tắc đó nghệ sĩ biết họ phải làm gì phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của mình. Đó là lý do vì sao ý tưởng cấm diễn, cấm sóng nhận được sự quan tâm.
Nếu được ban hành, quy định này sẽ có tính răn đe hơn so với quy tắc ứng xử của nghệ sĩ thế nào?
Các bộ quy tắc ứng xử có tác động rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của văn nghệ sĩ đồng thời cũng có tác động tốt cho dư luận xã hội trong việc đánh giá về các hành động hành vi ứng xử của văn nghệ sĩ. Nhưng từ khi ban hành bộ quy tắc ứng xử này thì với một số trường hợp chưa thể giải quyết triệt để được. Đó là lý do vì sao các bộ ngành phải nghĩ đến biện pháp mạnh hơn. Đó là cần phải có những quy định cụ thể về xử phạt để nghệ sĩ ý thức tốt hơn vai trò của mình. Làm được như thế sẽ trả lại sự trong lành cho môi trường nghệ thuật.
Để có quy định xử phạt, bộ ngành cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt nên tham khảo các nước có văn hóa gần gũi với Việt Nam, đồng thời dựa vào những quy phạm pháp luật đã có trên cơ sở tạo ra sự răn đe đủ lớn để văn nghệ sĩ ý thức nhiều hơn về vai trò của mình. Từ đó tạo hành lang pháp lý làm trong sạch lại môi trường nghệ thuật biểu diễn.
Hữu Tín bị truy tố vì tội tổ chức sử dụng chất ma túy.
Nếu cấm hoàn toàn nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Trung Quốc áp dụng liệu có khả thi ở Việt Nam?
Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể là bài học cho chúng ta ban hành các quy định ở Việt Nam nhưng ở Việt Nam lại có văn hóa khác biệt. Vì vậy không thể nào bê nguyên quy định của Trung Quốc áp vào việt Nam. Người Việt khá duy tình và thường suy nghĩ đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại, tạo điều kiện cho người làm sai có thể có thể quay trở lại. Ngoài việc có quy định xử phạt, răn đe, bộ ban ngành cũng nên có chính sách hỗ trợ nghệ sĩ để họ có thể sống được bằng nghề.
Theo ông, những trường hợp nào nên cấm?
Những trường hợp nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng cần phải cấm. Ví dụ trường hợp của Minh Béo, hiện tại không bị xử phạt, không bị kết án ở Việt Nam nhưng hành vi sai phạm nghiêm trọng, không chấp nhận được.
Sao Việt nào đối diện với nguy cơ bị phong sát? Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, nghệ sĩ vi phạm pháp luật và vi phạm thuần phong mỹ tục sẽ bị cấm sóng, cấm biểu diễn. Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ban hành quy trình xử lý việc cấm sóng nghệ sĩ vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục nhận được sự quan...